lận có thể xảy ra và đưa ra đánh giá về các bằng chứng kiểm toán thu được về các gian lận đó.
Tại chi nhánh ABC1 của Khách hàng, nhóm kiểm toán tiến hành kiểm tra vào phần đầu tư xây dựng và phần sữa chữa lớn được xác định là có nhiều rủi ro. Sau khi đối chiếu biên bản bàn giao kế hoạch sữa chữa lớn và đầu tư xây dựng của Công ty ABC cho chi nhánh ABC1 cung cấp, KTV yêu cầu đơn vị giải trình lý do chậm tiến độ của một số công trình. Tiếp đó KTV thực hiện đối chiếu thời điểm bàn giao các công trình XDCB hoàn thành (trên quyết định tạm tăng TS hay biên bản nghiệm thu công trình hoàn thanh bàn giao đưa vào sử dụng) với thời điểm trích lập khấu hao trên bảng tính khấu hao của khách hàng để xác định các tài sản có được ghi nhận tăng đúng thời gian không. Rồi từ danh sách các công trình hoàn thành , KTV chọn mẫu một số công trình để trực tiếp kiểm tra hồ sơ quyết toán của các công trình đó.
Việc kiểm tra hồ sơ quyết toán của các công trình được tập trung vào một số điểm co khả năng xảy ra gian lận. Cơ sở để đánh giá gian lận là
ngoài các định hướng của chủ nhiệm kế toán ra thì chính là các logic thông thường. KTV đối chiếu giữa số lượng vật tư thu hồi thực tế và lượng vật tư thu hồi theo dự toán từ đó tìm ra lí do chênh lệch? Vói chi nhánh ABC1, chênh lệch này đã được giải trình cụ thể trong biên bản bàn giao vật tư thu hồi. Theo như giải trình khá chung chung của Công ty ABC1, lý do chính của việc giá trị quyết toán công trình thấp hơn dự toán chủ yếu là do thực tế thi công không cần phải dùng nhiều NVL, tận dụng được các vật tư thu hồi sữa chữa lớn. Điều này không hợp lý, bởi chính bên thiết kế và lập dự toán đã phải đến từng địa điểm công trình để đánh giá chất lượng, kiểm tra chi tiết các yếu tố cần thiết.Nếu như thực tế chỉ xảy ra ở một hoặc hai công trình thì giải trình đó có thể hợp lý. Nhưng ở đây lại là phần lớn các công trình thì tính chất của vấn đề ngiêm trọgn hơn. Khi mà dự toán ở đây lại cao hơn quyêt toán rất nhiều thì rõ ràng chất lượng của việc lập dự toán cần phải được xem xét lại, Nhưng đồng thời cũng cho thấy dấu hiệu của sự gian lận ở đây. Theo như quy định hiện nay taị Việt nam, Chi phí thiết kế các công trình lại được tính theo % của giá trị dự toán của công trình. Do đó đơn vị thiết kế hoàn toàn có động cơ để ghi tăng giá trị dự toán lên. Và như thế, ở đây hoàn toàn có thể có sự cấu kết giữa bên lập dự toán và bên duyệt dự toán để trục lợi.
Bảng 2.2 So sánh dự toán và quyết toán đầu tư xây dựng năm 2013.
TT Tên công trình QT được
duyệt DT được duyệt %QT/DT 1 XD mới TBA số 5 KCN 90,229,504 270,022,000 33,4 2 XD mới TBA số 4 KCN 118,124,387 332,725,310 33,5
3 XD TBA Thương mại 3 và lắp hòm công tơ TBA thương mại 1,2
747,829,783 1,498,005,80 2 49,9 4 Di chuyển TBA Nhạn Tải 74,682,616 148,119,406 50,4
5 XD TBA xã CL 276,880,267 498,156,114 55,6 6 XD TBA khối A2
Nghĩa Lộ
964,627,824 1,699,475,241 56,8
KTV đưa ý kiến vào trong quản lý cho chi nhánh ABC1 cũng như BGĐ Công ty ABC. Ngoài ra, KTV còn thực hiện so sánh thời gian trên các phiếu xuất kho vật liệu xuất cho công trình được tập hợp vào hồ sơ quyết toán với thời gian trên biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Đây là một biện pháp để KTV có thể kiểm tra việc vật liệu có biển thủ hay không. Tại chi nhánh ABC1, có một số phiếu xuất kho với giá trị nhỏ đã xuất vật tư sau ngày nghiệm thu hoàn thành gần một tuần. Vì giá trị không trong yếu, KTV đưa ý kiến vào thư quản lý để đơn vị biết và có biện pháp xử lý. Cũng trường hợp như thế này tại chi nhánh ABC2 của Công ty A, KTV đã phát hiện ra nhiều phiếu có giá trị lớn sau ngày nghiệm thu hoàn thành đến gần 1 tháng. Chi nhánh ABC2 đã lý giải rằng các công trình ở xa kho đã mượn vật tư lẫn nhau để thi công. Sau đó khi thi công hoàn thành mới viết phiếu xuất kho trả lại cho công trình kia, Nhưng khi được hỏi BGĐ cho biết họ không quản lý được việc mượn vật tư giữa các công trình này, điều này tiềm ẩn rủi ro cao trong việc biển thủ tài sản tại chi nhánh ABC2. KTV cũng đưa ra ý kiến trong