Những đề xuất, giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH cơ khí Đình Mộc.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty TNHH cơ khí Đình Mộc (Trang 50 - 55)

doanh thu tại công ty TNHH cơ khí Đình Mộc.

2.1 Giải pháp thứ nhất: “Mở rộng quy mô, đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêuthụ sản phẩm. Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán”. thụ sản phẩm. Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán”.

2.1.1 Lý do đưa ra giải pháp.

Trong năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có tăng so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng chậm. Tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 so với năm 2013 chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu HĐTC và doanh thu từ thu nhập khác. Trong khi doanh thu của công ty đến chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, thì doanh thu năm 2014 của công ty đang có chiều hướng tăng chậm. Điều này đòi hỏi công ty cần chú tâm hơn nữa trong hoạt động bán hàng, nhất là quản lý chi phí, giá vốn.

2.1.2 Nội dung của giải pháp.

Công ty cần đầu tư mở rộng quy mô, đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Cần áp dụng những chương trình khuyến mại, PR sản phẩm tới khách

hàng. Ngoài ra, công ty nên tìm kiếm khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như internet… Song song với đó là nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán, dịch vụ chăm sóc khách hàng; Tiến hành bồi dưỡng tay nghề cho công nhân viên bộ phận kinh doanh trong vấn đề chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán như tiến hành tư vấn về giá, cách sử dụng, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng máy móc tại nhà…

2.1.3 Yêu cầu và điều kiện thực hiện.

Phòng kinh doanh tiến hành khảo sát khách hàng, thăm dò đối thủ cạnh tranh để lập bản thảo dự kiến cho chương trình bán hàng sắp tới sau đó trình lên Ban giám đốc xem xét và ra quyết định đầu tư cho chương trình dự án đó. Định kỳ, công ty tiến hành tập huấn, trau dồi kiến thức, ký năng mềm cho nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng; Mở các lớp bồi dưỡng tay nghề bảo dưỡng máy móc. Đầu tư trang thiết bị vận chuyển để vận chuyển hàng hóa tới tận tay khách hàng.

2.2 Giải pháp thứ hai: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt độngsản xuất kết hợp với quản lý chi phí hiệu quả nhằm giảm giá hàng bán”. sản xuất kết hợp với quản lý chi phí hiệu quả nhằm giảm giá hàng bán”.

2.2.1 Lý do đưa ra giải pháp:

Doanh thu của công ty TNHH cơ khí Đình Mộc những năm gần đây tăng chủ yếu là do giá bán tăng. Điều này cho thấy công ty chưa quản lý hiệu quả giá bán và chưa áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh để giảm giá bán.

Hơn nữa, khoa học phát triển như vũ bão yêu cầu các doanh nghiệp muốn phát triển buộc phải bắt nhịp kịp với công nghệ, ứng dụng công nghệ và đưa ra sản phẩm hợp với thời đại. Công ty TNHH cơ khí Đình Mộc đã chú ý đến việc đầu tư và đổi mới sơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, việc ứng dụng vẫn còn hạn chế, công ty vẫn còn chưa khai thác triệt để mọi tiềm năng sẵn có, giá bán vẫn còn cao và chi phí lãng phí dẫn đến kết quả kinh doanh bị giảm, lợi nhuận không cao. Chính vì vậy, nhanh nhạy trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và quản lý chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất là một biện pháp cần thiết.

Hiện tại, máy móc, thiết bị sản xuất của công ty được trang bị từ những năm trước, còn lạc hậu, gây tốn kém nhân công và nhiên liệu. Hiện nay, các loại máy móc thiết bị này đã được sản xuất đời mới hơn, công ty cần đổi mới các loại máy này, để cho năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, xưởng dịch vụ rộng trên 6.000 m2 chưa hoạt động hết công suất gây tốn kém lãng phí, tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

2.2.2 Nội dung của giải pháp

Áp dụng công nghệ phù hợp và kịp thời đổi mới, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tận dụng tối đa không gian nhà xưởng và các thiết bị đã đầu tư để sử dụng chi phí khấu hao tài sản cố định hiệu quả, cung cấp cho khách hàng sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất.

2.2.3 Yêu cầu và điều kiện thực hiện:

Liên tục tiếp cận với các công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, có thể là từ các đối thủ cạnh tranh. Ban Giám đốc phải thường xuyên đánh giá phân tích các báo cáo chi phí kết hợp với việc kiểm soát chi phí, đưa ra các quyết định kịp thời hợp lý. Công ty phải phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, công ty sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên.

2.3 Giải pháp thứ ba: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kết hợp tăngcường đầu tư tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm tăng năng cường đầu tư tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm tăng năng suất lao động”.

2.3.1 Lý do đưa ra giải pháp

Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng để giảm giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty qua đó góp phần tăng doanh thu. Tại công ty, yếu tố làm tăng doanh thu xuất phát từ tăng số lao động còn năng suất lao động có xu hướng giảm.

2.3.2 Nội dung giải pháp

Nghiên cứu NSLĐ của từng bộ phận trong toàn công ty từ đó xác định “định mức” lao động phù hợp cho mỗi bộ phận. Định kỳ tổ chức tập huấn cho những người lao động của bộ phận sản xuất, để họ làm quen với các phương thức sản xuất mới, các thiết bị máy móc mới.

