Giảm thiểu phát sinh và xử lý CTNH

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ môi trường chương 5 GS TS đặng kim chi (Trang 32 - 38)

IV. Xử lý chất thải nguy hạ

2.Giảm thiểu phát sinh và xử lý CTNH

a. Giảm thiểu phá sinh CTNH: - Áp dụng sản xuất sạch hơn

- Phân loại và thu gom CTNH ngay tại nguồn để tránh sự trộn lẫn CTNH với các chất thải khác

- Tái sử dụng CTNH, dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác - Tái chế và thu hồi CTNH

* Quy trình tái chế dầu Dầu cặn

Bồn chứa

Thiết bị chưng cất

Cung cấp nhiệt Cặn dầu

Thiết bị ngưng tụ (hóa lỏng) Chôn lấp (thiêu đốt) Dầu tái chế Tiêu thụ Đóng gói Khí

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

* Dây chuyền tái chế bùn đỏ

Bùn đỏ là cặn của của nhà máy làm phèn, là phần bã rắn không tan, có thành phần 40-50% oxit sắt, nhôm

Bùn đỏ (Chất thải của sản xuất nhôm từ quặng boxit)

Đãi, rửa Nước Đất, cát Sấy Thiết bị phản ứng H2SO4 Lắng Lọc Phèn nhôm Al2(SO4)3.18 H2O Phèn sắt FeSO4 Cặn Chôn lấp

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

* Quy trình tái chế kẽm

Sản xuất ZnO (dung dịch + Na2CO3 + ZnCO3;

ZnCO3 nhiệt độ cao ZnO + CO2) Xỉ kẽm Gia công (đập nhỏ) Ngâm, khuấy, lắng H2O Dung dịch Sản xuất ZnCl2 Cặn lắng Điện phân Sản phẩm mạ kẽm

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

b. Xử lý CTNH

Cố gắng xử lý tại nguồn phát sinh, hệ chế vận chuyển. Cố gắng xử lý gần nguồn phát sinh hoặc phải có kho lưu giữ CTNH, thùng chứa đặc biệt.

Hợp đồng chặt chẽ với cơ sở xử lý đảm bảo.

* Phương pháp thiêu đốt (là phương pháp tốt nhất)

Thích hợp với chất thải có khả năng lây nhiễm, dễ cháy, gây độc…

- Yêu cầu: CTNH có khả năng cháy (khả năng oxy hóa ở nhiệt độ cao) như dầu cặn, cao su, nhựa, dung môi hữu cơ…

- Thiết bị: Đốt ở nhiệt độ cao (>1.0500C) đảm bảo cháy hoàn toàn CTNH + Lò tĩnh: Lò đứng làm việc gián đoạn hoặc liên tục (thích hợp với CTR y tế)

+ Lò động: Lò quay. Đốt lẫn với xi măng hoặc đốt riêng biệt (thường đốt cả bao bì, thùng chứa)

- Ưu điểm: Giảm khối lượng CTNH đến 90 - 95% Nhiệt độ > 10500C để CTNH bị phân hủy hoàn toàn

Một số CTNH sau khi đốt ở dạng cố định (trơ, rắn) phải chôn lấp

- Nhược điểm: Tốn nhiệt độ; quá trình vận hành phức tạp; chi phí đầu tư cao, chi phí vận hành cao; cần phải xử lý khí sau khi đốt.

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

* Phương pháp chôn lấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp chôn kín, bãi chôn lấp hợp vệ sinh (có lớp phủ đáy, phủ bên cạnh, đảm bảo không có sự lan truyền sang vùng lân cận).

Chôn chìm dưới đất nơi có mực nước ngầm thấp, diện tích rộng, không bị ảnh hưởng của nước mặt

- Phương pháp phân chia bãi chôn lấp thành các ô vuông đẻ chôn theo phương thức cuốn chiếu hoặc chôn lấp theo từng loại chất thải.

- Có trường hợp xây đường hào chôn lấp chất thải - Quá trình chôn lấp:

+ CTNH được cẩu bằng hệ thống cẩu di động có mái che, điều kiện hoạt động trong mọi thời tiết, không để nước mưa, nước mặt tràn vào.

Tại ô chôn lấp, CTNH được nén bằng con lăn cơ khí hoặc dùng máy đầm để giảm thể tích.

Sau mỗi lớp CTNH dày tối đã đa 2m, phương pháp che phủ bằng 1 lớp tro, xỉ thích hợp, phương pháp đầm chặt với độ dày 15 – 20m sau đó làm thủ tục đóng bãi, các hợp đồng giám sát môi trường phải được tiến hành liên tục trong thời gian 20-250 năm kể từ ngày đóng bãi.

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

c. Phương pháp hóa lý

* Nguyên tắc: làm thay đổi, giảm tính chất nguy hại của chất thải * Một số phương pháp

- Phương pháp trích ly: tách cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ hòa tan chọn lọc. Do đó, tách và thu hồi được chất hữu cơ có lẫn trong chất thải như dầu mỡ, hóa chất bảo vệ thực vật

- Phương pháp chưng cất: tách hỗn hợp chất thải nguy hại bay hơi thành những cấu tử riêng biệt dựa trên cơ sở độ bay hơi khác nhau ở nhiệt độ sôi khác nhau của mỗi cấu tử trong hỗn hợp đó.

- Phương pháp kết tủa: Dựa vào phản ứng với 1 chất hóa học được lựa chọn để chuyển CTNH thành sản phẩm kết tủa sau đó lắng và tách ra khỏi hỗn hợp. Ứng dụng: tách kim loại nặng ra khỏi chất thải lỏng dưới dạng hydroxit kết tủa.

Dùng tác nhân oxy hóa khử để chuyển CTNH thành chất ít độc hoặc không độc như O3, H2O2, Cl2, KCr2O7 (chất oxy hóa mạnh), Na2S2O4, NaHSO3 (chất khử mạnh).

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

* Phương pháp cố dịnh và hóa rắn:

- Cố dịnh là quá trình thêm những chất khác vào chất thải để thay đổi tính chất vật lý, giảm độ hòa tan, giảm khả năng lan truyền những cấu tử nguy hại vào môi trường, thường áp dụng cho những chất thải không thể đốt.

- Hóa rắn: chuyển chất thải sang dạng rắn: các chất phụ gia có tác dụng làm tăng sức bền, giảm độ nén, giảm độ thẩm thấu. Áp dụng để xử lý đất ô nhiễm, nước thải công nghiệp.

- Yêu cầu của phương pháp này: CTNH được cố định, đóng rắn ở dạng viên để an toàn khi chôn lấp. Vật liệu đóng rắn, các chất vô cơ có tác dụng ổn định kết cấu (xi măng)

Xi măng/ CT = 1/3

Sau khi đóng rắn, phải kiểm tra khả năng hòa tan của các chất nguy hại trong mẫu.

- Ứng dụng: dùng cho CTNH không được phép chôn lấp trực tiếp: chất oxy hóa, chất dễ cháy nổ.

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ môi trường chương 5 GS TS đặng kim chi (Trang 32 - 38)