nhiều loại công ty gây khó khăn cho các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam khi muốn thâm nhập.
- Các sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam, ngoại trừ số ít các sản phẩm, chưa đáp ứng được yêu cầu của người Nhật Bản về chất lượng sản phẩm, về thiết kế mẫu
mã và đa dạng hoá sản phẩm.
- Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường lớn trên thế giới, rất nhiều nước lựa chọn thị trường này là thị trường xuất khâu chính nên sự cạnh tranh
diễn ra ngày càng gay gắt. Lợi thế đang thuộc về những nước có đầu tư qui mô và hợp lý cho phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, thiết kế thời trang, tiếp thị sản
phẩm... đó là bài học của những nước như Trung Quốc, Thái Lan...
1.4 Những bài học kinh nghiệm để đây mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang Nhật Bản của các nước láng giềng Nhật Bản của các nước láng giềng
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Công nghệ sản xuất: Gốm Trung Quốc chiếm một thị phần khá lớn trên thị trường thế giới, tại Nhật Bản là hơn 70%. Trung Quốc rất chú trọng áp dụng công
nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm như áp dụng sản xuất
bán tự động ở nhiều khâu (lọc đất, tạo hình); khâu chế tác cũng được chuyên môn
hoá cao mà đặc biệt là khâu tạo hình sản phẩm mộc, nhà sản xuất đã áp dụng cơ giới
hoá để rút ngăn thời gian sản xuất và làm gia tăng tính đồng nhất của bán thành phẩm, trong khi đó những khâu như vẻ hoa văn thì cải tiến phương pháp tác nghiệp
sao cho năng suất tăng nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của Trung Hoa; sử dụng hệ
thống lò nung hiện đại, có nhiệt độ bình thường ở 6000° C, cao nhất ở 13000° C. Những khâu quan trọng như nung sản phẩm, hiện nay đa số những nhà sản xuất đều
sử dụng lò nung bằng gaz để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư nhiều cho khâu sáng tạo mẫu, pha chế nguyên liệu và pha màu.
- Sự hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Trung Quốc khuyến khích ủng hộ việc phát triển sản xuất, đặc biệt đối với các xí nghiệp sản xuất tư nhân có quy mô vừa và nhỏ được thành lập bởi những người có tay nghề và năng động. Chính phủ giành những quỹ tín dụng đặc biệt để khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng sản xuất và đặc biệt ưu đãi đối với những dự án đổi mới công nghệ hoặc xí nghiệp mới xây dựng những phương pháp công nghệ sản xuất tiên tiễn để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao. Để tăng khả năng cạnh tranh cho các xí nghiệp sản xuất trong hoạt động xuất khẩu, Chính phủ hỗ trợ vốn với lãi suất thấp khi các nhà sản xuất có hợp đồng xuất khâu đã mở L/C.