Nguyên tắc và phương pháp:

Một phần của tài liệu Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất (Trang 99 - 115)

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐA

2.3.5.1.Nguyên tắc và phương pháp:

* Nguyên tắc xác định hạng thích hợp:

- Hiện nay, phổ biến là căn cứ vào mức độ giới hạn cao nhất qua việc đối chiếu giữa đặc điểm đơn vị đất đai và yêu cầu sử dụng đất của các loai hình sử dụng đất đai. Đây là nguyên tắc đơn thuần và máy móc.

- Nguyên tắc xác định và phân hạng theo yếu tố trội: Là các yếu tố có ý nghĩa quyết định trong phân hạng không thể thay đổi được. Ví dụ như loại đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, khả năng tưới đối với các cây trồng cần tưới. Các yếu tố khác ngoài các trường hợp trên có thể được coi là các yếu tố bình thường. Ít ảnh hưởng đến việc quyết định hạng.

+ Nếu yếu tố trội có mức giới hạn cao nhất (yếu tố hạn chế lớn nhất) thì xếp hạng theo mức độ.

+ Nếu có một yếu tố bình thường ở mức giới hạn cao nhất trong khi tất cả các yếu tố trội và bình thường khác ở mức giới hạn thấp hơn thì xếp hạng tăng lên một cấp. Ví dụ, có một yếu tố bình thường ở mức S3, còn tất cả các yếu tố khác ở mức S2 và S1 thì LUT được xếp lên hạng S2 (hoặc từ N lên S3 hoặc từ S2 lên S1).

+ Nếu có 2 yếu tố bình thường ở mức S3 nhưng tất cả các yếu tố trội đều ở mức S1 thì LUT cũng được xếp lên hạng S2 (hoặc N lên S3, hoặc S2 lên S1).

+ Nếu có từ 3 yếu tố bình thường trở lên đều ở mức giới hạn đó thì LUT được giữ nguyên hạng.

* Mức độ thích hợp (hạng đất đai) phân theo 4 hạng với ký hiệu như sau: - S1: Rất thích hợp

- S2: Thích hợp - S3: Kém thích hợp - N: Không thích hợp

Hạng phụ: Chỉ rõ chỉ tiêu có giới hạn cao nhất và được ghi kèm hạng thích hợp (Ví dụ: S2i) với các ký hiệu như sau:

1. Do ngập úng: w 2. Do tưới: i 3. Do độ dốc: s 4. Do độ dày tầng đất: d 5. Do đá lẫn, kết von: d 6. Do thành phần cơ giới: c 7. Do địa hình tương đối: e

8. Do độ phì: n

9. Do lượng mưa: r

10. Do nhiệt độ: t

Ghi chú: Số lượng hạng phụ tương ứng với số các yếu tố xác định đơn vị đất đai với ký hiệu chữ thường tương ứng.

* Phân hạng mức độ thích hợp đất đai: Có thể thực hiện theo 2 phương pháp: - Phân hạng mức độ thích hợp của từng đơn vị đất đai với từng loại hình sử dụng đất đai theo phương pháp thông thường. Mẫu biểu phụ lục 10.

- Phân hạng đất đai theo phương pháp sử dụng các chương trình đánh giá đất trên máy vi tính (ví dụ: chương trình đánh giá đất đai tự động ALES).

II.3.5.2. Tổng hợp kết quả phân hạng đất đai:

- Tổng hợp kết quả phân hạng của các loại hình sử dụng đất đai theo phụ lục 11 - Tất cả các loại sử dụng đất đai đều tổng hợp diện tích các hạng chính và phụ

theo phụ lục 12.

II.3.5.3. Tổ hợp các kểu thích hợp đất đai

Nếu mục tiêu của công tác nghiên cứu là đánh giá cho nhiều loại hình sử dụng đất đai, thì kết quả đánh giá phân hạng cần tổ hợp theo các kểu thích hợp đất đai. Kiểu thích hợp đất đai có nghĩa là: gộp các đơn vị đất đai có hạng thích hợp giống nhau với tất cả các loại hình sử dụng đất đai. Kết quả tổng hợp theo mẫu phụ lục 13.

