Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần kinh doanh than cẩm phả vinacomin (Trang 31)

thành sản phẩm tại Công y CP kinh doanh than Cẩm Phả Vinacomin

2.2.1 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CP KD than Cẩm Phả Vinacomin

2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ khai thác than là phức tạp trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong công ty là từng giai đoạn công nghệ. Các giai đoạn công nghệ bao gồm:

+ Công nghệ khoan – nổ + Công nghệ xúc

+ Công nghệ sàng + Vận tải

+ Chế biến than

Trên cơ sở đối tượng chi phí đã được xác định kế toán doanh nghiệp tiến hành mở sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chi tiết cho từng đối tượng, ở mỗi đơn vị sản xuất có một nhân viên thống kê theo dõi và ghi sổ các khoản chi phí của đơn vị mình để báo cáo về kế toán công ty, trên cơ sở đó kế toán tiến hành ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chi tiêt cho từng đối tượng .

2.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

Các doanh nghiệp khai thác than đều hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do đó các doanh nghiệp này sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong điều kiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Trên cơ sở phân bổ chi phí theo từng khoản mục, các doanh nghiệp khai thác than tiến hành tập hợp chi phí theo khoản mục và phân bổ chi phí cho các đối tượng tập hợp chi phí đã nêu.

Đối với những chi phí sản xuất liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí thì tiến hành tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó, đối với những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì tiến hành phân bổ cho các đối tượng đó.

Vì công ty là doanh nghiệp khai thác than nên các khoản mục chi phí của công ty được phân loại theo mục đích, công dụng như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu như thuốc nổ, xăng, dầu, mỡ,....

- Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí về tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp có tính chất lương của công nhân trưc tiếp sản xuất và các khỏan trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN), tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất tại các phân xưởng sản xuất như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác

a) Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp • Nội dung chi phí NVL trực tiếp tại Công ty

Chi phí NVL trực tiếp ở doanh nghiệp khai thác than bao gồm các chi phí về vật liệu, nhiên liệu, động lực sử dụng trực tiếp cho quá trình khai thác than như vật liệu nổ, thuốc nổ, sắt thép phụ kiện lò, dầu, mỡ các loại...

Tất cả những doanh nghiệp khai thác than chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất đó là than nên kế toán doanh nghiệp không phải tiến hành phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà xác định mức tiêu hao trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT (mẫu 01- GTKT- 3LL), Hóa đơn bán hàng (mẫu 02 – GTTT-3LL), Phiếu nhập kho (mẫu 01–VT),Phiếu xuất kho (mẫu 02–VT)...

Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”,

TK 152(1) – “NVL chính”, TK 152(2) – “NVL phụ”, TK 152(3) – “Nhiên liệu”.

Sổ kế toán sử dụng: Sổ Cái (TK 621,TK 152) , Sổ chi tiết NVL, bảng phân bổ NVL – CCDC,…

Ví dụ: Ngày 02/12/2013 công ty xuất kho 100l dầu Diezel cho PX vận tải để phục vụ sản xuất theo phiếu xuất kho (Phụ lục 13)

Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 621 ( dầu Diezel): 210.000.000đ Có TK 152(3) : 210.000.000đ

b) Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Đặc điểm:

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương cho công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm như: tiền lương cho công nhân

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

bộ phận khoan, xúc, gạt…, tiền lương công nhân ở những phân xưởng sản xuất phụ trợ, tiền lương công nhân xưởng điện, phân xưởng chế biến, phân xưởng tiêu thụ. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, PKCĐ, BHTN) của công nhân sản xuất. Các khoản phụ cấp có tính chất như: tiền thưởng làm thêm ca, thêm giờ, sản phẩm vượt kế hoạch, tiền ăn ca,…

Hình thức trả lương: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với công nhân trực tiếp sản xuất.Cuối tháng kế toán dựa vào bảng chấm công và hệ số lương của từng công nhân để tính ra lương phải trả cho từng người.

Cách tính:

Chứng từ kế toán sử dụng:

Bảng chấm công (mẫu 01 – LĐTL), Bảng thanh toán tiền lương ( mẫu 02 – LĐTL), Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu 03 – LĐTL), Bảng kê các khoản trích nộp theo lương ( mẫu 10 – LĐTL), Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( mẫu 11 – LĐTL)…

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp” TK 334 – “Phải trả công nhân viên” TK 338 – “Phải trả, phải nộp khác”. • Sổ kế toán sử dụng:

Sổ Cái (TK 622, TK 334, TK 338), Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Số nhật ký chung…

• Tại thời điểm năm 2013 Công ty đang thực hiện trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ như bảng sau:

SV: Trần Phương Thảo MSV: 10D04771 Lương thời gian = Lương tối thiểu x Hệ số lương x Số ngày công thực tế 32

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp Quỹ KPCĐ (TK 3382) BHXH (TK 3383) BHYT (TK 3384) BHTN (TK 3389) Cộng (%) Tính vào chi phí (%) 2 17 3 1 23 Trừ vào lương (%) 0 7 1,5 1 9,5 Cộng (%) 2 24 4,5 2 32,5

Ví dụ: Tháng 12/2013, ông Trần Văn Nam là công nhân tại PX tiêu thụ than 3 có số ngày công là 25. Hệ số lương cơ bản là 3,17. Mức lương cơ bản là 1.150.000 đồng.

