Những quy định về xây dựng, phát triển và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Một phần của tài liệu Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường đại học kinh tế đại học huế (Trang 40 - 51)

+ Bản báo cáo tiến trình và kết quả học tập tại thời điểm xin gia hạn. + Văn bản đồng ý cho phép gia hạn của cơ sở đào tạo.

+ Quyết định của Trường đồng ý cho gia hạn.

Bước 2: Giải quyết các thủ tục

- Soạn thảo Quyết định cử cán bộ đi dự tuyển, đào tạo, bồi dưỡng, công tác và gia hạn học tập ở trong nước và trình Hiệu trưởng ký duyệt.

- Lưu Hồ sơ của cán bộ xin đi dự tuyển, đào tạo, bồi dưỡng, công tác và gia hạn học tập ở trong nước.

Dự tính chi phí cho đào tạo:

Chi phí đào tạo là một trong những yếu tố quyết định nên sự thành công của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Nhà Trường. Nguồn kinh phí cho việc đào tạo, phát triển được trích từ quỹ đầu tư phát triển, nó nằm trong nguồn vốn của Nhà trường, như vậy việc đào tạo cũng là một phần chi phí sẩn xuất kinh doanh của Nhà Trường. Ngoài ra nguồn kinh phí khi cán bộ, giảng viên học ở nước ngoài sẽ tự đi tìm học bổng để đi du học nâng cao kiến thức và nhà Trường chỉ hổ trợ 40% lương cho những cán bộ, giảng viên này. Chi phí chi cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường năm 2011 là gần 500 triệu đồng, đển năm 2012 thì con số này lên tới hơn 1 tỷ đồng (nguồn phòng kế toán tài chính) . Những con số này cũng cho thấy trường rất chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

V. Những quy định về xây dựng, phát triển và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Quy định về công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ

Điều 6: Nguyên tắc của việc chọn, cử người đi đào tạo và bồi dưỡng

1. Việc chọn, cử người đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước là nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho người được cử đi

đào tạo, bồi dưỡng phát huy được khả năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời bồi dưỡng, phát triển đội ngũ để đáp ứng nhu cầu, mục tiêu, qui mô đào tạo hiện tại và lâu dài của Trường và của Đại học Huế.

2. Việc chọn, cử người đi đào tạo - bồi dưỡng trong và ngoài nước phải thực hiện theo đúng các văn bản pháp qui hiện hành của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành liên quan, Đại học Huế và của Trường Đại học Kinh tế.

3. Việc chọn, cử người đi đào tạo, bồi dưỡng phải đúng chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với nhu cầu của đơn vị và đúng tiêu chuẩn được qui định cụ thể tại Điều 7 quy định này. Chỉ được cử đi đào tạo ở bậc cao hơn hoặc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.

Điều 7: Tiêu chuẩn đối với người được cử đi đào tạo và bồi dưỡng

1. Tiêu chuẩn chung

- Về phẩm chất chính trị: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt; có hồ sơ lý lịch khai báo đầy đủ, chính xác và rõ ràng.

- Về chuyên môn: Có đủ trình độ kiến thức về ngành chuyên môn phù hợp với yêu cầu của khóa đào tạo.

- Về ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của khóa đào tạo.

- Về sức khỏe: Có đủ sức khỏe đảm bảo công tác và học tập. Giấy chứng nhận sức khỏe phải do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

- Ngoài ra, phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo thông báo dự tuyển và giấy triệu tập hoặc thư mời của cơ sở đào tạo và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Tiêu chuẩn cán bộ được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn

- Cán bộ hợp đồng giảng dạy đang trong thời gian tập sự được cử đi học các chứng chỉ quy định của ngạch giảng viên.

- Cán bộ tập sự được phân công đảm nhận các môn học nhưng chưa có giảng viên có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy thì được cử đi bồi dưỡng các

môn học đó tại các Trường đại học thuộc khối ngành kinh tế ở trong nước.

- Cán bộ hành chính được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp vụ nếu lãnh đạo đơn vị xét thấy cần thiết cho công việc. Đối với cán bộ hành chính thuộc dự nguồn tuyển dụng viên chức của Trường thì được cử đi học các chứng chỉ bắt buộc theo quy định của ngạch chuyên viên.

3. Tiêu chuẩn của cán bộ được cử đi đào tạo dài hạn

- Cán bộ giảng dạy được chọn, cử đi dự tuyển và đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước phải có thời gian công tác ít nhất 01 năm sau thời gian tập sự. Trong thời gian tập sự, cán bộ hợp đồng giảng dạy không được cử đi dự tuyển, đào tạo ở trong và ngoài nước.

- Trường chỉ cử cán bộ đi đào tạo ở các bậc học có ngành (hoặc chuyên ngành) phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực công tác.