thư quản lý cho công ty ABC để chấn chỉnh lại vấn đề này trong toàn bộ công ty. Cũng tại chi nhánh ABC2 khi KTV kỉêm tra hồ sơ quyết toán công trình xây dựng mới trạm mới biến áp E985-B12 đã phát hiện cso sự sửa đổi ngày tháng trên biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Đây là công trình chi nhánh ABC2 thuê ngoài thi công, Ngày tháng trên biên bản này được sửa chữa thành ngày 04/09/2013. Đối chiếu với quyết định tạm tăng tài sản cho công trình này rõ ràng có sự mâu thuẫn, Công trình đã được duyệt quyết định tạm tăng tại ngày 19/03/2013 nhưng ngày 04/09/2013 mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Tiếp tục kiểm tra KTV thấy quyết toán chưa có chữ ký bên thi công. Rõ ràng việc quyết toán chưa thực hiện xong. Qua quá trình phỏng vấn, KTV nhận thấy đây là hành vi gian lận có sự đồng ý của BGĐ của chi nhánh ABC2 . Theo nghị định chính phủ số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình, chi nhánh A2 phải có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Nhưng do chậm trễ của bên thi công nên đến nay chưa có quyết toán. Để che dấu việc không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong quản lý, BGĐ đã đồng ý để kế toán thực hiệ sửa đổi trên Biên bản nghiệm thu , Hành vi này có tính chất gian lận. KTV đưa ý kiến vào thư quản lý công ty A.. Thực hiện việc kiểm tra trên sổ chi tiết tài khoản 211, 214 kiểm toán viên nhận thấy tài sản TBA E 985-B12 đến ngày 15/09/2013 mới được chuyển từ tài khoản 241 sang tài khoản 212. Như vậy tài sản đã bị trích khấu hao thiếu, KTV thực hiện thêm bút toán điều chỉnh để làm tăng khấu hao lên.
Tại hầu hết các chi nhánh của công ty ABC kiểm toán viên đã phát hiện được gian lận được chỉ đạo từ chính công ty ABC. Gian lận này đã được chủ nhiệm kiểm toán nhận định ngay từ đầu khi đánh giá rủi ro. Chủ nhiệm kiểm toán nhận định với mức lãi lớn đạt được, nhiều khả năng khách hàng đã có cách thức nhằm tăng chi phí từ đó giảm thiểu lợi nhuận, giảm thuế phải nộp nhà nước. Một biện pháp có thể tăng chi phí đó là tác động tới chi phí trả trước, Và các chi nhánh đã thực hiện đã phân bổ chi phí trả trước nhiều hơn bằng cách rút ngắn thời gian ở trên bảng tính phân bổ. KTV khi đối chiếu số liệu trên bảng tính phân bổ năm nay của khách hàng đã thấy nhiều khoản chi phí trả trướcđã không được nhất quán trong thời gian phân bổ. Điều này trái với quy định của kế toán hiện hành. Qua phỏng vấn KTV biết được chính công ty ABC đã có công văn gửi xuống các chi nhánh thực hiện điều này. Đây là gian lận diễn ra từ chính các nhà quản lý. KTV đã thực hiện bút toán điều chỉnh sau khi thảo luận vơi kế toán tại chi nhánh để việc phân bổ trở nên nhất quán. sau đó khi hợp kết thúc kiểm toán thì chủ nhiệm kiểm toán đã trực tiếp đưa vấn đề này ra trao đổi thảo luận với BGĐ và phòng kế toán của công ty ABC để đi đến kết luận là phải điều chỉnh lại cho đúng chế độ kiểm toán.
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN NHẰM PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN
3.1. Nhận xét về các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện
3.1.1. Về ưu điểm
AASC đã và đang thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. AASC đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận, nếu có), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của GĐ cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính.
Quy trình kiểm toán của Công ty được xây dựng dựa trên quy trình kiểm toán chung của quốc tế và dựa trên đặc trưng riêng có của AASC. AASC đã xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu chi tiết và khoa học phục vụ cho kiểm toán. Đối với tất cả các cuộc kiểm toán được tiến hành thì KTV đều phải dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của Công ty. Tuy nhiên do mỗi một khách hàng thì có những đặc trưng riêng có, cho nên KTV thực hiện cuộc kiểm toán phải có sự đánh giá linh hoạt và vận dụng sáng tạo chương trình kiểm toán để có thể tiến hành cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí kiểm toán.
