Khung nội dung kiến trúc (Architecture Content Framework)

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan, xí nghiệp để xây dựng hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý (Trang 26)

Khung nội dung kiến trúc cung cấp một cấu trúc chuẩn của nội dung kiến trúc, cho phép định nghĩa và trình bày các thành phần chính của kiến trúc đƣợc nhất quán, có cấu trúc. Khung nội dung kiến trúc chuẩn (Hình 6) gồm các thành phần chính:

- Dẫn nhập và tầm nhìn kiến trúc: Bao gồm các nguyên tắc, chiến lƣợc nghiệp vụ, chiến lƣợc công nghệ, các qui tắc nghiệp vụ, tầm nhìn kiến trúc, các bên liên quan, các yêu cầu, các ràng buộc...

- Kiến trúc nghiệp vụ: Bao gồm các yếu tố tác động, các mục tiêu, mục đích, độ đo, mô hình tổ chức, vị trí, các tác nhân / vai trò, các chức năng nghiệp vụ, các dịch vụ nghiệp vụ, các ràng buộc, chất lƣợng dịch vụ, các xử lý, sự kiện, sản phẩm…

- Kiến trúc hệ thống thông tin:

o Kiến trúc dữ liệu: Bao gồm các thực thể dữ liệu, các thành phần dữ liệu mức logic, các thành phần dữ liệu mức vật lý.

o Kiến trúc ứng dụng: Bao gồm các dịch vụ hệ thống thông tin, các thành phần ứng dụng mức logic, các thành phần ứng dụng mức vật lý.

- Kiến trúc công nghệ: Bao gồm các dịch vụ nền tảng, các thành phần công nghệ mức logic, các thành phần công nghệ mức vật lý.

- Sự thực hiện kiến trúc:

o Các cơ hội, các giải pháp và kế hoạch chuyển đổi: Các khả năng, các gói công việc, các ràng buộc kiến trúc.

o Thực hiện giám quản: Các chuẩn, các hƣớng dẫn, các đặc tả

Hình 6: TOGAF - Khung nội dung kiến trúc chuẩn (Content Metamodel)

Các thành phần trong khung nội dung kiến trúc chuẩn lại đƣợc chi tiết bằng các danh mục (Catalog), các ma trận/bảng (Matrix) hoặc các biểu đồ (Diagrams). Theo từng thành phần chính của khung kiến trúc sẽ có các thành phần chi tiết đƣợc mô tả nhƣ trong Hình 7 bao gồm:

- Dẫn nhập và tầm nhìn kiến trúc:

o Ma trận: Các bên liên quan.

o Biểu đồ: Chuỗi giá trị, giải pháp. - Kiến trúc nghiệp vụ:

o Danh mục: Tổ chức / tác nhân, động lực / mục tiêu / mục đích, vai trò, chức năng nghiệp vụ, dịch vụ nghiệp vụ, vị trí, qui trình, sự kiện, sản phẩm, độ đo.

o Ma trận: Tƣơng tác nghiệp vụ, tác nhân / vai trò.

o Biểu đồ: Qui trình nghiệp vụ, dịch vụ nghiệp vụ / thông tin, phân rã chức năng, vòng đời sản phẩm, UC nghiệp vụ, phân cấp tổ chức, luồng qui trình, sự kiện.

- Kiến trúc dữ liệu:

o Danh mục: Thực thể dữ liệu, thành phần dữ liệu

o Ma trận: Thực thể dữ liệu / chức năng nghiệp vụ, ứng dụng / dữ liệu.

o Biểu đồ: Dữ liệu (mức khái niệm, mức logic), phân phối dữ liệu, bảo mật dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu, vòng đời dữ liệu.

- Kiến trúc ứng dụng:

o Danh mục: Ứng dụng, giao diện

o Ma trận: Ứng dụng / tổ chức, vai trò / ứng dụng, ứng dụng / chức năng, tƣơng tác ứng dụng.

o Biểu đồ: Giao tiếp giữa các ứng dụng, ứng dụng và vị trí ngƣời sử dụng, UC ứng dụng, qui trình / ứng dụng, phân bổ phần mềm. - Kiến trúc công nghệ:

o Danh mục: Các chuẩn công nghệ, đầu tƣ công nghệ.

o Ma trận: Ứng dụng / công nghệ.

o Biểu đồ: Môi trƣờng và vị trí, phân cấp nền tảng, mạng máy tính / phần cứng.

- Quản lý các yêu cầu:

o Danh mục: Các yêu cầu.

