Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC (Trang 41 - 44)

Một là, thực hiện các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB

Quá trình này nhằm cung cấp đầy đủ bằng chứng giúp KTV có thể kết luận HTKSNB mà KTV tin tưởng đưa ra được một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được những mục tiêu kiểm soát đề ra. Sự đảm bảo hợp lý có thể thu thập được khi KTV có đầy đủ bằng chứng kiểm toán chứng tỏ rằng HTKSNB đang hoạt động có hiệu quả trong kỳ kế toán.

Kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB không giống với thu thập bằng chứng kiểm toán chứng tỏ thủ tục kiểm soát được thực hiện. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán xác minh hoạt động của thủ tục kiểm soát, KTV tìm kiếm các bằng chứng liên quan đến các thủ tục kiểm soát đang tồn tại và được sủ dụng. Nếu KTV kết luận HTKSNB trong các chu trình không cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng nó đạt được các mục tiêu mà nó đề ra, KTV không nên tin tưởng vào HTKSNB đó. Nếu KTV không thể nhận biết các thủ tục kiểm soát thay thế, KTV cần phải xem xét sửa đổi kế hoạch kiểm toán và thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản. AASC đã xây dựng một bản đánh giá KTKSNB khá hiệu quả có thể đánh giá một cách tổng thể về HTKSNB của khách hàng.

(Phụ lục1: Bản đánh giá HTKSNB)

Hai là, thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được

Có hai loại thử nghiệm cơ bản là: thủ tục phân tích cơ bản (Substantive analyst procedure – SAP) và thủ tục kiểm tra chi tiết (Test of Detail – TOD), được thực hiện theo chương trình kiểm toán. Thông thường KTV đảm nhiệm phần nào sẻ quyết định loại thử nghiệm nào được thực hiện và xây dựng chương trình cụ thể dựa trên hướng dẩn sẵn có trong chương trình kiểm toán cùng với sự hướng dẩn của trưởng nhóm kiểm toán.

Thứ nhất: Thủ tục phân tích cơ bản (SAP) : bao gồm so sánh số liệu ghi sổ với ước tính của KTV nhằm kết luận xem số liệu ghi trên sổ kế toán không chứa đựng sai phạm trọng yếu. Nếu KTV định thực hiện thủ tục

phân tích cơ bản nhằm kiểm tra các sai phạm tiềm tàng có thể xuất hiện trong số dư tài khoản hoặc giải trình, KTV có thể:

Nhận biết các số dư tài khoản hoặc giải trình và các sai phạm tiềm tàng liên quan có thể kiểm tra;

Xác lập giá trị biểu hiện sự khác biệt lớn nhất giữa các ước tính và số liệu ghi trên sổ kế toán mà không cần thực hiện thêm các điều tra;

So sánh giữa ước tính với số liệu ghi sổ, nhằm phát hiện ra sự khác biệt, biến động bất thường đòi hỏi cần thực hiện thêm các điều tra;

Thu thập, lượng hóa và các giải thích cho sự khác biệt, biến động đó, thực hiện các thủ tục phân tích bổ xung hoặc phỏng vấn hoặc kiểm tra các tài liệu có liên quan;

Đánh giá kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, bao gồm cả về chất lượng lẩn số lượng, để kết luận có hay không đạt được mức độ đảm bảo cơ bản mong muốn liên quan tới sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra đối với số dư tài khoản hoặc giải trình, và xét đoán những đánh giá về rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu có duy trì ở mức độ phù hợp hay không.

Thứ hai: Thủ tục kiểm tra chi tiết (TOD): để tiến hành thử nghiệm , KTV cần nhận biết các tổng thể có liên quan (có thể là số dư tài khoản hoặc giải trình). Khi thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV cần áp dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp nhằm lựa chọn khoản mục hoặc kiểm tra các bằng chứng có liên quan đối với toàn bộ tổng thể. KTV cần thực hiện đánh giá kết quả của kiểm tra chi tiết , cả về chất lượng và số lượng, nhằm kết luận xem KTV có đạt được mức độ đảm bảo cơ bản mong muốn liên quan tới sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra đối với số dư tài khoản hoặc giải trình, và xét đoán xem những đánh giá về rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu có duy trì ở mức độ phù hợp hay không.

Ba là, đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán. Để đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC, KTV phải kết luận :

Trước hết, phạm vi của cuộc kiểm toán có bị giới hạn hay không để từ đó KTV có thể đưa ra kết luận phù hợp làm căn cứ cho ý kiến kiểm toán của mình.

Sau đó, xem xét BCTC được lập có trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, theo đúng các quy định pháp luật có liên quan hay không. Nhờ đó, các KTV có thể đánh giá việc khoanh vùng sai phạm trong quá trình thiết lập mức trọng yếu.

Tất cả các biện pháp xử lý với gian lận, kể cả là khi có dấu hiệu, hay là khi đã phát hiện rỏ ràng, KTV cần có sự trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán kể cả với các chuyên gia bên ngoài nếu thấy cần thiết.

Đối với các phần hành có dấu hiệu gian lận KTV cần xem xét ảnh hưởng của chúng đối với BCTC cũng như hoạt động của doanh nghiệp, cũng như cân nhắc tới thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán để đưa ra những hành động phù hợp tiếp theo chẳng hạn thực hiện thêm các thủ tục để thu thập thêm số lượng bằng chứng. Tần suất và quy mô của các gian lận, sai sót có thể có mà KTV đang ngờ vực chính là cơ sở để KTV đưa ra các thủ tục cần thiết nhằm bao quát được khả năng gian lận có sảy ra hay không. Sau khi thực hiện thủ tục bổ xung, nếu vẩn còn ngi ngờ về gian lận nhưng chưa thể khẳng định được chắc chắn , nhóm kiểm toán nên tiến hành thảo luận với ban GĐ đơn vị về ảnh hưởng của các gian lận đối với BCTC. Việc thảo luận này sẻ là cơ sở để KTV có thể tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết trên cơ sở có sự đồng ý của ban giám đốc.

Bốn là, thực hiện xem xét lại BCTC

Việc xem xét lại BCTC KTV xem xét các giả thiết về khả năng tiếp tục hoạt động của DN, KTV cũng đồng thời kiểm tra lại giải trình của các bên hữu quan và các nghiệp vụ liên quan đến bên thứ 3 trong BCTC. Bước này nhằm quyết định xem: BCTC về tổng thể có nhất quán hay không với sự am hiểu của KTV về khách hàng, cũng như về từng số dư tài khoản hoặc giải trình và các bằng chứng kiểm toán; Có tồn tại hay không rủi ro xảy ra gian lận mà KTV chưa nhận biết được tại giai đoạn đầu khi lập kế hoạch; Chính sách kế toán được áp dụng khi lập BCTC có phù hợp, đúng quy định và được giải trình một cách đầy đủ khi có những thay đổi không; Sự trình bày của BCTC, bao gồm cả các giải trình có liên quan, có đúng với chính sách kế toán và các quy định hiện hành của Nhà nước hay không.

Một phần của tài liệu Vận dụng thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán AASC (Trang 41 - 44)