PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG BỘ Y TẾ
3.1. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC PHÚC ĐỒ:
Phác đồ bệnh tay chân miệng được Bộ Y tế ban hành vào tháng 3 năm 2012, được gọi là “Cẩm nang chẩn đóan và xử trí bệnh tay chân miệng ở trẻ em”. Phác đồ được biên sọan bởi các chuyên gia điều trị bệnh tay chân miệng của Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới dưới sự chủ trì của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Phác đồ được xây dựng dựa trên cơ sở của phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng của Tổ chức Y tế Thế giới, các phác đồ đang lưu hành tại các Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, các nghiên cứu trong và ngòai nứơc về bệnh tay chân miệng và đặc biệt là kinh nghiệm điều trị bệnh tay chân miệng trong mùa dịch năm 2011.
Phác đồ gồm các phần chính:
1. Phân tuyến điều trị, tổ chức lọc bệnh ngọai trú và điều trị nội trú 2. Lưu đồ xử trí bệnh tay chân miệng:
Lưu đồ này hướng dẫn nhân viên y tế phân lọai và xác định điều trị các bệnh nhân tay chân miệng. Việc phân độ được đánh giá từ độ nặng nhất (màu đỏ), ít nặng hơn (màu vàng) và bệnh nhẹ (màu xanh).
Khi bệnh nhân được chẩn đóan bệnh tay chân miệng, nhân viên y tế nhanh chóng đánh giá các triệu chứng và dấu hiệu trong cột “Biểu hiện lâm sàng” để phân độ từ nặng đến nhẹ ở cột “Đánh giá” và xác định ngay các biện pháp điều trị ở cột “Xử trí”
28
Sau bảng phân lọai màu là phần định nghĩa các tiêu chí để giúp nhân viên y tế xác định định phân độ của bệnh nhân
3. Phần phụ lục gồm các phụ lục diễn giải cụ thể và chi tiết các biện pháp điều trị cũng như các kỹ thuật, thủ thuật, các phụ lục về hành chánh, trang thiết bị giúp tổ chức và điều trị tốt bệnh nhân tay chân miệng