II.3.5.4. Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai:

Có 3 cách để tùy theo điều kiện cụ thể mà áp dụng:

1/ Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho từng loại hình sử dụng. Đây là trường hợp đơn giản, dễ làm, dễ hiểu nhưng phải làm nhiều bản đồ. Nội dung thể hiện trên bản đồ:

- Đầu đề ghi: Bản đồ phân hạng đất đai... (cho loại sử dụng đất đai nào đó) - Trong khoanh: ghi ký hiệu:

Ví dụ: 7

Giải thích: 28: Số khoanh

7: Số của đơn vị đất đai S2i: Hạng thích hợp

85,5: Diện tích khoanh (ha) - Màu sắc tô theo hạng:

Ví dụ:

S1: Màu xanh là mạ S2: Màu xanh là cây S3: Màu vàng nhạt N: Màu tím hồng

- Chú dẫn thể hiện màu sắc, diện tích các hạng và các ký hiệu khác. 2/ Xây dựng bản đồ phân hạng theo kiểu thích hợp đất đai:

Trường hợp xây dựng một bản đồ phân hạng tổng hợp với nhiều loại hình sử dụng đất đai thì phải xây dựng theo kiểu thích hợp. Trường hợp này chỉ làm một bản đồ nhưng phức tạp và khó hiểu. Cần phải chú dẫn đầy đủ để người sử dụng bản đồ dễ tra cứu. Nội dung thể hiện trên bản đồ như sau:

- Đầu đề: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai (vùng..., tỷ lệ...) - Trên từng khoanh trong bản đồ, ghi ký hiệu theo kiểu sau:

Ví dụ

28

85.5

S2i

7

Giải thích: là ký hiệu của khoanh số 28, đơn vị đất đai số 7, kiểu thích hợp số 5, diện tích của khoanh là 85,5 ha

- Tô màu: Màu sắc tô theo kiểu thích hợp.Cần lựa chọn màu để phân biệt.Nếu số kiểu thích hợp nhiều có thể bổ xung bằng các kiểu khác nhau như ram ( dùng nền chất lượng đa dạng ).

- Chú dẫn: Thể hiện toàn bộ nội dung phụ lục 13 và kèm theo các kí hiệu về hạng đất đai ( hạng chính, hạng phụ ) và các ký hiệu khác.

3. Xây dựng bản đồ phân hạng kếthợp với đề xuất sử dụng đất đai ( phần 2.3.6): đấy là trường hợp nên áp dụng ví bản đồ thể hiện tổng hợp được cả hai nội dung: phân hạng và đề xuất, bản đồ thể hiện đơn giản và người sử dụng dễ hiểu. Cách thể hiện sẽ giới thiệu ở phần sau.

II.3.5.5. Xây dựng bản đồ thích hợp đất đai tương lai:

Khi xây dựngbản đồ đơn vị đất đai tương lai thì cũng xây dựng bản đồ thích hợp đất đai tương lai. Nội dung thể hiện tương tự như bản đồ thích hợp đất đai hiện tại.

II.3.6. Đề xuất sử dụng đất đai.

Sau khi đã hoàn thành phân hạng thích hợp đất đai với tất cả các loại sử dụng đất đai ở phần trên, phải phân tích để lựa chọn ra loại sử dụng đất thích hợp nhất của từng đơn vị đất đai (tức là đề xuất sử dụng theo các đơn vị đất đai). Công đoạn chuyển giao giữa phân hạng và quy hoạch đất đai.

II.3.6.1. Quan điểm trong đề xuất sử dụng đất

- Bảo đảm sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển của nhà nước, của địa phương và của người sử dụng đất đai.

- Có đủ điều kiện và khả năng phát triển trước mắt và lâu dài. - Gia tăng lợi ích cho người sử dụng đất đai.

- Không gây tác động xấu đến môi trường.

- Đáp ứng được các nhu cầu về xã hội: thu hút lao động, định canh, định cư.

II.3.6.2. Cơ sở khoa học đề xuấ sử dụng đất đai.:

- Kết quả đánh giá, phác họa sự thích hợp đất đai hiện tại và tương lai. - Hiện trạng sử dụng đất đai và phương hướng phát triển.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Có đủ các giải pháp kỹ thuật đi kèm để khắc phục các hạn chế.