- Lương thời gian được hưởng là: 1.150.000 x 3,17 x 25 = 3.505.300 đồng

- Tiền BHXH phải nộp: 3.505.300 x 7% = 245.371 đồng - Tiền BHYT phải nộp: 3.505.300 x 1,5% = 52.580 đồng - Tiền BHTN phải nộp: 3.505.300 x 1% = 35.053 đồng Vậy, tổng các khoản khấu trừ lương là: 333.004 đồng

=>Tiền lương ông Nam thực lĩnh là: 3.505.300 – 333.004 = 3.172.296 đồng

Kế toán định khoản như sau:

• Tính lương cho ông Nam:

Nợ TK 622: 3.505.300 đ Có TK 334: 3.505.300 đ

• Các khoản trích theo lương: Nợ TK 334: 333.004đ

Có TK 338: 333.004đ

- Ngày 20/12/2013, ứng trước 50% lương cho ông Nam bằng tiền mặt theo phiếu chi số 207 (Phụ lục 14):

Nợ TK 334_ô.Nam: 1.752.650đ Có TK 111: 1.752.650đ

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/2013

(Phụ lục 15) cho toàn công ty, kế toán xác định được tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân bộ phận trực tiếp sản xuất.

Kế toán phản ánh:

+ Lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622: 2.689.520.100đ Có TK 334: 2.689.520.100đ

+ Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622: 220.541.100đ

Có tk 338: 220.541.100đ

+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi:

Nợ TK 154: 2.910.061.200đ Có TK 622: 2.910.061.200đ

c) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung ở các doanh nghiệp khai thác than bao gồm - Chi phí lương cho công nhân QLPX, tiền trợ cấp độc hại.

- Chi phí NVL dùng chung cho sản xuất PX. - Chi phí CCDC dùng cho sản xuất PX. - Khầu hao TSCĐ dùng ở PX.

- Chi phí sửa chữa TSCĐ.

- Chi phí bằng tiền: chi phí tiền điện, nước, điện thoại.

- Chi phí mua ngoài khác: văn phòng phẩm, bảo hộ lao động,...

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ NVL – CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu chi, Giấy báo nợ…

Tài khoản kế toán sử dụng: TK 627_Chi phí sản xuất chung

Trong đó TK 627 được mở chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 như sau: +TK 627(1): Chi phí nhân viên phân xưởng

+TK 627(2): Chi phí vật liệu

+TK 627(3): Chi phí công cụ, dụng cụ +TK 627(4): Chi phí khấu hao TSCĐ +TK 627(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài +TK 627(8): Chi phí bằng tiền khác

Và một số tài khoản có liên quan khác như : TK 111, TK 112, TK 152, TK 334…

Sổ kế toán sử dụng:Sổ Cái (TK 627), Số nhật ký chứng từ,…

Phương pháp kế toán: Tại Công ty, chi phí SX chung được tập hợp bao gồm:

a) Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng:

Ví dụ: trong kỳ kế toán xác định được tổng tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên quản lý công trường PX của toàn công ty là 1.310.045.337 đồng.

Kế toán định khoản:

- Lương phải trả: Nợ TK 627(1): 1.310.045.337đ Có TK 334: 1.310.045.337đ

- Phản ánh các khoản phải trích theo lương: Nợ TK 627(1): 314.410.881đ

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

Có TK 338: 314.410.881đ b) Kế toán chi phí CCDC:

Ngày 10/10/2013, xuất kho công cụ, dụng cụ cho PX công trường sản xuất (Phụ lục 16)

Nợ TK 627(3): 4.002.000đ Có TK 153: 4.002.000đ c) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty bao gồm toàn bộ số khấu hao về máy móc, thiết bị, nhà xưởng…phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng. Cuối kỳ, kế toán tài sản cố định sẽ thực hiện việc tính, phân bổ số khấu hao và phản ánh vào Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

Phương pháp tính khấu hao:Công ty áp dụng theo phương pháp đường thẳng.

Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao bình quân năm =

Thời gian sử dụng

Mức khấu hao bình quân năm Mức khấu hao bình quân tháng =

12 tháng

Ví dụ:

Ngày 01/12/2013, Công ty mua 1 máy xúc Huyndai với giá mua chưa thuế VAT 10% là 15.000.000.000 đồng theo Hóa đơn GTGT số 103 (Phụ

lục 17) của Công ty TNHH Kim Thành. Công ty đã thanh toán bằng tiền

gửi ngân hàng. Thời gian sử dụng ước tính của máy này là 15 năm. Kế toán xác định mức khấu hao trong tháng của máy như sau:

Mức khấu hao bình quân năm = 15.000.000.000 / 15 = 1.000.000.000 đồng Mức khấu hao bình quân tháng = 1.000.000.000 / 12 = 83.300.000 đồng

Định khoản:

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

Nợ TK 627(4): 83.300.000 đ Có TK 214 : 83.000.000 đ

d) Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền: Kế toán căn cứ vào các hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại và các chứng từ (phiếu chi, giấy báo nợ)… để tập hợp chi phí SX chung phát sinh trong tháng.

Ví dụ:

Chi phí dịch vụ nước sinh hoạt của Cty TNHH KD nước sạch Quảng Ninh cho bộ phận sản xuất và bộ phận QLDN (chưa bao gồm thuế GTGT 5%) (Phụ lục 18)

Nợ TK 627: 22.416.950đ Nợ TK 133: 2.241.695đ

Có TK 331: 24.657.645đ

Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ: Nợ TK 154: 1.734.175.168đ

Có TK 627: 1.734.175.168đ

2.2.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần kinh doanh than Cẩm Phả Vinacomin

Các doanh nghiệp khai thác than đều tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hóa công nghệ và về cơ bản để tạo ra sản phẩm than phải trải qua các giai đoạn sau:

- Công nghệ khoan, nổ mìn - Công nghệ xúc

- Công nghệ sang - Vận tải

- Chế biến và gia công

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

Do quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm phức tạp trải qua nhiều giai đoạn công nghệ do đó hầu hết các doanh nghiệp khai thác than đều sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước (kết chuyển song song) Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành của bán sản phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến, còn đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoàn chỉnh.

Như vậy trong từng giai đoạn công nghệ chỉ thực hiện việc tập hợp chi phí và sau đó tiến hành kết chuyển về bộ phận tổng hợp để xác định giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Giá thành thực tế của sản phẩm được xác định như sau:

Ví dụ: Căn cứ vào những số liệu đã thu thập được ở trên về tình hình chế biến than năm 2013:

• Tổng số dư đầu kỳ là 1.565.107.560 đồng

• Tổng CPSX PS trong kỳ là 3.426.903.692 đồng

• Tổng số dư cuối kỳ là 2.115.130.125 đồng Cuối kỳ hoàn thành được 300.000 tấn than

Kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm như sau: Tổng giá thành thực tế của 300.000 sản phẩm là:

1.565.107.560 + 3.426.903.692 - 2.115.130.125 = 2.876.881.127 (đồng) Giá thành đơn vị của 1 tấn than thành phẩm = 2.876.881.127 / 300.000 = 9589,6 (đồng)

Từ kết quả trên, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm

(Phụ lục 19) SV: Trần Phương Thảo 32 MSV: 10D04771 Tổng giá thành thực tế của sản phẩm Số dư đầu kỳ = CPSX phát sinh trong kỳ + Số dư cuối kỳ - Giá thành sản phẩm đơn vị Tổng giá thành thực tế sản phẩm =

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN KINH

DOANH THAN CẨM PHẢ VINACOMIN

3.1 Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty thành tại công ty

3.1.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giá thành sản phẩm tại công ty

Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội Luận văn tốt nghiệp

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh than Cẩm Phả Vinacomin đã có những thay đổi tích cực để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

Công ty là một trong những đơn vị sản xuất phát triển và có chất lượng sản phẩm cao. Với máy móc và các thiết bị hiện đại, cùng với sự tổ chức, sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý, phòng ban, lực lượng lao động ở các bộ phận, sự tích cực và nỗ lực lao động của anh em cán bộ công nhân viên trong công ty, doanh nghiệp đang từng bước vươn lên tự khẳng định mình. Đồng thời, công tác kế toán đã thực hiện nghiêm túc, không ngừng thay đổi và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, phương pháp hạch toán, đáp ứng các mục tiêu quan trọng đề ra.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty, nhìn chung, công tác kế toán được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, luôn cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời đến nhà quản lý, đáp ứng mục tiêu quan trọng là tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Việc phân loại chi phí thep nội dung kinh tế và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí ở các doanh nghiệp khai thác than vừa phục vụ

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần kinh doanh than cẩm phả vinacomin (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w