Thiết bị văn phòng 15-20% 1-22%

Một phần của tài liệu CAO HOANG THUY LINH-BAO CAO TTTN(da sua lan 2) BAN SUA SANG CONG TY TUNG DAT pptx (Trang 29 - 33)

- Công tác tiền lương: Công tác tiền lương của công ty nói chung vẫn dựa trên các quy định của Nhà nước trong công tác tiền lương đối với cán bộ công nhân viên

4Thiết bị văn phòng 15-20% 1-22%

5 Phần mềm 30% 31%

Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính Công ty

Qua thực tế sử dụng, Công ty TNHH MTV Tùng Đạt đã phân loại các loại tài sản cố định 1 cách hợp lý để từ đó xác định thời gian sử dụng thực tế và tỷ lệ trích khấu hao. Vào năm 2012, một số TSCĐ có tỷ lệ trích khấu hao cao hơn do đã khấu hao gần hết và chuẩn bị thanh lý, nhượng bán.

2.3.7. Nhận xét về công tác vật tư và tài sản cố định:

Nói chung, công tác quản lý TSCĐ ở công ty được thực hiện khá tốt vì vừa đảm bảo tuân thủ theo quy định hiện hành và phù hợp với điều kiện của công ty.

- Công ty có bộ phận quản lý việc sử dụng TSCĐ hữu hình qua việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong quá trình mua sắm, bảo quản và sử dụng tài sản, theo dõi tình hình biến động để hạn chế việc thất thoát.

- Việc mua sắm mới và đưa vào sử dụng các loại tài sản cố định mới được tiến hành một cách thường xuyên, phù hợp với nhu cầu của hoạt động quản lý và kinh doanh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như:

- Chưa đề ra tổ chức đánh số TSCĐ, theo dõi chi tiết đối tượng cụ thể, đánh số phản ánh từng nhóm, từng loại sao cho chặt chẽ hơn. Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do thiếu nhân viên làm những nhiệm vụ này.

- Việc thanh lý TSCĐ còn diễn ra chậm chạp bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà. Mỗi khi thanh lý hay nhượng bán, công ty phải lập phiếu xác định tình trạng kinh tế và tình trạng kỹ thuật cho TSCĐ, sau đó lập tờ trình xin thanh lý gửi cho giám đốc và chỉ thị nào có quyết định cho phép công ty mới được thanh lý. Để giải quyết tình trạng này, công ty nên bỏ bớt những thủ tục không cần thiết để khỏi mất nhiều thời gian.

2.4. Phân tích chi phí và giá thành

2.4.1. Các loại chi phí của doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Tùng Đạt tiến hành phân loại chi phí theo 2 cách chính:

* Phân loại chi phí theo khoản mục:

- Chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào - Chi phí quản lý doanh nghiệp:

+ Chi phí nhân viên quản lý + Chi phí vật liệu quản lý + Chi phí đồ dùng văn phòng

+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý chung + Thuế, phí và lệ phí

+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài 29

+ Các chi phí bằng tiền khác

* Phân loại theo chi phí và sản lượng:

- Chi phí cố định:

+ Chi phí vật liệu quản lý

+ Chi phí đồ dùng văn phòng

+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý chung - Chi phí biến đổi:

+ Chi phí vận chuyển + Các chi phí khác

+ Chi phí cho nhân viên quản lý + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Thuế, phí và lệ phí

+ Các chi phí bằng tiền khác

+ Chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào

Xem xét tổng quan chi phí kinh doanh năm 2010-2011, ta có bảng sau

Bảng 2.22: Tổng hợp chi phí kinh doanh năm 2010-2011

Đơn vị tính: VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Giá trị %

Chi phí tài chính 769.970 1.214.780 444.810 58

Chi phí cho hàng hóa đầu vào 10.513.880 13.502.500 2.988.620 28 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.030.390 1.795.170 764.780 74

Tổng 12.314.240 16.512.450 4.198.210 34

Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính Công ty

Chi phí cho hàng hóa đầu vào: Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh do Công ty là công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng. Năm 2012 so với năm 2011 chi phí cho hàng hóa vật tư đầu vào tăng 2.988.620 nghìn đồng tương đương 28%. Điều này là do chi phí mua nguyên vật liệu tăng. Đây là xu hướng chung do tình hình lạm phát năm 2011 gây ra, ảnh hướng đến năm 2012. Công ty nên tìm giải pháp để giảm hoặc cân đối chi phí này.

