dùng tài sản để trả nợ khi đến hạn phải trả năm 2011 là 2,67 và năm 2012 là 1,67, giảm đi 0,95, tương đương giảm đi 36,26%. Chỉ số này trong 2011-2012 đều lớn hơn 1, do đó Công ty sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do trong năm 2012 mức tăng tài sản ngắn hạn nhỏ hơn mức tăng nợ ngắn hạn.
Xu hướng giảm nhẹ cho thấy tình hình khả năng thanh toán chung của Công ty đang xấu đi
- Khả năng thanh toán nhanh: khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn với sự chuyển đổi thành tài sản ngắn hạn không kể hàng tồn kho để trả nợ năm 2011 là 2,19 và 2012 là 1,23. Khả năng thanh toán nhanh đã giảm đi 0,96 lần, tương đương 43,84%. Chỉ số này trong 2011-2012 đều lớn hơn 0,5 cho thấy công ty có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chưa bị ảnh hưởng nhiều.
* Cơ cấu tài chính:
- Cơ cấu tài sản ngắn hạn: cho biết tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản. Chỉ số này năm 2011 là 0,53, năm 2012 là 0,68. Chỉ số này năm 2012 tăng 0,15 lần, tương đương tăng lên 28,30% so với năm 2011 cho thấy xu hướng tăng nhẹ tài sản ngắn hạn trong năm.
- Cơ cấu tài sản dài hạn: cho biết tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản. Chỉ số này năm 2011 là 0,47, năm 2012 là 0,32. Chỉ số này năm 2012 giảm 0,15, tương đương giảm đi 31,91% so với năm 2011 cho thấy xu hướng giảm nhẹ tài sản dài hạn trong năm.
- Tỷ số tự đầu tư: Chỉ tiêu này càng nâng cao thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng vốn của mình. Tỷ số này năm 2011 là 0,76 và năm 2012 là 0,55. Giảm đi 0,21 lần tương đương giảm đi 27,63%, điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm 2012 Công ty đã đi vay để phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty nhiều hơn.
- Tỷ số nợ: cho biết muốn sử dụng 1 đồng vốn thì công ty phải vay nợ bên ngoài bao nhiêu đồng. Như vậy, năm 2011 và 2012, để 1 đồng vốn thì công ty phải vay nợ bên ngoài tương ứng là 0,24 và 0,45 đồng. Tăng lên 0,21 tương đương tăng 87,50%, điều này cho thấy Công ty đã vay nợ nhiều hơn.
- Tỷ số tài trợ dài hạn: cho biết mối quan hệ tương quan giữa nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn và tổng tài sản năm 2011-2012 lần lượt là 0,79 và 0,59. Chỉ số này giảm đi 0,20 lần, tương đương giảm đi 25,32%. Tỷ số này đã thể hiện xu hướng giảm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.
* Khả năng hoạt động:
- Vòng quay hàng tồn kho: là chỉ tiêu phản ánh năng lực tiêu thụ hàng hoá và tốc độ vòng quay hàng tồn kho. Chỉ số này trong hai năm 2011, 2012 lần lượt là 5,7 và 2,6 cho thấy xu hướng giảm 3,1 vòng quay hàng tồn kho năm 2012 (tương đương giảm đi 54,39%). Điều này cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng của Công ty đã nhanh hơn, vốn được sử dụng linh hoạt hơn.
- Vòng quay TSNH/Tổng TS: cho biết một đồng vốn đầu tư vào TSNH góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Các chỉ số này năm 2012 và 2011 lần lượt là 0,92 và 0,68. Đã giảm đi 0,24 vòng quay, tương đương 26,09% so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của TSNH đang giảm dần.
- Vòng quay TSDH/Tổng TS: cho biết một đồng vốn đầu tư vào TSDH góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Các chỉ số này năm 2012 và 2011 lần lượt là 1,43 và 1,05. Đã tăng lên 0,38 vòng quay, tương đương 36,33% so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của TSDH đang tăng lên.
