NHỮNG LẬP LUẬN CẦN THIẾT

Một phần của tài liệu Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất (Trang 50 - 54)

Khi đào phẫu diện ở vùng đồng bằng, thông thường có những nhóm đất sau đây cần cân nhắc:

1.1. Những nhóm đất khá riêng biệt cần xác định được ngay.

Nhóm đất cát biển (Arenosols): Thường phân bố dọc biển có thành phần cơ giới toàn phẫu diện là cát ( khoảng 90% hay hơn phần tử 2- 0,02 mm ).

Nhóm đất mặn ( Salic Fluvisols): Phân bố vùng ven biển ngoài ranh giới mặn, ảnh hưởng của thuỷ triều hay mạch mặn. Về thực vật ven sông lạch, cỏ trên ruộng cũng có đặc thù riêng. Trên mặt đất khi khô có độ nứt nẻ khác nhau ta có thể nếm thử nước với Ag(NO3) thấy kết tủa.

Nhóm đất ph è n (Thionic Fluvisols hay Thiônic Gleysols ): loại hình thuỷ thành đặc biệt dễ xác nhận qua mô tả phẫu diện có:

+ Tầng sinh phèn ( thường có mầu xám đen hoặc đen). + Tầng phèn ( thường có mầu vàng rơm ).

Đất được hình thành ở những vùng đất nhất định lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long ( tham khảo bản đồ tỉ lệ 1/1 triệu ). Ngoài ra ở một số giải hẹp ở dọc miền trung và một số vùng gần đất mặn hoặc vùng trũng ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Quang cảnh vùng phèn cũng có những đặc thù riêng về thảm thực vật, về mặt ruộng, gốc rạ thường có một đoạn màu vàng gạch cua, nước thường trong.

1/ Những nhóm đất phổ biến ở đồng bằng cần cân nhắc xác định:

Nhóm đất phù sa: (Fluvisols): Nhóm đất phù sa phổ biến ở các tam giác châu và đồng bằng ven biển loại trừ các nhóm đất cát biển, đất phèn, đất mặn nói trên.

Đất phù sa có tính xếp lớp mỏng và dày do thời gian và tốc độ bồi đắp khác nhau và nguồn gốc mẫu chất khác nhau theo hệ thống sông từ trên mặt đất đến độ sâu 50 cm không có Glây trung bình và mạnh và cũng không có tầng đốm rỉ.

Tính chất còn non trẻ chưa phân hoá phẫu diện khác với đất xám có tuổi đời lớn hơn và ở địa hình cao hơn.

Nhóm đất glây (Gleysols) : Nhóm đất glây khác với đất phù sa là có glây trung bình và mạnh chiếm phần trội từ mặt đất đến độ sâu 50 cm. Đất lầy được phân chia trước đây cũng xếp vào nhóm đất này.

Nhóm đất mới biến đổi: (Cambisols): Đây là nhóm đất được FAO – UNESCO tách ra, đối với ta trước đây xếp vào đất phù sa có tầng loang lổ.

phẫu diện, có tầng đốm rỉ nhưng chưa có một quá trình chuyển hoá nào (như Argic, Ferric. Glây...)

Tầng đốm rỉ tan trong nước khác với tầng loang lổ, không tan trong nước mà vẫn giữ trạng thái cũ.

Nhóm đất than bùn ( Histosols): là nhóm đất hữu cơ đặc thù, tầng hữu cơ có tỉ lệ > 15% phân bố khác nhau trong phãu diện.

2/ Vùng trung du và núi thấp:

Từ thấp ta đi dần lên theo độ cao thường gặp những nhóm đất sau cần xem xét:

Nhóm đất xám ( Acrisols ): Nhóm đất xám theo FAO – UNESCO được xác định rộng rãi hơn phân loại trước đây của ta, bao gồm từ đất xám bạc màu (đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ ta xếp trước đấy) đến các laọi đất vàng đỏ hay vàng nâu phát triển trên nhiều loại đá mẹ như: mâcm axit, trầm tích, biến chất...Những loại hình này trước đây xếp vào đất Feralit.

Theo chỉ tiêu phân loại của FAO – UNESCO hiện nay thì đối chiếu với đất của ta chỉ còn các loại đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên các đámẹ siêu kiềm, kiềm, trung tính và đá vôi mới đủ tiêu chuẩn đất Feralit (thuật ngữ quốc tế hiện nay là Ferrasols).

Như vậy nhóm đất xám có sự phân hoá rất khác biệt về đơn vị (xem bảng phân loại cụ thể kèm theo sau). Đất vàng đỏ trên các loại đá mẹ khác nhau nói trên thuộc nhóm đất xám (Acrisols) và đơn vị (tương đương với loại) là đất xám Feralit (Feralic Acrisols).

Những chỉ tiêu của FAO – UNESCO đối với nhóm đất xám là đất chua, không bão hoà bazơ có tầng B Argic (có tập trung sét cao hơn) và một số chỉ tiêu khác biệt hơn sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau.

Nhóm đất đỏ ( Ferrasols) : Như có nói ở trên được quy định bởi chỉ tiêu chủ yếu là có tầng B Feralit (ngoài việc tập trung sét còn có các chỉ tiêu khác được xét ở phần sau, trong đó có độ không bão hoà bazơ cao và có CEC < 16 ldl/ 100g sét ).

3/ Các nhóm còn lại của vùng trung du và núi thấp là các nhóm đặc thù rất dễ phân biệt như:

Nhóm đất đen (Luvisols) : Thường hình thành trong điều kiện bão hoà bazơ và trong điều kiện tích tụ (do sản phẩm của núi lửa hay đá vôi, có mầu xám đen hay nâu thẫm).

Các đặc trưng thể hiện yếu hay không đầy đủ chỉ được dùng để phân chia ra các cấp phân loại đất bậc thấp.

4/ Tên đất ở các cấp phân vị không được trùng lặp hoặc mâu thuẫn với nhau.

5/ Tên đất được viết theo trình tự từ trái sang phải, từ thấp đến cao, dưới dạng liên từ, giữa các cấp có gạch nối.

6/ Đặt tên các cấp phân loại đất cấp thấp từ đơn vị đất phụ trở xuống cần tuân thủ bảng sắp xếp ưu tiên (xem bảng 2).

7/ Một số thông số có quan hệ đến đá mẹ, độ dốc, cấp địa hình tương đối có thể được sử dụng trong việc khoanh vẽ các contua đất. Tuy nhiên các thông số này nên viết tách rời với tên đất ở trên bản đồ đất.

8/ Bảng 2 thể hiện các đặc trưng chuẩn đoán phổ biến áp dụng để phân chia các đơn vị đất phụ.

II.3.6.1.3. Tiêu chuẩn định lượng phân chia các cấp phân vị dùng cho chú dẫn bản đồ đất

Các tiêu chuẩn cơ bản để phân chia các cấp phân vị trong phân loại đất dùng cho chú dẫn bản đồ đất theo phương pháp quốc tế của FAO – UNESCO là các tầng chuẩn đoán, đặc trưng chuẩn đoán và vật liệu chuẩn đoán (bảng 1).

Một phần của tài liệu Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất (Trang 50 - 54)