3.1 Quan điểm, mục tiêu của tình Quảng Ninh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp nước ngoài
Về mục tiêu tổng thể, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2020 xây dựng tỉnh nhà trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hạ tầng kĩ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững. Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững Di sản – Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và những khác biệt, đặc sắc của vịnh Bái Tử Long; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế và giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Cụ thể về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được nêu rõ trong bản quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tầm nhìn 2030 trình thủ tướng đã đặt ra mục tiêu như sau: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng 36.6% tổng nhu cầu còn lại thông qua các biện pháp cải thiện năng lực cơ quan xúc tiến đầu tư; chủ động tìm hiểu, tiếp cận và giới thiệu các dự án đến các nhà đầu tư tiềm năng, tích cực tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Cải thiện môi trường đầu tư trước và sau khi cấp giấy phép; phấn đấu tăng tỷ lệ giải ngân vốn FDI lên tối thiểu 60%.
3.2 Giải pháp đối với Quảng Ninh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài3.2.1 Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
Trong thời gian tới tỉnh tập trung ưu tiên nguồn vốn, huy động nguồn lực để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, kết nối với các địa phương, các khu vực kinh tế lân cận, đặc biệt là kết nối với các đầu mối giao thông như Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh. Qua đó phát huy được tối đa lợi thế riêng của tỉnh Quảng Ninh.
a) Hạ tầng giao thông:
- Đường bộ: Đầu tư xây dựng các tuyến đường huyết mạch để kết nối nội tỉnh cũng như với các địa phương khác trong cả nước và quốc tế phù hợp với khả
năng cân đối nguồn lực trong từng giai đoạn gồm: Đường nối Hạ Long với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (còn gọi là đường Hạ Long - Hải Phòng); đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái; nâng cấp Đường Quốc lộ 18; xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long; nâng cấp đường quốc lộ 4B, xây dựng cầu Vân Tiên nối Vân Đồn với Tiên Yên, các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Vân Nam Trung Quốc.
Hoàn thành tuyến đường từ khu công nghiệp Việt Hưng đến cảng Cái Lân; nâng cấp mạng lưới tỉnh lộ để phát triển đồng bộ hệ thống giao thông công cộng, trong đó tập trung ưu tiên phát triển tuyến nối Hòn Gai, Bãi Cháy và Tuần Châu; tuyến nối Hạ Long với Yên Tử với Cửa Ông - Cẩm Phả, nối dài tới Đông Triều để trở thành “Tuyến đường lịch sử” nhằm khai thác hệ thống di tích lịch sử từ thời nhà Trần.
- Đường sắt: Trong giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Cái Lân, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng các tuyến Hạ Long - Móng Cái, Uông Bí - Lạch Huyện và Lạng Sơn - Mũi Chùa vào giai đoạn đến năm 2030.
- Cảng: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ cảng biển tại cảng Cái Lân đồng thời quản lý các tác động về mặt môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng hiện tại và nghiên cứu phát triển mở rộng đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu thực tế; nghiên cứu đánh giá phương án chuyển đổi cảng Cẩm Phả thành cảng tổng hợp để tận dụng công suất dư thừa (do điều chỉnh hoạt động xuất khẩu than), nghiên cứu phát triển cảng nước sâu tại khu vực Hòn Nét, Con Ong; phát triển cảng Tiền Phong để kết nối khai thác hiệu quả cảng Lạch Huyện - Hải Phòng và phục vụ khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc khi có đủ điều kiện đồng thời tranh thủ cơ hội từ hoạt động thương mại và dịch vụ cảng biển của tổ hợp cảng Lạch Huyện - Tiền Phong; phát triển cảng Hải Hà khi các điều kiện về thị trường, quy mô sản xuất và các điều kiện kết nối thương mại được bảo đảm; phát triển cảng Hòn Gai thành cảng khách du lịch quốc tế.
- Đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn trong thời gian tới theo quy hoạch và được tiếp tục mở rộng đến trước năm 2030.
b) Hạ tầng cấp điện:
- Đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định cho những khu vực chiến lược, bao gồm các khu công nghiệp và các điểm du lịch lớn. Nâng cấp khả năng tiếp cận lưới điện quốc gia cho hầu hết các khu vực của tỉnh nhằm nâng cao dịch vụ công cộng, cải thiện mức sống cho người dân vùng nông thôn. Triển khai thực hiện giai đoạn 2 của Kế hoạch phát triển lưới điện quốc gia với 55 dự án cấp điện cho các thôn; tiếp tục thực hiện các kế hoạch mở rộng lưới điện quốc gia đang được triển khai tại các làng xã nông thôn trên các đảo ở Vân Đồn và Hải Hà.
c) Hạ tầng cấp nước:
- Ưu tiên đầu tư các dự án cấp nước cho các khu vực: Khu vực phía Đông Hạ Long thành phố Cẩm Phả; phía Tây Hạ Long - Hoành Bồ - Uông Bí; khu vực Đông Triều - Mạo Khê; cấp nước khu vực Móng Cái và cấp nước cho các khu
kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh, đặc biệt khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, khu công nghiệp dịch vụ Đầm Nhà Mạc.
- Nghiên cứu lập kế hoạch đối với các dự án cấp nước sau đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng: Dự án nhà máy cấp nước gần sông Thái Bình; Dự án nhà máy cấp nước và làm hồ phía Đông thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Cửa Ông, Mông Dương và Vân Đồn; Dự án nhà máy cấp nước cho Hải Hà, Móng Cái và Trà Cổ; Dự án đập Lưỡng Kỳ để tăng công suất hiện tại của nhà máy nước Hoành Bồ hiện có; Dự án Nhà máy cấp nước thị xã Quảng Yên đặt tại phường Minh Thành; Dự án Nhà máy cấp nước khu vực đảo Hà Nam phục vụ 08 xã đảo Hà Nam và Khu công nghiệp dịch vụ tổng hợp - du lịch Đầm Nhà Mạc, dịch vụ thương mại cảng Tiền Phong.
3.2.2 Nâng cao hệ thống cơ chế chính sách và ưu đãi
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; nhất là về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến tiếp cận vốn, giải phóng mặt bằng, thuế, hải quan, thành lập, giải thể doanh nghiệp... tích cực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trên cơ sở vận dụng sáng tạo những giải pháp và quy định của Nhà nước và của tỉnh. Phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tiếp tục có giải pháp hiệu quả, dài hạn để giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết những khó khăn về giá, thị trường tiêu thụ, việc làm và nhà ở công nhân, công tác bảo vệ môi trường...
Thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương liên quan tập trung cao nhất cho việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (sau sửa đổi Chỉ thị 23/2012/CT-TTg, ngày 07/9/2012) đối với lĩnh vực kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan; tạo điều kiện thông thoáng nhất phục vụ lưu thông hàng hóa qua biên giới. Phát hiện, xử lý cương quyết, nghiêm minh đối với các hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở, tiêu cực tác động xấu đến doanh nghiệp của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.
Đề nghị Trung ương phê duyệt các cơ chế chính sách đặc thù cho tỉnh Quảng Ninh, cho KKT Vân Đồn và KKT cửa khẩu Móng Cái.
3.2.3 Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch, quy hoạch một cách đồng bộ
Tiếp tục dành một phần nguồn lực để đầu tư xây dựng dứt điểm các quy hoạch của tỉnh, các địa phương và phát triển hạ tầng cho các khu kinh tế, nhất là Khu kinh tế Vân Đồn, Móng Cái... Tập trung chỉ đạo và kiên trì phối hợp với các bộ, ngành TW thúc đẩy hoàn thiện 07 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh theo Thông báo 108 của Bộ Chính trị nhằm tạo điều kiện thu hút các đối tác, nhà đầu tư chiến lược, tạo động lực phát triển. Trong quý I/2014, hoàn thành việc lập các quy hoạch, xây dựng chiến lược ở các cấp, các ngành. Đồng thời tập trung chỉ đạo lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, dự án ưu tiên trong các quy hoạch để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhằm bảo đảm các điều kiện tốt nhất để thu hút, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
Tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện các đồ án quy hoạch và tiến hành công bố công khai làm cơ sơ để thu hút đầu tư.
