Phân tích thành tựu, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại viện đại học mở hà nội (Trang 54)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5. Phân tích thành tựu, bất cập và nguyên nhân

* Thành tựu:

- Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Viện đại học Mở Hà Nội đã gặt hái được những thành công đáng kể làm thay đổi bộ mặt và danh tiếng của mình, khẳng định vị thế của mình. Bằng việc xác định rõ chiến lược phát triển lâu dài, sứ mệnh và tầm nhìn của mình nên Viện cũng đã có những

đầu tư sức người, sức của để thực hiện sứ mệnh cũng như chiến lược phát triển.

- Là một trường công lập nhưng Viện Đại học Mở Hà Nội lại hoàn toàn tự chủ về tài chính. Dựa vào nguồn học phí ít ỏi Viện cũng đã cố gắng xây dựng được một trung tâm sản xuất học liệu chuyên sản xuất học liệu băng tiếng, băng hình và HLĐT. Để có thêm môi trường sủ dụng HLĐT và tiến tới đào tạo trực tuyến Viện cũng đầu tư một trung tâm đào tạo trực tuyến với hệ thống máy chủ, kho lưu trữ HLĐT, và 15 máy tính cá nhân để GV có thể trợ giúp, giải đáp thắc mắc cho người học trực tuyến hoặc không trực tuyến. Đến nay Viện đại học mở Hà Nội đã bước đầu triển khai áp dụng E-learning và xây dựng 6 bộ HLĐT cho 6 môn học và Upload lên trang Web đào tạo trực tuyến của Viện.

* Bất cập: Tuy đã đạt được một số thành tựu kể trên nhưng vẫn còn một số những bất cập cần được khắc phục.

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đặc biệt là các trung tâm địa phương

- kiến thức và kỹ năng tin học cơ bản của giảng viên, học viên và sinh viên còn hạn chế.

- HLĐT chưa được sử dụng hiệu quả

Thông qua sự nhận định trên tác giả nhận thấy có những nguyên nhân cơ bản như sau:

Nguyên nhân thứ nhất: Chưa có những biện pháp quản lý đồng bộ để thực hiện có kết quả những chủ trương, nghị quyết của Đảng uỷ và ban giám hiệu.

Nguyên nhân thứ hai: Cho đến nay Viện chưa đề ra được biện pháp cụ thể về việc thiết kế và sử dụng HLĐT.

Nguyên nhân thứ ba: Chưa xây dựng được biện pháp quản lý việc sử dụng học liệu của người học dẫn đến việc học liệu làm ra nhưng không được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Nguyên nhân thứ tư: Chưa đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất cả ở Viện và các trung tâm liên kết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua việc nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng CNTT&TT trong đào tạo, thực trạng việc thiết kế và sử dụng HLĐT tại Viện Đại học Mở Hà Nội, chúng tôi có kết luận sau:

1- Viện Đại học Mở Hà nội rất chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy. Hầu hết các cán bộ giảng viện tại Viện Đại học Mở Hà nội đều có thể sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong giảng dạy, đồng thời cũng có thể soạn bài giảng trên Power Point. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Nguồn kinh phí đầu tư cho thiết bị, phương tiện công nghệ thông tin hoàn toàn dựa vào sự cân đối từ học phí của HV và SV do vậy sẽ rất hạn hẹp về kinh phí đầu tư.

2 – Viện còn bỏ ngỏ công tác quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT, hiện nay mới chỉ coi việc này mang tính thí điểm, không tích cực xúc tiến và đẩy mạnh những nhân tố tích cực trong việc ứng dụng CNTT & TT trong dạy học. Điều đó dẫn đến việc Viện chưa có kế hoạch chỉ đạo cụ thể việc thiết kế và sử dụng HLĐT. Chưa tích cực tạo nguồn kinh phí thích đáng cũng như tham mưu với các cấp quản lí giáo dục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá. Chưa có biện pháp kêu gọi đầu tư theo mô hình xã hội hoá giáo dục.

