Khái niệm chất thải nguy hại (CTNH)

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ môi trường chương 5 GS TS đặng kim chi (Trang 29 - 32)

IV. Xử lý chất thải nguy hạ

1. Khái niệm chất thải nguy hại (CTNH)

* Định nghĩa: CTNH là chất thải chứa 1 trong các đặc tính: + dễ cháy, dễ nổ

+ gây ngộ độc cho người, động vật + dễ ăn mòn

+ dễ lây nhiễm

Và các đặc tính nguy hại khác, hoặc tương tác với các chất khác để tạo thành tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.

a. Dễ cháy, nổ: là những chất lỏng có nhiệt độ bốc cháy < 600C, hoặc chất rắn có thể cháy ở điều kiện bình thường, ví dụ: thùng chứa xăng dầu

b. Gây ngộ độc cho người, động vật: là chất khi vào cơ thể sống một lượng nhỏ

cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và tồn tại của cơ thể đó. Ví dụ: thủy ngân, Cadimi, crom…

c. Dễ ăn mòn: là các chất có tính axit, kiềm, phá hủy bề mặt của vật liệu

d. Dễ lây nhiễm: là các chất thải chứa vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Ví dụ: chất thải bệnh viện: máu, bông băng, bộ phận cơ thể, bao bì thuốc trừ sâu…

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

* Đặc điểm: Mức độ nguy hại tùy vào liều lượng, khả năng gây hại của các chất trong đó. Nhiều khi tính chất nguy hại của chất thải chỉ thể hiện trong một điều kiện môi trường nhất định như nhiệt độ, áp suất, pH…

* Phân loại:

- Theo mức độ nguy hại

+ CTNH nhóm A (cực độ): Nếu đi vào cơ thể người LD50 mg/ cơ thể < 5 + CTNH nhóm B (rất độc): LD50: 5 – 50

+ CTNH nhóm C (độc): LD50: 50 – 500

+ CTNH nhóm D (ít độc): LD50: 500 – 2.000 - Phân loại theo nguồn phát sinh

+ Công nghiệp + Nông nghiệp + Y tế…

- Phân loại theo khả năng quản lý/ xử lý: + Dễ quản lý

+ Dễ xử lý + Khó quản lý + Khó xử lý

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

* Sự khác nhau giữa CTNH và chất thải không nguy hại:

Loại chất thải CTNH Chất thải không nguy hại

Kim loại và hợp chất kim loại

Bùn do quá trình điện phân (chứa kim loại nặng)

Phoi sắt, rỉ sắt, xỉ lò luyện kim

Vật liệu xây dựng Bụi amiăng Bê tông vỡ, hỏng

Chất thải hữu cơ Hợp chất hữu cơ mạch

vòng (dễ gây ung tư), dioxin, furan, dầu mỡ cặn, cặn sơn…

Thức ăn thừa, chất thải nhà bếp

Chất thải hốn hợp (Vô cơ + hữu cơ)

Chất thải y tế Bao bì, giấy, gỗ…

* Quản lý CTNH bằng pháp luật

Công ước Bazel, Stockholm về giảm thải phát sinh, cấm vận chuyển CTNH xuyên biên giới và xử lý, tiêu hủy chúng

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ môi trường chương 5 GS TS đặng kim chi (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)