3.2.4 Hoàn thiện và nâng cao hệ thống thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính đã và đang là một trong những vấn đề cản trở sự quan tâm và thực hiện của các nhà đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Do vậy đặt một sự quan tâm tương xứng với công tác thủ tục hành chính đối với tỉnh nhà vẫn thật sự cần thiết. Bên cạnh việc phát huy những ưu thế đã đạt được từ tổ chức trung tâm hành chính công, tiếp tục hoàn thiện chính quyền điện tử, tinh giảm thủ tục hành chính theo hướng rút gọn Quảng Ninh cần thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý KKT với các sở, ban ngành và địa phương có liên quan với chức năng nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất theo đúng nghĩa “một cửa, tại chỗ”.
Đồng thời nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh.Tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thể chế hóa cơ chế, chính sách cụ thể của tỉnh để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển: Tập trung hoàn thành Dự án xây dựng chính quyền điện tử, các Trung tâm hành chính công ở tỉnh và các địa phương; rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không phù hợp. Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, bảo đảm công khai minh bạch, tăng cường giám sát của nhân dân; tăng cường phân công, phân cấp quản lý gắn với kiểm tra, giám sát ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.
3.2.5 Thực hiện chiến lược tiếp xúc tốt và lắng nghe doanh nghiệp
Kể từ năm 2012 tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt được các bước của tiến trình tiếp xúc và lắng nghe doanh nghiệp, thông qua các cuộc hội thảo, các buổi xúc tiến để nắm bắt được tình hình cụ thể của công tác đầu tư, những mặt còn tồn tại cũng như những mong muốn của các nhà đầu tư. Đây là một công tác rất quan trọng và có hiệu quả đáng kể trong thu hút đầu tư đối với đặc thù một tỉnh nhiều tiềm năng nhưng còn mới và đang trong quá trình nỗ lực phát triển như Quảng Ninh.
Vì vậy trong thời gian tới cần tổ chức thực hiện tốt chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện dự án theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; nhất là về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến tiếp cận vốn, giải phóng mặt bằng, thuế, hải quan... tích cực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trên cơ sở vận dụng sáng tạo những giải pháp và quy định của Nhà nước và của tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc tiếp tục có giải pháp hiệu quả, dài hạn để giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết những khó khăn về giá, thị trường tiêu thụ, việc làm và nhà ở công nhân, công tác bảo vệ môi trường....Tiếp tục quan tâm
tháo gỡ vướng mắc cho các hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan; tạo điều kiện thông thoáng phục vụ lưu thông hàng hóa qua biên giới. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với cán bộ có các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế, về đầu tư, về đất đai, các dự án treo, dự án có tính đầu cơ gây lãng phí nguồn lực từ đất...hoặc các doanh nghiệp có hành vi khuyến khích tiêu cực, tham nhũng...lợi dụng một số cán bộ thiếu trách nhiệm trong thực hiện quản lý nhà nước...
3.2.6 Nâng cao chất lượng lao động
Theo định hướng phát triển, đến năm 2015, Quảng Ninh sẽ cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Theo đó, thời gian qua, Quảng Ninh đã đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo bước chuyển biến tích cực chất lượng lao động. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế thì việc nâng cao chất lượng lao động vẫn cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Là một tỉnh công nghiệp, dịch vụ và du lịch, Quảng Ninh có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh. Để đảm bảo sự phát triển ổn định, thời gian qua, tỉnh đã tập trung các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như: Thực hiện các chương trình phổ cập giáo dục; tăng cường ngân sách nhà nước để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên, giảng viên; xây dựng cơ chế gắn kết cơ sở dạy nghề với người sử dụng lao động, khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo… Nhờ vậy, chất lượng lao động đã được nâng lên đáng kể về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 47 cơ sở dạy nghề. Hàng năm, các cơ sở này đã thực hiện đào tạo nghề cho khoảng 30.000 lao động.
Bên cạnh đó, để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đội ngũ lao động theo các ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với hướng phát triển của tỉnh, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được tỉnh chú trọng. Trong ba năm gần đây, từ 2010 đến 2012, toàn tỉnh có 10.654 lao động nông thôn được đào tạo nghề; trong đó, gần 1.500 lao động đã chuyển sang làm việc ở lĩnh vực phi nông nghiệp sau khi được đào tạo. Theo đó tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh qua các năm. Dựa trên số liệu thống kê của Sở LĐ- TB&XH, nếu như năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 33% thì đến năm 2011 đã là 51% và thời điểm hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh chiếm đến 56%. Cơ cấu lao động trong nhóm ngành công nghiệp - dịch