- Các cơ hội và các giải pháp:

Hình 7: TOGAF – Cách mô tả các thành phần của khung nội dung kiến trúc chuẩn

2.2.2.5. Kho tư liệu kiến trúc và giải pháp của tổ chức (Enterprise Continuum)

Bao gồm các cách thức phân loại phù hợp, các hƣớng dẫn, các mẫu, các mô hình, tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kiến trúc trong một tổ chức.

2.2.2.6. Khung năng lực kiến trúc (Architecture Capability Framework)

Bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy trình, các kỹ năng, các vai trò và trách nhiệm cần thiết để xây dựng và vận hành một chức năng kiến trúc trong tổ chức.

2.2.2.7. Các mô hình tham chiếu (Reference Models)

Các mô hình tham chiếu sử dụng để mô tả kỹ hơn về một thành phần nào đó của kiến trúc. Một thành phần kiến trúc có thể có một hoặc nhiều mô hình tham chiếu. TOGAF cung cấp hai mô hình tham chiếu là mô hình tham chiếu công nghệ và mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp.

Mô hình tham chiếu công nghệ (Technical Reference Model - TRM):

Mô hình tham chiếu công nghệ cung cấp cách mô tả mạch lạc, cách trình diễn trực quan các thành phần và cấu trúc khái niệm của một hệ thống thông tin.

Mô hình tham chiếu công nghệ (Hình 8) gồm ba thành phần:

- Cơ sở hạ tầng truyền thông (Communications Infrastructure): Cung cấp các dịch vụ cơ bản để liên thông các hệ thống và các biện pháp kỹ thuật cơ bản để truyền dữ liệu một cách trong suốt.

- Nền tảng ứng dụng (Application Platform): Cung cấp phần “nền” cho các ứng dụng phần mềm.

- Các ứng dụng (Applications): Là các ứng dụng phần mềm xây dựng trên

nền tảng ứng dụng.

Các thành phần đều có các giao diện (Interface) để thực hiện giao tiếp với nhau.

Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp (Intergrated Information Infrastructure Reference Model – III- RM):

Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp cung cấp cách mô tả mạch lạc, cách trình diễn trực quan các thành phần và cấu trúc khái niệm của một cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp.

Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp là một tập hợp các TRM trên phạm vi toàn cục nhƣng cũng mở rộng một số phần của TRM trong các trƣờng hợp cụ thể.

Mô hình tham chiếu cơ sở hạ tầng thông tin tích hợp (Hình 9) gồm các thành phần sau:

- Các ứng dụng nghiệp vụ (Business Applications): Gồm ba loại:

o Các ứng dụng trung gian (Brokering Applications)

o Các ứng dụng cung cấp thông tin (Information Provider

Applications)

o Các ứng dụng thụ hƣởng thông tin (Information Consumer Applications)

- Các ứng dụng hạ tầng (Infrastructure Applications): Gồm hai loại:

o Các công cụ phát triển (Development Tools)

o Các tiện ích quản lý (Management Utilities)

- Một nền tảng ứng dụng (Application Platform): cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các ứng dụng ở trên nhƣ lƣu trữ, luồng công việc, quản lý và trao đổi dữ liệu.

- Các giao diện (Interfaces) đƣợc sử dụng giữa các thành phần: Các interfaces bao gồm định dạng, giao thức, API…

- Chất lƣợng (Qualities): Qui định các chính sách, các yêu cầu về chất lƣợng.

2.2.3. Khung kiến trúc ITI-GAF

Khung kiến trúc ITI-GAF (Information Technology Institute Government Architecture Framework – ITI-GAF) đƣợc xây dựng trên cơ sở mô hình ITI-GAF.

2.2.3.1. Mô hình ITI-GAF

Mô hình ITI-GAF (Hình 10) hƣớng dẫn phân tích hệ thống một cơ quan, tổ chức theo ba cách nhìn khác nhau: Tác nghiệp, Nguồn lực và Thể chế. Mỗi cách nhìn đều có các thành phần quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau, để đảm bảo tính bền vững.

2.2.3.2. Khung kiến trúc ITI-GAF

Khi tổng hợp các cách nhìn theo mô hình ITI-GAF ở trên sẽ đƣợc cách nhìn ba chiều bao quát toàn thể các khía cạnh của cơ quan tổ chức (Hình 11). Khi phân tích xây dựng kiến trúc, ta xây dựng các ma trận hai chiều bằng các giao điểm của mỗi cách nhìn, khi hoàn thành xây dựng nội dung chi tiết cho các ma trận hai chiều ta thu đƣợc kiến trúc của hệ thống.

