Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Ninh giai đoạn 2006-2013 (Trang 35 - 37)

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

2.3.3.1.1 Công tác lập và quản lý quy hoạch còn thiếu đồng bộ

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng trên thực tế công tác lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Đó là các quy hoạch trước đây hầu hết đều do các đơn vị tư vấn trong nước thực hiện, nhiều quy hoạch chất lượng chưa cao, chậm được điều chỉnh, còn hạn chế về ý tưởng, phụ thuộc vào quan điểm riêng của các ngành, các địa phương, thiếu phản biện để tìm giải pháp tối ưu. Hơn nữa các quy hoạch đề xuất tầm nhìn ngắn hạn là chủ yếu, thiếu tầm nhìn xa, dài hạn có tính chiến lược ổn định lâu dài. Nhiều quy hoạch đã được phê duyệt song ít được sử dụng hoặc không được sử dụng, một số quy hoạch các ngành cấp huyện lại tương đối giống nhau và không làm rõ được lợi thế so sánh tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nhiều quy hoạch chưa chú trọng đến tính liên kết vùng ở phạm vi rộng lớn để xác định định hướng phát triển bền vững, đúng đắn, dẫn đến hiệu quả và tính cạnh tranh thấp. Sự phối hợp các quy hoạch chưa ăn khớp, đồng bộ, thống nhất. Quy hoạch còn dàn trải, đôi khi còn bị chồng chéo, trùng lặp và chưa giải quyết được mâu thuẫn phát triển giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch chưa được triệt để, sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát thiếu hiệu quả…

2.3.3.1.2 Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển

Quảng Ninh một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ kết nối giao thương với ASEAN và Trung Quốc, là một trong 3 cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Chính vì vậy, trong những năm qua, tỉnh đã dốc sức, nỗ lực không ngừng để tạo ra những bước phát triển mới mang tính đột phá, khai thác những thế mạnh đặc biệt của tỉnh. Trong đó tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là một trong các giải pháp trọng tâm. Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống hạ tầng giao thông như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, các tuyến đường bộ quan trọng trên địa bàn tỉnh như QL18, QL10 đã được đầu tư nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, chậm được cải thiện, nhất là hạ tầng kỹ thuật với hệ thống giao thông liên vùng rất hạn chế, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các KCN hiện nay chưa được đầu tư, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư; hầu hết các KCN chưa có mặt bằng sạch, chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng

hạ tầng kỹ thuật để đón nhận nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc thiếu hạ tầng xã hội thiết yếu như dịch vụ y tế, nhà ở, nhà trẻ, trường học… cũng là một trong những trở ngại khiến hoạt động thu hút đầu tư của Quảng Ninh chưa thu được nhiều kết quả như mong đợi

2.3.3.1.3 Cơ chế chính sách và ưu đãi đầu tư còn nhiều bất cập 2.3.3.1.4 Nguồn nhân lực còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng

Đây là một vấn đề tồn tại không những của Quảng Ninh mà còn là hạn chế chung của nhiều địa phương nước ta. Để đáp ứng được những yêu cầu về những dự án lớn, sử dụng công nghệ phức tạp cũng như đem lại hàm lượng kinh tế cao thì yêu cầu về lao động tay nghề cao là một trong những yêu cầu quan trọng. Tuy nhiên Quảng Ninh còn rất hạn chế trong việc đáp ứng những yêu cầu này của nhà đầu tư, khi mà phần lớn lao động trình độ chưa cao, chính sách thu hút nhân tài của tỉnh chưa phát huy được hết ưu điểm của nó.

Một thực tế là lao động trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng được công việc. Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh tăng nhưng phần lớn là lao động tham gia đào tạo nghề ngắn hạn, trình độ trung cấp và cao đẳng nghề còn thấp… Lao động có trình độ cao còn thiếu và yếu. Riêng đào tạo nghề, tỷ trọng đào tạo sơ cấp và ngắn hạn (dưới 3 tháng) chiếm trên 70%, nên chưa thể cung ứng được lao động có tay nghề cao. Tỷ lệ đào tạo theo hợp đồng với doanh nghiệp thấp, chưa gắn bó nhuần nhuyễn giữa đào tạo nghề với việc làm. Điều này thể hiện khá rõ nét qua các sàn giao dịch việc làm. Trong 9 tháng năm 2013, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp qua sàn giao dịch việc làm là 6.000 vị trí việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở LĐ-TB&XH) chỉ cung ứng và giới thiệu được 4.171 lao động; trong đó, số trúng sơ tuyển tại các đơn vị, doanh nghiệp chỉ đạt 1.995 lao động. Bên cạnh đó, đa phần các lao động sau khi được nhận vào làm việc, các doanh nghiệp lại phải đào tạo lại để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Như vậy với các nhu cầu được công khai tại sàn giao dịch việc làm, nguồn lao động đáp ứng nhu cầu ở mức rất thấp. Qua đây có thể thấy dấu hiệu thiếu nguồn lao động. Đặc biệt là thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật ở trình độ cao.

2.3.3.1.5 Một số trở ngại khác

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

- Do các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư chỉ quan tâm tới mục tiêu lợi nhuận và đặc điểm của FDI là các nhà đầu tư được tự quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nên họ chỉ tập trung đầu tư vào những ngành đem lợi nhuận cao => nông-lâm-ngư nghiệp không nhận được nhiều đầu tư như công nghiệp, dịch vụ

- Nhìn chung nước ta vẫn là một nước đang phát triển nên các thủ tục hc lẫn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi bị các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng kẽ hở để kiếm lợi nhuận

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Ninh giai đoạn 2006-2013 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w