2.3.2.1 Chưa thu hút được những dự án có động lực, có hàm lượng công nghệ cao
Năm 2005, Luật đầu tư được ban hành và chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2006 đã hướng tới cải thiện môi trường đầu tư, tạo một sân chơi bình đẳng cho cá nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI vào Quảng Ninh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006-2011, nhìn chung các dự án FDI đầu tư vào Quảng Ninh quy mô còn nhỏ, chất lượng không cao. Các dự án trong giai đoạn trước năm 2011 chủ yếu là có số vốn nhỏ, qui mô hạn chế,
không có hàm lượng công nghệ kĩ thuật cao, do vậy không đem lại hiệu quả kinh tế cũng như xã hội lớn cho tỉnh.
Từ năm 2012, sự đi vào hoạt động của IPA Quảng Ninh đã đóng vai trò quan trọng trong công tác thu hút FDI. Lượng vốn FDI đầu tư vào Quảng Ninh từ năm 2012 tăng lên đáng kể. Đã bắt đầu xuất hiện và đang ngày càng nhiều các dự án công nghệ cao, qui mô lớn, nguồn vốn lớn đầu tư vào các địa phương trên địa bàn tỉnh như dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Texhong Hải Hà vốn đầu tư giai đoạn I là 215 triệu USD, dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Đông Triều...
2.3.2.2 Đối tác đầu tư chưa đa dạng
Tính đến thời điểm năm 2013 trên địa bàn tỉnh có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện đầu tư, so với con số 46 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành đầu tư vào lãnh thổ Việt Nam thì số lượng nhà đầu tư vào Quảng Ninh còn hạn chế. Trong đó tập trung và chiếm số lượng lớn là các nhà đầu tư đến từ khu vực lân cận như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore...mà thiếu các nhà đầu tư đến từ các khu vực phát triển mạnh và có nền khoa học công nghệ tiên tiến như các nước châu Âu hay châu Mỹ.
Đặc biệt tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công ty xuyên quốc gia (TNCs) nào đầu tư vào Quảng Ninh. Đây là một hạn chế về đối tác đầu tư cần được tỉnh xem xét, có kế hoạch chiến lược phát triền phù hợp, không nên bỏ lỡ một đối tác đầu tư nhiều tiềm năng và được đánh giá cao như các TNCs.
2.3.2.3 Các dự án FDI mới chỉ hầu hết tập trung ở những nơi kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, các địa phương nhỏ còn hạn chế
Các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh phần lớp tập trung vào 4 thành phố của tỉnh là: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và hiện đang mở rộng ra huyện Vân Đồn. Chiếm tỉ lệ lớn nhất là thành phố Hạ Long với tỉ lệ số vốn đăng ký đầu tư, tiếp theo là thành phố biên giới Móng Cái với số vốn chiếm tỉ lệ số vốn đăng ký. Đây là những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế tốt, cơ sở hạ tầng kĩ thuật cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho các nhà đầu tư, do vậy hầu hết các dự án đều tập trung về đây, là tâm lý chung của hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm kiếm lợi nhuận tại nước sở tại.
Trong khi đó các huyện, thị xã, huyện đảo số các dự án đầu tư là rất ít, chỉ dừng lại ở một dự án hoặc là chưa có dự án nào đầu tư. Đây là những địa bàn xa về mặt vị trí, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu những lao động tay nghề cao, lại chưa có những chính sách ưu đãi, thu hút hợp lý từ phía chính quyền nhà nước nên các nhà đầu tư ít quan tâm và bỏ công sức cũng như nguồn lực tài chính để đầu tư.
2.3.2.4 Nhiều tập đoàn kinh tế lớn mới chỉ dừng ở mức tìm hiểu mà chưa thực hiện đầu tư
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh như: chưa thu hút được các dự án có tính chất động lực, các dự án lớn có hàm lượng công nghệ cao từ các nước có công nghệ hiện đại như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc; nhiều tập đoàn kinh tế lớn đến Quảng Ninh tìm hiểu nhưng chưa đầu tư mà mới chỉ dừng ở bước nghiên cứu.
Trong cơ cấu đầu tư theo quốc gia và vùng lãnh thổ của Quảng Ninh có thể nhận thấy những quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều công nghệ hiện đại, có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam nhiều trong thời gian qua như: Nhật Bản, Hàn Quốc... lại đứng ở những vị trí thứ hạng thấp. Tính đến tháng 6-2014, Nhật Bản có 4 dự án FDI còn hiệu lực tại tỉnh Quảng Ninh với số vốn đầu tư đăng ký 43,015 triệu USD, đứng thứ 12 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Quảng Ninh.Hiện nay đầu tư FDI của Nhật Bản chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Quảng Ninh là 43,015 triệu USD/4,84 tỷ USD chiếm 0,89% trên tổng số vốn đầu tư.
Cũng trong thời gian qua, Quảng Ninh được biết đến với việc thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài của các tập đoàn kinh tế lớn đến từ các quốc gia trên thế giới, trong đó có thể kể đến dự án xây dựng casino ở Vân Đồn, dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp The bay view towers,... Tuy nhiên những dự án này chưa có thủ tục hay lời cam kết chính thức nào từ phía các nhà đầu tư. Tại phiên họp hồi tháng 4/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự thảo nghị định về kinh doanh casino, Thông báo 138 này cũng đã được một số quan chức và đại biểu của Quốc hội nêu ra như là một dẫn chứng để ủng hộ việc mở cửa casino cho người Việt. Tuy nhiên, theo Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, đến nay vẫn chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung này và nghị định về kinh doanh casino cũng chưa được thông qua. Đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu về dự án, đó là các nhà đầu tư đến từ Lasvegas, Úc, Hong Kong tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng lại ở xem xét và tìm hiểu, chứ chưa có một quyết định đầu tư chính xác nào vào những dự án này.
2.3.2.5 Hàm lượng đóng góp cho khu vực nông-lâm-ngư nghiệp còn thấp
Hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong giai đoạn 2006-2013 tỉ lệ vốn đăng ký đầu tư của khu vực công nghiệp là chiếm số vốn đăng ký tương ứng số dự án, khu vực dịch vụ tuy số lượng dự án thấp hơn nhưng tỉ lệ vốn chiếm đạt mức cao do các dự án trong khu vực này có số vốn lớn, hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp có số dự án chiếm nhưng chỉ chiếm chưa đến 1% về số vốn đăng ký. Điều này cho thấy hàm lượng đóng góp cho khu vực này trên địa bàn tỉnh là thấp, chưa thật sự phù hợp với đặc điểm địa bàn còn nhiều khu vực để phát triển nông – lâm – ngư như Quảng Ninh.
Mặc dù định hướng phát triển của tỉnh là ngày càng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa xong không có nghĩa là thiếu
đầu tư cho nông – lâm – ngư nghiệp, đây vẫn là khu vực thu hút nhiều lao động truyền thống của tỉnh, đồng thời Quảng Ninh là địa bàn tỉnh có diện tích rừng tương đối lớn, có điều kiện để phát triển ngư nghiệp cho bộ phận lao động trình độ còn chưa cao, chính vì vậy cần có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động đầu tư cho khu vực này đảm bảo phát huy hết tiềm năng của tỉnh.