PHẦN 3 – XÂY DỰNG KHUNG KIẾN TRÚC CHO HỆ THỐNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ VĂN BẢN PHÁP LÝ

3.1. Vận dụng các phƣơng pháp luận xây dựng kiến trúc.

Luận văn sẽ vận dụng các khung kiến trúc đã nghiên cứu ở trên để xây dựng kiến trúc tổng thể cho hệ thống, cách vận dụng nhƣ sau:

- Vận dụng phƣơng pháp phát triển kiến trúc (ADM) của TOGAF theo các

kỹ thuật và các hƣớng dẫn sử dụng ADM (ADM Guidelines and Techniques) để từng bƣớc xây dựng các thành phần của kiến trúc.

- Vận dụng khung nội dung kiến trúc (Architecture Content Framework) của TOGAF để trình bày tài liệu kiến trúc.

- Vận dụng các mô hình tham chiếu của TOGAF để trình bày các thành phần và cấu trúc khái niệm của hệ thống.

- Vận dụng kết hợp phƣơng pháp của Zachman và mô hình ITI-GAF để định hƣớng cho việc phân tích hệ thống theo các cách nhìn khác nhau.

3.2. Xây dựng khung nội dung kiến trúc cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý bản pháp lý

Khi xây dựng kiến trúc cho bất kỳ hệ thống nào, việc đầu tiên là phải xây dựng đƣợc khung nội dung kiến trúc cho hệ thống đó, khung nội dung kiến trúc mô tả các thành phần chính của kiến trúc sẽ xây dựng để từ đó xác định đƣợc nội dung công việc và nội dung của tài liệu kiến trúc. Khung nội dung kiến trúc cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý đƣợc cụ thể hóa và đƣợc tùy biến từ khung nội dung kiến trúc chuẩn của TOGAF (Content Metamodel).

Khung kiến trúc cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý đƣợc xây dựng gồm các thành phần nhƣ trong Hình 12, mỗi thành phần lại đƣợc mô tả chi tiết bằng các danh mục, các bảng / ma trận, các biểu đồ.

Do yêu cầu cao về việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin của hệ thống này nên so với khung nội dung kiến trúc chuẩn của TOGAF thì khung nội dung kiến trúc cho hệ thống này có kiến trúc an toàn, an ninh đƣợc tách riêng và có phạm vi bao trùm lên toàn bộ các kiến trúc thành phần khác. Khác với khung kiến trúc chuẩn của TOGAF sử dụng kiến trúc an toàn, an ninh nhƣ một thành phần không bắt buộc của các kiến trúc thành phần.

Hình 12: Khung nội dung kiến trúc cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý

PHẦN 4 – XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHO HỆ THỐNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ VĂN BẢN PHÁP LÝ

4.1.Tầm nhìn kiến trúc 4.1.1. Mục tiêu

Việc xây dựng kiến trúc phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản sau: - Đảm bảo các bên liên quan hiểu rõ đƣợc hệ thống cần xây dựng.

- Đảm bảo tạo ra các nguyên tắc vững chắc và phù hợp để định hƣớng cho việc thiết kế, xây dựng và triển khai vận hành hệ thống sau này.

- Đảm bảo tính khả thi cho quá trình thiết kế, xây dựng và triển khai vận hành hệ thống sau này.

4.1.2. Phạm vi

Kiến trúc đƣợc lập cho hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý trong phạm vi nhƣ sau:

- Hệ thống đƣợc xây dựng nhằm tin học hóa và làm thay đổi qui trình nghiệp vụ chứng thực bao gồm: Cấp bản sao từ sổ gốc; Chứng thực bản sao từ bản chính.

- Hệ thống đƣợc triển khai trên qui mô toàn quốc.

- Hệ thống đƣợc triển khai trên nền tảng cơ sở hạ tầng (mạng, thiết bị phần cứng) hiện có của quốc gia nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tính khả thi.

4.1.3. Các bên liên quan

4.1.3.1. Danh mục các bên liên quan

Bảng 1: Các bên liên quan đến kiến trúc của hệ thống

Thứ tự

Bên liên quan

1 Chủ đầu tƣ

2 Nhà tƣ vấn lập dự án

3 Nhà tƣ vấn thiết kế thi công, tổng dự toán

4 Đơn vị thi công

6 Cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng hệ thống

4.1.3.2. Mức độ ảnh hưởng của kiến trúc đối với các bên liên quan

Bảng 2: Mức độ ảnh hưởng của kiến trúc đối với các bên liên quan

Ảnh hƣởng của kiến trúc Bên liên quan

Quyết định đầu tƣ hoặc tham gia

Quyết định lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ Quyết định về cách thức triển khai thực hiện