* Khả năng sinh lời:
- Chỉ số ROS cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì cho ta được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần cho ta 116 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thuần cho ta 8 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này giảm đi 108 đồng, tương đương giảm đi 93,10% so với năm 2011. Vậy khả năng sinh lời của công ty giảm đi do lợi nhuận sau thuế đã giảm đi do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.
- Chỉ số ROE cho ta biết khả năng thu hồi vốn CSH. Năm 2011 là 0,1, năm 2012 là 0,06. Chỉ số này đã giảm đi 0,04, tương đương giảm đi 40,00% so với năm
2011. Vậy khả năng thu hồi VCSH của Công ty trong năm 2012 là chưa tốt tốt hay là khả năng sinh lời của VCSH đã giảm đi.
- Chỉ số ROA cho ta biết cứ 100 đồng đầu tư vào Công ty thì cho ta bao nhiêu đồng lãi vay. Năm 2011 là 7, năm 2012 là 4. Chỉ số này giảm đi 4 đồng, tương đương giảm 42,86% so với năm 2011. Vậy khả năng thu hồi tài sản của Công ty giảm đi.
- Các chỉ số ROS, ROE, ROA giảm là do trong năm 2012 tuy doanh thu của Công ty tăng lên nhưng chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên lên tình hình tài chính của Công ty chưa ổn định.
2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp
* Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán chung của Công ty TNHH MTV Tùng Đạt là tốt. Công ty không gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong tình hình kinh tế còn bất ổn, công ty nên duy trì trạng thái này bằng cách ổn định mức tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
* Cơ cấu tài chính: Cơ cấu tài chính của Công ty TNHH MTV Tùng Đạt trong năm 2012 là ổn định và hợp lý. Tuy có một số chỉ số đang có xu hướng giảm nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu tài chính Công ty.
* Khả năng hoạt động: Những chỉ số về khả năng hoạt động cho ta thấy trong năm 2012 Công ty TNHH MTV Tùng Đạt hoạt động kinh doanh chưa tốt. Tuy vòng quay hàng tồn kho đã giảm, khả năng huy động vốn tốt hơn. Khả năng sinh lời của tài sản dài hạn tăng lên. Nhưng khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn và tổng tài sản đều sụt giảm.
Một số biện pháp để khắc phục tình trạng này là dự báo nhu cầu thị trường hợp lý hơn, tìm kiếm thêm khách hàng và hợp đồng mới, tập trung vào mặt hàng có lượng tiêu thụ lớn.
* Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý. Khả năng sinh lời của Công ty TNHH MTV Tùng Đạt đang có xu hướng xụt giảm do chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty tăng lên. Công ty cần tiết kiệm chi phí và quản lý tốt doanh nghiệp để cải thiện khả năng sinh lời. Công ty nên tìm cách tiết kiệm, cắt giảm những khoản phí không cần thiết và cân đối nguồn vốn và tài sản.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của Công ty
3.1.1.Các ưu điểm:
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing: * Ưu điểm:
- Thị trường rộng lớn.
- Các sản phẩm của Công ty được các bạn hàng đánh giá cao. - Giá thi công xây dựng hợp lý.
- Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhân viên kỹ thuật tay nghề cao. - Luôn có sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty.
- Sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, có thương hiệu. - Kênh phân phối, chính sách xúc tiến bán hợp lý.
* Công tác lao động tiền lương:
- Áp dụng đúng theo chế độ lao động mà Bộ Luật Lao Động đã quy định, chế độ đãi ngộ hợp lý.
- Chế độ lương, thưởng rõ ràng, gắn liền với trách nhiệm của từng người lao động góp phần kích thích kết quả lao động, tạo sự gắn bĩ giữa người lao động với Công ty.
- Có chế độ tuyển dụng rõ ràng, chính sách đào tạo lâu dài để tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lý cho đơn vị, xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế đủ năng lực trình độ với sự phát triển của Công ty.
- Đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. - Đội ngũ nhân viên có quyết tâm gắn bó lâu dài với Công ty.