Đảm bảo tăng NSLĐ phải gắn liền với tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập của nhân viên phải được tăng theo một tỷ lệ hợp lý so với lợi nhuận họ tạo ra được do tăng hiệu quả làm việc, có như vậy mới kích thích nhân viên luôn chủ động và nhiệt tình tham gia các phương thức cải tiến NSLĐ, giữ được công nhân tay nghề cao.

2.3.3 Yêu cầu và điều kiện thực hiện

Công ty cần tổ chức thường xuyên những buổi tập huấn tay nghề trong việc nâng cao nghiệp vụ và khả năng tiếp cận trang thiết bị hiện đại. Ban Giám đốc cần đưa ra những chính sách đãi ngộ thúc đẩy cán bộ công nhân viên chủ động nâng cao NSLĐ bằng biện pháp tài chính, thăng tiến cấp bậc… Ngoài ra công ty có thể áp dụng chính sách tuyển dụng khắt khe hơn đối với ứng viên có tay nghề cao…

2.4 Giải pháp thứ tư: “Thành lập bộ phận chuyên trách về phân tích kinh tếtrong công ty”. trong công ty”.

2.4.1 Lý do đưa ra giải pháp

Hiện nay, công tác phân tích kinh tế của công ty nói chung và công tác phân tích doanh thu nói riêng của công ty đã được chú ý nhưng chưa có bộ phận chuyên trách. Phân tích doanh thu có vai trò rất quan trọng đối với công ty. Từ kết quả phân tích doanh thu, công ty có thể đưa ra những giải pháp kịp thời làm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu cho công ty. Vì vậy, mặc dù công ty có tiến hành phân tích kinh tế nhưng hiệu quả chưa cao.

2.4.2 Nội dung giải pháp

Bộ phận phân tích kinh tế sẽ theo dõi sát sao tình hình tài chính, kế toán và những biến động trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bộ phận phân tích tiến hành phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua hệ thống các chỉ tiêu, hệ số bằng các phương pháp nghiệp vụ chuyên môn. Cần tiến hành phân tích thường xuyên và liên tục, theo sát hoạt động của công ty. Đồng thời,

cuối năm tài chính cũng cần phân tích để đánh giá tổng quát hoạt động trong năm của công ty. Qua đó, đánh giá về những kết quả đạt được, những tồn tại cần phải khắc phục để phục vụ cho việc ra quyết định của ban Giám Đốc. Căn cứ vào công tác phân tích và định hướng phát triển tùy theo từng thời kỳ của công ty, bộ phận phân tích sẽ đề ra các kế hoạch cho kỳ tới.

2.4.3 Yêu cầu và điều kiện thực hiện

Ban Giám đốc công ty có quyền quyết định việc thành lập bộ phận chuyên trách phân tích kinh tế cho công ty. Bộ phận này kết hợp với phòng Kế toán để cập nhật số liệu thường xuyên liên tục rồi tiến hành phân tích chỉ tiêu, các thông số cần thiết để đánh giá tình hình tài chính của công ty. Bộ phận này kết hợp với phòng Kinh doanh để đề xuất những kế hoạch doanh thu hàng tháng một cách kịp thời và hợp lý nhất. Đồng thời, kết quả phân tích gửi về Ban giám đốc khi có yêu cầu hoặc khi có những biến động bất thường hay những xu hướng tiềm ẩn tìm hiểu được qua quá trình phân tích.

2.5. Giải pháp thứ năm: “Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”

2.5.1 Lý do đưa ra giải pháp:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố được rất nhiều công ty quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ giúp cho các công ty có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, công ty ngừng cao doanh thu của công ty.

Hiện tại hoạt động kinh doanh của công ty giới hạn trong tỉnh Nam Định, tiềm năng của công ty chưa được tận dụng tối đa. Tuy nhiên công ty chưa thực sự được đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu phát triển thị trường nên mới dừng lại ở việc mở một chi nhánh tại Hà Nội. Vì vậy, tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các tỉnh thành lân cận, có nền kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, mức sống cao và nhu cầu tiêu dùng lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh phía Nam… là một biện pháp cần thiết.

Để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công ty cần có sự tổ chức công tác nghiên cứu thông tin về các thị trường mới, về nhu cầu của khách hàng ở các thị trường cần hướng tới của mình. Trên cơ sở những thông tin về thị trường đã thu thập được, công ty sẽ ra quyết định về việc đầu tư vào thị trường nào cho hợp lý.

2.5.3 Yêu cầu và điều kiện thực hiện

Phòng kinh doanh cần bổ sung thêm nhân viên phụ trách về việc đưa ra các hình thức quảng cáo, đẩy mạnh SEO để trang web và hoạt động của công ty được nhiều người biết đến. Tổ chức nghiên cứu thị trường hiện tại và các thị trường mới về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tìm các địa điểm kinh doanh thích hợp để xây dựng cơ sở và có chiến lược xâm nhập vào thị trường một cách hiệu quả.

Ban giám đốc cần lên một chiến lược cụ thể trong việc mở rộng thị trường vì đây là một công việc rất khó khăn. Cần lên kế hoạch chi tiết về chi phí, phân bổ nguồn nhân lực, cụ thể các công việc trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Phân tích doanh thu tại công ty TNHH cơ khí Đình Mộc (Trang 50 - 55)