Chủ đầu tƣ Cao Cao Cao

Nhà tƣ vấn lập dự án Cao Trung bình Trung bình

Nhà tƣ vấn thiết kế thi

công, tổng dự toán Cao Cao Trung bình

Đơn vị thi công Cao Cao Cao

Đơn vị vận hành hệ

thống Trung bình Thấp Trung bình

Cá nhân, tổ chức tham

gia sử dụng hệ thống Thấp Không Trung bình

Trong đó:

- Cao: Ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định

- Trung bình: Cân nhắc việc ra quyết định

- Thấp: Ít ảnh hưởng

- Không: Không ảnh hưởng

4.1.3.2. Mức độ quan tâm đến kiến trúc của các bên liên quan

Mức độ quan tâm đến kiến trúc của các bên liên quan đƣợc xác định dựa trên các câu hỏi về kiến trúc: What – Cái gì, How – Nhƣ thế nào, Where – Ở đâu, Who – Ai xây dựng, When – Khi nào, Why – Tại sao.

Bảng 3: Mức độ quan tâm đến kiến trúc của các bên liên quan

Câu hỏi

Chủ đầu tƣ Cao Cao Cao Cao Cao Cao

Nhà tƣ vấn lập dự án Cao Cao Cao Thấp Cao Cao

Nhà tƣ vấn thiết kế thi

công, tổng dự toán Cao Cao Cao Thấp Cao Cao

Đơn vị thi công Cao Cao Cao Trung bình Cao Cao

Đơn vị vận hành hệ thống Trung bình Thấp Trung bình Thấp Trung bình Trung bình Cá nhân, tổ chức tham

gia sử dụng hệ thống Thấp Không Không Không Thấp Thấp

Trong đó:

- Cao: Rất quan tâm

- Trung bình: Ít quan tâm

- Thấp: Rất ít quan tâm

- Không: Không quan tâm

4.1.4. Khung công việc

Khung công việc chính là việc xây dựng nội dung chi tiết cho các kiến trúc thành phần trong khung nội dung kiến trúc ở mục 3.2, bao gồm:

Kiến trúc nghiệp vụ:

- Giải thích một số khái niệm liên quan đến nghiệp vụ chứng thực - Các tổ chức và chức năng

- Các tổ chức tham gia nghiệp vụ chứng thực

- Các chức năng của tổ chức tham gia nghiệp vụ chứng thực - Nghiệp vụ hiện tại:

o Các đối tƣợng tham gia nghiệp vụ hiện tại

o Mô trình nghiệp vụ hiện tại

o Qui trình nghiệp vụ hiện tại - Nghiệp vụ tƣơng lai:

o Các đối tƣợng tham gia hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý

o Các dịch vụ nghiệp vụ sẽ cung cấp

o Qui trình nghiệp vụ tƣơng lai

o Các tác nhân và chức năng nghiệp vụ của hệ thống

Kiến trúc ứng dụng:

- Các ứng dụng cần xây dựng:

o Danh sách ứng dụng

o Các đối tƣợng tham gia sử dụng ứng dụng

o Các chức năng của ứng dụng

- Các dịch vụ cần cung cấp:

o Danh sách dịch vụ cần cung cấp

o Các ứng dụng và hệ thống sử dụng dịch vụ đƣợc cung cấp

- Các API cần cung cấp:

o Danh sách API cần cung cấp

o Các ứng dụng và hệ thống sử dụng API đƣợc cung cấp

- Mô hình triển khai và giao tiếp giữa các hệ thống, ứng dụng, dịch vụ, API

Kiến trúc dữ liệu: - Các thực thể dữ liệu và liên kết: o Các thực thể dữ liệu o Biểu đồ thực thể liên kết - Cấu trúc và định dạng dữ liệu - Qui định về mã số - Định dạng dữ liệu

- Lƣu trữ và trao đổi dữ liệu:

o Lƣu trữ dữ liệu

o Trao đổi dữ liệu

- Nguồn gốc và sở hữu dữ liệu:

o Dữ liệu công dân

o Dữ liệu văn bản chứng thực o Dữ liệu thiết lập hệ thống  Kiến trúc công nghệ: - Các công nghệ - Nền tảng - Công cụ phát triển

- Các tiêu chuẩn - Cơ sở hạ tầng

Kiến trúc an ninh:

- Môi trƣờng pháp lý về an toàn, an ninh - An toàn an ninh cho dữ liệu

- An toàn an ninh cho ứng dụng

- An toàn an ninh mạng và hạ tầng thông tin.

4.2. Kiến trúc nghiệp vụ:

4.2.1. Giải thích một số khái niệm liên quan đến nghiệp vụ chứng thực

Bảng 4: Một số khái niệm liên quan đến nghiệp vụ chứng thực

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan, xí nghiệp để xây dựng hệ thống chứng thực điện tử văn bản pháp lý (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)