* Công tác quản lý vật tư, tài sản cố định:
- Toàn bộ lao động trong Công ty luôn có ý thức sử dụng nghiêm túc, đúng mục đích, chặt chẽ vật tư trong Công ty.
- Vật tư, tài sản định kỳ đều đánh giá, kiểm kê chất lượng và số lượng. - Vật tư luôn được đặt đúng chỗ, gọn gàng, ngăn lắp và sạch sẽ.
- TSCĐ phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. - Chất lượng của TSCĐ luôn đạt yêu cầu đặt ra.
- Vật tư, TSCĐ luôn được mua sắm thường xuyên để phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty.
* Công tác chi phí và giá thành:
- Tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng kỳ rất phù hợp với đặc điểm của Công ty. - Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí rất thuận tiện để kiểm tra, giám sát, khắc phục những khoản chi phí bất hợp lý.
- Sử dụng phần mềm kế toán giúp tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao. 41
* Tình hình tài chính Công ty:
- Khả năng thanh toán của Công ty tốt. - Cơ cấu tài chính hợp lý.
3.1.2.Các nhược điểm:
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing:
- Việc đầu tư vào chính sách xúc tiến bán chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. - Công tác marketing chưa tốt.
- Các công cụ xúc tiến thương mại như: quảng cáo, khuyến mại... còn yếu chưa phát huy hết hiệu quả, chỉ mang tính chất giới thiệu.
* Công tác lao động tiền lương:
- Trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, marketing và phân tích tài chính.
- Lương khởi điểm còn thấp và việc tăng lương cho những nhân viên mới ra trường còn có chỗ chưa hợp lý.
* Công tác quản lý vật tư, tài sản cố định:
- Chưa đề ra tổ chức đánh số TSCĐ, theo dõi chi tiết đối tượng cụ thể, đánh số phản ánh từng nhóm, từng loại sao cho chặt chẽ hơn.
- Việc thanh lý TSCĐ còn diễn ra chậm chạp bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà.
* Công tác chi phí và giá thành:
- Việc xác định giá thành kế hoạch chưa thể cung cấp thông tin kịp thời về chi phí và giá thành cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
- Việc lập chứng từ ghi sổ chưa thực sự cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản trị kế toán cũng như công tác quản lý toàn Công ty.
* Tình hình tài chính Công ty:
- Khả năng hoạt động Công ty chưa tốt.
- Khả năng sinh lời của Công ty chưa tốt, đang có xu hướng giảm.
3.1. Định hướng đề tài tốt nghiệp:
Qua quá trình thực tập tài Công ty TNHH MTV Tùng Đạt, em thấy tình hình tài chính của Công ty tốt nhưng các báo cáo, phân tính đánh giá chưa làm tốt vài trò, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc đánh giá đúng và đủ về tình hình tài chính doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng để Công ty có thể đánh giá tốt về bản thân mình, các đối thủ cạnh tranh để Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả.
Do đó em chọn đề tài tốt nghiệp là: " Phân tích và trình bày các biện pháp để cải thiện tình hình tài chính Công ty TNHH MTV Tùng Đạt" với mong muốn đưa ra những phân tích, giải pháp thiết thực để cải thiện tình hình tài chính của Công ty.
[1] Viện Kinh tế và Quản lý, Đề cương thực tập và các quy định về thực tập và đồ án tốt nghiệp - 2012.
[2] Ngô Trần Ánh (chủ biên) & các tác giả, Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB Thống kê: Hà Nội, 2000.
[3] Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng Quản trị marketing, 2003.
[4] Báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012, Công TNHH Tây Hồ
[5] Báo cáo tài chính cho niên độ kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011, Công ty TNHH Tây Hồ
[6] Nguyễn Tấn Thịnh, Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2005.
[7] Lê Thị Phương Hiệp, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
[8] Tập thể tác giả Học viện Tài chính, Kế toán doanh nghiệp theo luật kế toán mới,
NXB Thống kê: Hà Nội, 2003.
[9] Nghiêm Sĩ Thương, Cơ sở quản lý tài chính, NXB Giáo Dục 2010.