Công nghệ chôn lấp chất thải rắn

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ môi trường chương 5 GS TS đặng kim chi (Trang 27 - 29)

- Lò kiểu đĩa quay

2. Công nghệ chôn lấp chất thải rắn

- Là phương pháp xử lý cuối cùng đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Là phương pháp phổ biến nhất, đơn giản, kinh tế hơn các phương pháp khác, có thể được chấp nhận về mặt môi trường. Thích hợp đối với xử lý chất thải khó phân hủy (cao su, nhựa, thủy tinh, phóng xạ, chất thải không cháy được).

- 2 phương pháp chôn lấp CTR: Phương pháp chôn hở và Phương pháp chôn kín a. Phương pháp chôn hở:

- Chất thải được đổ xuống hố nhân tạo hoặc tự nhiên. Phương pháp này đơn giản, cổ điển, không phải đầu tư xây dựng nhiều tuy nhiên dễ gây ô nhiễm môi trường

- Các hố chôn hở thường có diện tích 1 ha và sâu 10m.

- Sau 1 năm chôn chất thải rắn sinh hoạt, lượng chất trong nước ngầm ở khu vực lân cận cách 1km có hàm lượng các chất như sau:

Cl- : 2.110 kg/năm

N hữu cơ: 661 kg/năm P2O5 : 5 kg/năm

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

b. Phương pháp chôn kín

Là phương pháp hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật môi trường, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp chôn hở.

Yêu cầu:

- Lựa chọn vùng đất chôn

- Đảm bảo xa vùng nước bề mặt

- ít nước ngầm, không ảnh hưởng đến diễn tích trồng trọt, được cộng đồng đồng ý - Đáy và hai bên thành hố chôn phải được bịt kín ngăn không cho thấm nước hoặc tiếp xúc với nguồn nước.

- Có thệ thống dẫn nước mưa, bề mặt

- Chất thải rắn được chôn nên có sự đồng đều về thành phần, tạo thành từng lớp mỏng.

- Sử dụng chất vô cơ có khả năng hấp thụ trong chất thải để tạo lớp ngăn.

- Chất thải rắn phải được nén giảm thể tích trước khi chôn, phủ kín hố chôn bằng lớp đất và lớp vật liệu trơ.

- Bố trí ống phun nước rác, ống thu khí bãi rác.

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ môi trường chương 5 GS TS đặng kim chi (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)