Thực trạng về quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT tại Viện Đại học Mở Hà Nội sẽ là cơ sở đề ra các biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT.

3 - Vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm và xây dựng các biện pháp phù hợp, hữu hiệu, đồng thời minh chứng hợp lý về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đó.

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC ĐA PHƢƠNG TIỆN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

3.1. Định hƣớng đề xuất các biện pháp

3.1.1. Căn cứ vào các quy định, văn bản của Nhà Nước, Bộ GD-ĐT về ứng dụng CNTT dụng CNTT

Tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT ở Viện Đại học Mở Hà Nội căn cứ vào:

+ Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về “ứng dụng và phát triển CNTT”.

+ Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành GD-ĐT về ứng dụng CNTT và TT

Sự bùng nổ CNTT trên thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt hoạt động kinh tế- văn hoá- xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chỉ thị số 58- CT /TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị (khoá 8) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nêu rõ: “CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại” [2]. Mục tiêu của CNTT Việt Nam đến năm 2010 là đạt trình độ tiên tiến của Khu vực. Để đạt mục tiêu đó, Chỉ thị 58-CT/TW Bộ Chính trị khẳng định: “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển…” [ 2 ]. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD & ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ: “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống GD, trong chuyển tải

nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học“ [ 3 ].

Ngày 15/6/2004, Ban Bí thư ban Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ NG&CBQLGD. Ngày 11/01/2005, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 09/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ NG&CBQLGD giai đoạn 2005-2010", với mục tiêu:

''Xây dựng đội ngũ NG&CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế '' [ 18 ].

+ Chiến lược phát triển giáo dục đại học 2006- 2020.

+ Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001–2005.

+ Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD&ĐT Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 nêu rõ:

“Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp

giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước…

- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ.

- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học. “

CNTT trong đào tạo và khai trương thư viện giáo trình điện tử vào tháng 3/2007 sau khi làm việc với các trường đại học, cao đẳng các khu vực miền Trung, phía Nam và phía Bắc tháng 8/2006 theo công văn số 14053 ngày 8/12/2006.

Căn cứ vào kết quả thu được qua nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong môi trường dạy học đa phương tiện ở Viên Đại học Mở Hà Nội.

3.1.2. Căn cứ vào định hướng phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội trong thời gian tới

Quan điểm chung:

- Đa dạng hoá chương trình đào tạo, đa dạng hoá loại hình đào tạo (đặc biệt chú trọng loại hình đào tạo từ xa) trên cơ sở áp dụng tổng hợp các phương tiện kỹ thuật in-ấn và công nghệ truyền thông hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, tăng tiềm lực cán bộ khoa học-công nghệ cho đất nước

- Phát triển qui mô đào tạo một cách hợp lí, trên cơ sở vừa đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, vừa củng cố và phát triển các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Điều chỉnh cơ cấu giữa các hệ đào tạo: chính qui, tại chức, từ xa sao cho phù hợp trên quan điểm tăng cường giáo dục từ xa - xác định giáo dục từ xa là nhiệm vụ chủ yếu của Viện.

- Tăng cường đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí về số lượng và chất lượng theo qui định, chú trọng đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí có đầy đủ phẩm chất, năng lực đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Phân bổ và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn thu nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục và đào tạo.

* Về đào tạo

- Kiên trì thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo, mở thêm một số ngành mới đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

- Ổn định qui mô đào tạo chính qui hiện có, tăng qui mô đào tạo hệ phi chính qui, đào tạo từ xa. Đăng ký đào tạo cao học ngành Điện tử Viễn thông, Kinh tế.

- Duy trì các biện pháp đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo từ xa. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra nghiêm ngặt các điều kiện đảm bảo cho qui mô đào tạo như địa điểm học tập, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, …

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng mạnh mẽ CNTT & TT trong đào tạo.