- Việc chọn, cử cán bộ đi dự tuyển, đào tạo theo ngân sách Nhà nước, Hiệp định giữa 2 Chính phủ phải căn cứ theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường hợp cán bộ được cử đi đào tạo Thạc sĩ ở trong và ngoài nước sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nếu có nhu cầu và điều kiện thì được tiếp tục cử đi đào tạo Tiến sĩ.

- Cán bộ giảng viên đang trong thời gian đi học sau đại học thì không được cử đi dự tuyển, đào tạo sau đại học tại một cở sở đào tạo khác ở trong và ngoài nước. Nhà trường chỉ cử cán bộ đi đào tạo ở bậc cao hơn hoặc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.

- Việc cử cán bộ giảng dạy đi đào tạo bằng Đại học thứ 2 phải căn cứ vào nhu cầu công tác của đơn vị, phù hợp với chuyên môn, vị trí công tác và chỉ cử cán bộ đã thông qua thời gian tập sự.

- Đối với cán bộ hành chính đã có thời gian công tác trên 01 năm, trong quá trình làm việc có hướng phấn đấu, tích cực nâng cao năng lực công tác, lãnh đạo đơn vị xét thấy cần thiết cử đi đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn thì Trường chỉ cử đi đào tạo tại chỗ. Trong thời gian đi học, cán bộ hành

chính phải tự cân đối giữa thời gian học tập và công tác để đảm bảo công việc tại đơn vị.

- Cán bộ hành chính có nhu cầu học bằng đại học thứ 2, đại học hệ vừa học vừa làm, đại học liên thông thì chỉ được đi học ngoài giờ hành chính.

Điều 8: Không được chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, công tác trong và ngoài nước đối với những người vi phạm một trong các điều sau đây

1. Vi phạm một trong các khoản được quy định tại điều 7 qui định này. 2. Đang trong thời kỳ chấp hành kỷ luật hoặc chờ xét kỷ luật.

3. Vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Không được xuất cảnh hoặc chưa được xuất cảnh vì lý do an ninh quốc gia hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 9: Quy định trách nhiệm quản lý việc chọn cử người đi đào tạo, bồi dưỡng

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế về việc đề nghị chọn, cử người của đơn vị mình đi bồi dưỡng, đào tạo trong và ngoài nước theo đúng nhu cầu, tiêu chuẩn, qui trình và qui định hiện hành.

Khi trong đơn vị có người đi học tập, công tác quá thời gian qui định hoặc có nhu cầu xin gia hạn thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng thì thủ trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Trường bằng văn bản để đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Khi đơn vị có người đi đào tạo, bồi dưỡng mà không được sự đồng ý và trái với qui định của Trường và của Đại học Huế thì thủ trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm phản ánh bằng văn bản đề nghị mức kỷ luật phù hợp với qui định hiện hành đối với những người vi phạm cho Trường và các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo luật định.

Không phân công, bố trí công việc đối với những người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và công tác trở về khi chưa có quyết định thu nhận của các cơ quan có

thẩm quyền.

2. Phòng Tổ chức -Hành chính Trường Đại học Kinh tế là đơn vị đầu mối tiếp nhận hồ sơ, soạn thảo các văn bản trình Hiệu trưởng xét duyệt và gửi công văn tới các cấp có thẩm quyền để xem xét và giải quyết. Chỉ làm công văn cử đi đào tạo, bồi dưỡng khi có giấy triệu tập của cơ sở đào tạo và đề nghị bằng văn bản của đơn vị có người được chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng và công tác.

Phòng Tổ chức -Hành chính không tiếp nhận hồ sơ, thủ tục của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng khi hồ sơ, thủ tục chưa được thực hiện theo đúng các qui định hiện hành.

3. Người được chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng, trong và ngoài nước phải có trách nhiệm:

- Khi có nguyện vọng đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước phải viết đơn có sự đồng ý của Trưởng Bộ môn và Thủ trưởng đơn vị gửi Phòng Tổ chức -Hành chính để trình Hiệu trưởng xem xét.

- Khi làm thủ tục đi đào tạo, bồi dưỡng: Phải nghiên cứu các văn bản có liên quan, chuẩn bị đầy đủ mọi thủ tục, hồ sơ theo đúng qui định nộp cho Phòng Tổ chức - Hành chính để trình Hiệu trưởng xem xét và giải quyết.

- Trong trường hợp đi đào tạo, bồi dưỡng, công tác ở nước ngoài: Phải chấp hành đúng các qui định hiện hành của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qui định đối với lưu học sinh ở nước ngoài của Đại sứ quán Việt Nam và chấp hành pháp luật của nước sở tại. Phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản, thủ tục theo đúng các qui định đối với người đi đào tạo, bồi dưỡng, công tác ở nước ngoài.

