III. Các hoạt động:
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đúng và hợp nghĩa.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ ghi bài tập 2 - Bộ dụng cụ chia nhóm ngẫu nhiên - Trò : Chuẩn bị câu hỏi để kiểm tra bài cũ (hỏi bạn)
III. Các hoạt động:
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’ 1. Khởi động: - Hát
4’ 2. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên”
- Tổ chức cho học sinh tự đặt câu hỏi để học sinh khác trả lời.
- Hỏi và trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Sửa bài 4 - Sửa bài 4 lên bảng
- Chấm bài
- Nhận xét, đánh giá 1’ 3. Giới thiệu bài mới:
“Luyện tập về từ nhiều nghĩa” 34’ 4. Phát triển các hoạt động:
12’ * Hoạt động 1: Nhận biết và phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành
- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm ngẫu nhiên (6 nhóm).
- Tiến hành theo quy trình chia nhóm ngẫu nhiên đã hình thành.
* Yêu cầu: - Thảo luận (5 phút)
Trong các từ gạch chân dưới đây, những từ nào là từ đồng âm với nhau, từ nào là từ nhiều nghĩa? * Nhóm 1 và 4:
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh - Nghĩ cho chín rồi hãy nói
- chín 2 và chín 1,3: từ đồng âm - chín 1 và chín 3: từ nhiều nghĩa lúa chín: đã đến lúc ăn được
được. * Nhóm 2 và 5:
- Bát chè này nhiều đường nên ăn rất ngọt.
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
- đường 1 và đường 2,3: từ đồng âm - đường 2 và đường 3: từ nhiều nghĩa. đường 2: đường dây liên lạc
đường 3: con đường để mọi người đi lại.
* Nhóm 3 và 6:
- Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung.
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
- Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều.
- vạt 2 và vạt 1,3: từ đồng âm - vạt 1 và vạt 3: từ nhiều nghĩa
vạt 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.
vạt 2: một mảnh áo
- Trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bổ sung
* Chốt:
- Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn
nhau. - Lặp lại nội dung giáo viên vừa chốt. - Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ
cũng có mối quan hệ với nhau. ⇒ Ghi bảng
8’ * Hoạt động 2: Xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển của 1 từ.
- Hoạt động nhóm cặp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành
- Treo bảng phụ ghi VD2: a,b,c - Quan sát, đọc - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
cặp và tìm hiểu xem trong mỗi phần a) b) c) từ “xuân” được dùng với nghĩa nào.
- Thảo luận và trình bày (lên bảng phụ gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển).
a) Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Nghĩa gốc: chỉ một mùa của năm: mùa xuân.
b) Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe Trần mà như thế kém gì tiên.
- Nghĩa chuyển: “xuân” có nghĩa là tuổi, năm.
c) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ nổi tiếng đời nhà Đường có câu rằng: “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”,
nghĩa là: “Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Tôi nay đã ngoài 70 xuân, nhưng tinh thần vẫn rất sáng suốt. 9’ * Hoạt động 3: Phân biệt nghĩa một
số tính từ
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Thực hành
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3/96 - Đọc yêu cầu bài 3/96 - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trong 3
phút, ghi ra nháp và đặt câu nối tiếp. - Đặt câu nối tiếp sau khi suy nghĩ 3phút. - Lớp nhận xét và tiếp tục đặt câu. 5’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp, nhóm
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, thi đua.
- Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay một số nghĩa chuyển.
- Làm thế nào để phân biệt từ nhiều
nghĩa và từ đồng âm? - TĐÂ: nghĩa khác hoàn toàn - TNN: nghĩa có sự liên hệ
- Tổ chức thi đua nhóm bàn - Thảo luận nhóm bàn, ghi từ ra giấy nháp.
- Yêu cầu tìm ví dụ về từ nhiều
nghĩa. Đặt câu. - Trình bày - Nhận xét, bổ sung - Tổng kết kết quả thảo luận
1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ... ... ... * * * RÚT KINH NGHIỆM ... ... ...