Chi phí tài chính: Năm 2012 khoản chi phí này tăng khá cao so với năm 2011 với số tiền 444.810 nghìn đồng, tốc độ tăng 58%. Điều này cho thấy công ty huy động thêm vốn vay để mở rộng quy mô công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản chi phí gián tiếp phục phụ cho hoạt động kinh doanh. Năm 2012 công ty đã sử dụng khoản chi phí này chưa hợp lý nên đã vượt là 764.780 nghìn đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng 74%. Chi phí quản lý tăng chủ yếu do:

+ Chi phí nhân viên quản lý tăng + Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng

Qua việc phân tích các yếu tố chi phí kinh doanh 2011-2012, ta thấy các loại chi phí đều tăng làm tổng chi phí kinh doanh tăng 4.198.210 nghìn đồng (tương đương 34 %). So với nhiều công ty cùng lĩnh vực kinh doanh, mức tăng này là khá lớn cho thấy công ty chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí.

Trong năm tới, công ty nên tìm cách để ổn định chi phí kinh doanh.

2.4.2. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch

Tại Công ty TNHH MTV Tùng Đạt, giá thành của mỗi công trình được áp dụng theo phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) được tính theo công thức sau:

Gt = Gv + Cbh + Cql

Trong đó:

- Gt: giá thành hàng bán - Gv: giá vốn hàng bán - Cbh: chi phí bán hàng

- Cql: chi phí quản lý doanh nghiệp

Giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các dự toán chi phí kỳ kế hoạch. Do Công ty là công ty xây dựng nên việc tính giá thành chủ yếu dựa theo giá vốn hàng bán bao gồm:

- Trị giá mua hàng xuất bán = giá mua ghi trên hóa đơn của người bán - chiết khấu thương mại – giảm giá hàng mua + thuế không được hoàn lại (nếu có) - Chi phí phát sinh: toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình

nhập, xuất , mua nguyên vật liệu

Với giá thành kế hoạch, các chi phí phát sinh và chi phí quản lý doanh nghiệp được ước tính theo phương pháp hệ số biến động, tức là ước tính 1 đơn vị sản phẩm chịu bao nhiêu đồng chi phí phát sinh và quản lý doanh nghiệp.

Ngoài ra trong công tác xây dựng giá thành kế hoạch, Công ty còn chú ý lấy giá vốn hàng bán và giá thành thực tế năm trước cộng thêm phần dự trù biến động do các yếu tố có thể phát sinh trong năm sau như giá xăng dầu, vận tải ... để dự báo giá thành kế hoạch.

Giá thành kế hoạch của Công ty thường do phòng Kế toán lập vào đầu năm thực hiện và dùng trong suốt cả năm. Phương pháp này có tính chính xác không cao nhưng dễ làm.

2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế

Giá thành thực tế được xác định dữ trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong kì đó

2.4.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí

* Chi phí mua nguyên vật liệu (phân bổ cho từng công trình): Do chi phí mua nguyên vật liệu liên quan đến nhiều chủng loại vật liệu, liên quan cả đến khối lượng

vật liệu trong kỳ và vật liệu đầu kỳ, cho nên cần phân bổ chi phí mua hàng cho nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ.

Tiêu chuẩn phân bổ chi phí mua nguyên vật liệu được lựa chọn là: - Số lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trọng lượng

- Trị giá mua thực tế của nguyên vật liệu

Công thức phân bổ chi phí thu mua hàng tiêu thụ trong kỳ như sau: Chi phí mua vật liệu phân bổ cho vật liệu đã sử dụng trong kỳ = Chi phí mua hàng của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ + Chi phí mua hàng của nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ

Tổng tiêu thức phân bổ của nguyên vật liệu tồn cuối kỳ và nguyên vật liệu đã

Sử dụng trong kỳ

* Chi phí quản lý doanh nghiệp: được thu thập theo các chứng từ về các loại chi phí thực tế sau:

+ Chi phí nhân viên quản lý: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (phí công đoàn, BHXH, BHYT) của nhân viên quản lý trong kì đó

+ Chi phí vật liệu quản lý + Chi phí đồ dùng văn phòng

+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý chung + Thuế, phí và lệ phí

+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài + Các chi phí bằng tiền khác

2.4.3.2. Phương pháp tính giá thành thực tế

Tổng giá thành thực tế được tính dựa theo số liệu về các loại chi phí thực tế: chi phí mua nguyên vật liệu (giá vốn hàng bán) , chi phí quản lý doanh nghiệp.

Giá thành thực tế của mỗi công trình được tính theo phương pháp tỷ lệ chi phí:

Gtt = Gkh x Tc

Trong đó:

- Gtt: giá thành thực tế của từng hạng mục công trình - Gkh: giá thành kế hoạch của từng hạng mục công trình - Tc: tỷ lệ chi phí được tính như sau: Tc = ƩGtt / ƩGkh x 100 - ƩGtt: tổng giá thành thực tế của công trình

- ƩGkh: tổng giá thành kế hoạch của công trình

- Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng tiền Việt Nam ("VND"). Hạch toán theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với các quy định của Luật kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung.

- Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.

- Báo cáo tài chính của Công ty được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

Một phần của tài liệu CAO HOANG THUY LINH-BAO CAO TTTN(da sua lan 2) BAN SUA SANG CONG TY TUNG DAT pptx (Trang 29 - 33)