Quy trình kiểm toán của AASC được giám sát chặt chẽ bởi nhiều cấp. Công việc của mỗi KTV đầu tiên sẽ được chính KTV đó kiểm tra, sau đó trưởng phòng kiểm toán xem xét, cuối cùng thành viên Ban Tổng giám đốc rà soát lại trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Chính sự kiểm tra sát sao này nhằm đảm bảo KTV không để lọt các sai phạm trọng yếu dẫn đến đưa
ra ý kiến kiểm toán không phù hợp với thực tế BCTC. Bên cạnh đó, việc vận dụng thủ tục kiếm toán phát hiện gian lận trong BCTC tại AASC do những KTV có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thực hiện nên kết quả đánh giá được sử dụng với độ tin cậy cao và phục vụ đắc lực cho việc phát hiện các sai phạm trọng yếu.
3.1.2. Về nhược điểm
Quá trình vận dụng thủ tục kiếm toán phát hiện gian lận trong BCTC tại AASC vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:
Một là, trong việc miêu tả chi tiết các thủ tục trên giấy tờ làm việc để
phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro do gian lận, Công ty chưa chú ý sử dụng lưu đồ mà chỉ sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, các kiểm toán viên cần thu thập hiểu biết đơn vị và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc điều kiện mỗi đơn vị. Tuy nhiên, trong ba phương pháp thì phương pháp sử dụng lưu đồ thường được đánh giá cao hơn vì nó dễ theo dõi và mang tính hệ thống hơn.
Hai là, AASC cũng như tất cả các Công ty kiểm toán khác tại Việt
Nam không tránh khỏi tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trầm trọng. Đây là một bài toán khó đối với Công ty bởi chính sự thiếu hụt về số lượng nhân viên đã buộc Công ty phải từ chối nhiều hợp đồng do không đáp ứng được đủ số lượng người trong đoàn kiểm toán. Trong mùa kiểm toán, các KTV thường xuyên phải làm thêm giờ để đảm bảo kịp tiến độ công việc. Điều này gây ra áp lực công việc lớn cho các nhân viên, dẫn đến làm hiệu quả công việc giảm xuống. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc xét đoán rủi ro do gian lận.
Ba là, vì chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện nay quy định trách
nhiệm của việc tồn tại gian lận không phải của kiểm toán viên nên có một số kiểm toán viên không có ý thức cao trong việc xét đoán và phát hiện
gian lận. Điều này tạo nên rủi ro nghề nghiệp không chỉ với cá nhân kiểm toán viên mà cả uy tín của Công ty.
3.2. Giải pháp hoàn thiện vận dụng thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán gian lận trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán gian lận trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
3.2.1. Sử dụng kết hợp các công cụ mô tả trong quá trình đánh giá rủi ro do gian lậnro do gian lận ro do gian lận
Công ty cần chú trọng sử dụng lưu đồ trong việc miêu tả chi tiết các thủ tục trên giấy tờ làm việc để phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro do gian lận, kết hợp với Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật, giúp cho KTV có cái nhìn hệ thống, rõ ràng hơn.
3.2.2. Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
Công ty cần có thêm những chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút và giữ chân nhân viên chất lượng cao.
Bên cạnh đó cần tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức cho nhân viên mới để có đủ khả năng san sẻ công việc với nhân viên cấp cao hơn, giúp họ giảm bớt áp lực công việc trong mùa kiểm toán, có thêm thời gian thực hiện các thủ tục khác liên quan đến xét đoán rủi ro gian lận, tăng chất lượng cuộc kiểm toán.
3.3.3. Nâng cao ý thức trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lậnlận lận
Hiện nay, ở Việt Nam tình hình gian lận tại các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế núi chung diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp. Mặc dù chưa có một nghiên cứu đầy đủ về các loại gian lận và tác hại của chúng, nhưng nhiều vụ việc đã phanh phui trên báo chí cho thấy đây không phải là vấn đề nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam. Nhiều vấn đề nổi cộm xoay quanh trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận và sai sót vẫn chưa được một cơ quan chức năng hay một tổ chức nghề nghiệp nào trả lời một cách thoả đáng. Chính vì lẽ đó, em xin đưa ra một số đề nghị như sau:
KTV phải chịu trách nhiệm trước báo cáo kiểm toán đã phát hành. Đặc biệt là khi báo cáo kiểm toán có sai phạm trọng yếu và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, cho các bên có liên quan và cho các đối tượng khác do đã sử dụng thông tin của báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính kèm theo. Khi đó KTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mức độ tuỳ thuộc vào hậu quả do báo cáo kiểm toán gây ra.
Trong trường hợp báo cáo kiểm toán được phát hành có sai phạm trọng yếu nhưng do các nguyên nhân khác tạo ra thì có thể KTV không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp và các được sử dụng khác.
Đối với các công ty kiểm toán, việc thường xuyên cập nhật các chuẩn mực kiểm toán mới ban hành nhằm có những điều kiện điều chỉnh phù hợp trong phương pháp kiểm toán của mình nhất là cỏc chuẩn mực liên quan