- Đối với hệ từ xa: tăng cường chất lượng đào tạo làm tiền đề cho việc mở rộng qui mô đào tạo từ xa, mạng lưới đào tạo từ xa, mở thêm một số ngành đào tạo mới có khả năng thu hút đông đảo những người theo học từ xa thuộc các thành phần kinh tế. Tích cực triển khai các nhiệm vụ trong Đề án phát triển đào tạo từ xa từ 2005 đến 2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Tăng cường đầu tư cho đào tạo từ xa về công nghệ, giáo trình.

- Tiếp tục tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng các biện pháp cụ thể trong toàn Viện, các Khoa, các Trung tâm liên kết.

* Về nghiên cứu khoa học:

- Nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Bộ đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phục vụ đào tạo từ xa” và triển khai cho đào tạo từ xa tại Viện. Tiếp tục đăng ký nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ để hoàn thiện đào tạo từ xa.

- Tiếp tục triển khai Dự án “Đào tạo từ xa qua mạng về công nghệ thông tin” (phối hợp với Vụ Giáo dục thường xuyên và Trường Đại học Mở Bán công TPHCM).

- Trình Bộ nghiệm thu Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu về đào tạo từ xa.

- Khuyến khích các cán bộ, giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học. - Tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm công tác nghiên cứu khoa học.

- Duy trì và giữ vững phong trào NCKH trong sinh viên. Các Khoa tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên cấp Khoa.

* Về đội ngũ cán bộ giảng dạy:

- Thực hiện nghiêm túc qui chế tuyển dụng. Tuyển chọn giáo viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao, có uy tín, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Tuyển chọn từ sinh viên phải các sinh viên thủ khoa, sinh viên ưu tú. Có chế độ thu hút giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm.

- Khuyến khích, tạo điều kiện có các cán bộ học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy.

- Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

* Về hợp tác quốc tế:

- Thực hiện tốt các chương trình đã có, phát triển các chương trình hợp tác quốc tế mới.

- Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, đặc biệt là các trường Đại học Mở trong khu vực và trên thế giới.

- Tiếp tục triển khai các Dự án đang thực hiện, mở rộng giao lưu và tìm cơ hội hợp tác.

- Phối hợp với các trường đại học, các tổ chức quốc tế để tổ chức các seminar, hội thảo.

- Tăng cường quan hệ với các trường, tổ chức quốc tế trong việc trao đổi giáo viên, hỗ trợ giáo trình tài liệu, phương pháp giảng dạy.

* Về công tác tài chính:

- Tiếp tục thực hiện phân cấp tài chính đối với các đơn vị theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vừa quản lý tập trung vừa phát huy tính năng động, sáng tạo của các đơn vị trong Viện. Tiến tới thực hiện khoán quĩ lương nhằm khuyến khích lao động có hiệu quả, vừa đảm bảo tính công bằng.

- Phân bổ và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn thu nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục và đào tạo.

- Chuẩn bị các điều kiện về tài chính để có thể xây dựng được trường mới khi được Nhà nước cấp đất và duyệt Dự án xây dựng trường.

* Về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy:

- Đầu tư mặt bằng xây dựng Viện, ổn định cơ sở đào tạo trong thời gian chờ Bộ cấp đất xây dựng Viện.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập. Tăng cường đầu tư các thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý và đào tạo ứng dụng công nghệ truyền thông, thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Áp dụng những thành tựu mới trong công nghệ giáo dục từ nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy tới việc áp dụng tổng hợp các phương tiện kỹ thuật như các phương tiện nghe nhìn, mạng máy tính... làm cho sinh viên tiếp nhận bài giảng thuận lợi, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, chuyển biến tích cực từ quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

- Tu sửa, nâng cấp thường xuyên cơ sở của Viện và các cơ sở hiện đang thuê tạo môi trường làm việc và học tập khang trang, sạch sẽ và văn minh,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại viện đại học mở hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)