- Cán bộ, giảng viên được chọn, cử đi đào tạo phải ký cam kết; Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo phải công tác lâu dài tại Trường ít nhất bằng 3 lần thời gian đào tạo, bồi dưỡng.

- Trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở trong và ngoài nước hàng năm phải gửi kết quả học tập và rèn luyện về Trường để bình xét các danh hiệu thi đua.

- Trường hợp cần thiết phải gia hạn về thời gian do yêu cầu của công tác chuyên môn thì cá nhân phải làm thủ tục, hồ sơ xin gia hạn theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế và của Trường Đại học Kinh tế (được qui định cụ thể tại khoản 2 điều 11 của qui định này)

- Khi kết thúc khoá đào tạo, bồi dưỡng trở về phải hoàn tất mọi hồ sơ theo quy định gửi Ban Tổ chức Nhân sự - Đại học Huế để làm thủ tục thu nhận trở về Trường công tác, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định trở về nước. Nộp kết quả đào tạo, bồi dưỡng và giấy nhận xét, đánh giá của cơ sở đào tạo cho Thủ trưởng đơn vị. Trong trường hợp cần thiết phải tổ chức báo cáo trước Khoa, bộ môn nội dung chương trình được cử đi bồi dưỡng, đào tạo và nộp 01 quyển luận văn thạc sỹ hoặc 01 quyển luận án tiến sỹ và các chương trình đào tạo liên quan cho Trường.

- Người được chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng và công tác phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và Trường về mọi vấn đề sai phạm do cá nhân gây ra.

Điều 10: Chế độ đối với người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, công tác

1. Khi trở về được phân công công tác ở vị trí phù hợp theo đúng trình độ và chuyên môn đào tạo.

2. Chế độ hỗ trợ tài chính đối với người được chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng và công tác được quy định cụ thể tại quy chế tạm thời về công tác chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Kinh tế. Trong trường hợp đào tạo tại chỗ hoặc ở các cơ sở đào tạo trong nước thì sẽ được tạo điều kiện giảm khối lượng công việc tại đơn vị để hoàn thành tốt chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 11: Thủ tục, hồ sơ

1. Thủ tục, hồ sơ của cán bộ xin tham gia dự tuyển đi đào tạo ở trong và ngoài nước bao gồm:

- Đơn của cá nhân xin tham gia dự tuyển có ý kiến đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Trường. Đối với cán bộ giảng viên phải có ý kiến đồng ý của Trưởng Bộ môn.

- Hồ sơ dự tuyển theo mẫu do cơ sở đào tạo quy định (hoặc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nếu dự tuyển đi học bằng ngân sách nhà nước, hiệp định giữa hai Chính phủ).

- Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của cán bộ được cử đi đào tạo ở trong nước theo mẫu quy định của Trường Đại học Kinh tế.

2. Thủ tục, hồ sơ xin đi đào tạo, bồi dưỡng, công tác, tham dự hội nghị và hội thảo khoa học.

a. Đối với cán bộ xin đi đào tạo, bồi dưỡng, tham dự hội nghị và hội thảo khoa học ở trong nước

- Đơn xin đi đào tạo, bồi dưỡng, tham dự hội nghị và hội thảo khoa học của cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Trường. Đối với cán bộ giảng viên phải có ý kiến đồng ý của Trưởng Bộ môn.

- Giấy triệu tập của cơ sở đào tạo.

- Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của cán bộ được cử đi đào tạo ở trong nước theo mẫu quy định của Trường Đại học Kinh tế.

- Quyết định cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, tham dự hội nghị và hội thảo khoa học của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế.

- Hồ sơ theo mẫu do Trường Đại học Kinh tế quy định.

b. Đối với cán bộ xin đi đào tạo, bồi dưỡng, công tác, tham dự hội nghị và hội thảo khoa học ở nước ngoài

- Đơn xin đi đào tạo, bồi dưỡng, công tác, tham dự hội nghị và hội thảo khoa học của cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Trường. Đối với cán bộ giảng viên phải có ý kiến đồng ý của Trưởng Bộ môn.

- Thư mời của cơ sở đào tạo kèm theo bản dịch có công chứng (nội dung của thư mời cần nói rõ: ngành chuyên môn sẽ đào tạo, bồi dưỡng; địa điểm và thời gian đào tạo; kinh phí học tập tự túc hay được tài trợ bởi cơ quan, tổ chức nào?).

- Thư mời dự hội nghị, hội thảo khoa học và công tác của các Trường đại học, Trung tâm (Viện) nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu ở nước ngoài (nội dung của thư mời cần nói rõ: chủ đề hội nghị, hội thảo, nội dung công tác; địa điểm và

thời gian; kinh phí được tài trợ bởi cơ quan, tổ chức nào?).

- Công văn đề nghị cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng và công tác của Trường.

- Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài theo mẫu quy định của Trường Đại học Kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường đại học kinh tế đại học huế (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w