II.3.6.3. Lựa chọn loại hình sử dụng đất đai thích hợp nhất.

- Loại trừ trước phần diện tích đã đựợc quy hoạch sử dụng cho mục tiêu khác ( diện tích rừng hiện có, rừng quốc gia, di tích, thắng cảnh…)

- Dựa vào các kiểu thích hợp đất đai lựa chọn mỗi kiểu một loại sử dụng đất đai có mức độ thích hợp cao nhất.

- Tổng hợp diện tích của từng loại sử dụng đất đai đã chọn.

- Xác định hệ số sử dụng đất quy đổi ra diện tích sử dụng đất thực tế (diện tích canh tác).

- Điều chỉnh sự lựa chọn: đối chiếu diện tích của các loại sử dụng đất đã chọn với hiện trạng và khả năng, phương hướng phát triển để điều chỉnh.

- Chính thức đề xuất sử dụng đất đai theo mẫu phụ lục 14.

II.3.6.4. Xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất đai:

- Quy định ký hiệu các loại sử dụng đất đai: Ví dụ:

2 – 3 lúa: 2L.

2 vụ lúa + 1 vụ cây trồng cạn: 2LM. Chuyên cây trồng cạn ngắn ngày: M.

- Tách các vùng đất đã loại trừ trên bản đồ, tô màu và ký hiệu riêng. - Trên từng khoanh đất phải ghi đủ các ký hiệu.

Ví dụ:

S1 Giải thích: 9 : Đơn vị đất đai số 9 ---2LM S1 : Hạng thích hợp.

150,5 2LM : Loại hình sử dụng đất được đề xuất. 150,5 : Diện tích ( ha).

- Tô màu trên bản đồ: màu sắc được tô màu theo loại hình sử dụng đất được đề xuất.

- Đầu đề và chú dẫn ghi giải thích đầy đủ các ký hiệu.

Ghi chú: Với những trường hợp xây dựng bản đồ phân hạng và đề xuất sử dụng đất đai kết hợp, cách thể hiện như sau:

+ Ký hiệu trong khoanh: ghi như vị trí trên. + Sắc màu tô theo hạng đất đai.

+ Chú dẫn thể hiện đầy đủ ký hiệu của hạng, loại hình sử dụng đất đai được đề xuất và các ký hiệu khác.

Nếu có xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích hợp đất đai tương lai thì cũng tiến hành tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất đai trong tương lai ( hoặc còn gọi là phương án II ). Nội dung tiến hành như bản đồ phân hạng thích hợp đất đai hiện tại.

II.3.6.6. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ, cải tạo đất và khắc phục các yếu tố hạn chế:

- Các biện pháp chống xói, mòn rửa trôi.

- Các giải pháp về thủy lợi: tưới tiêu, ngăn lũ, ngăn mặn, ngăn phèn… - Chế dộ bón phân hợp lý.

- Chế độ luân canh cây trồng phù hợp.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tín dụng, dịch vụ…

II.3.7. Viết báo cáo đánh giá phân hạng thích hợp đất đai.

Báo cáo là một trong những sản phẩm chính của công tác phân hạng đánh giá đất đai. Báo cáo được tổng hợp từ các báo cáo chuyên đề và toàn bộ các kết quả của công tác đánh giá phân hạng đất đai.

II.3.7.1. Nội dung báo cáo bao gồm các chương, mục sau: Chương I: Giới thiệu chung

1.1. Giới thiệu vị trí vùng nghiên cứu.

1.2. Tổng quát, giới thiệu các công trình nghiên cứu đã có liên quan tới vùng, phục vụ cho đánh giá phân hạng đất đai.

Chương II: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Mục tiêu 2.2. Nội dung

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

Chương III: Đặc điểm vùng nghiên cứu

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết

3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất, địa mạo 3.1.3. Đặc điểm thuỷ văn

3.1.4. Thảm thực vật, cây trồng

3.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng và phân vùng địa lý - thổ nhưỡng hoặc phân vùng sinh thái nông nghiệp

3.2.1. Dân số và lao động

3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai và sản xuất nông nghiệp 3.2.3. Tình hình kinh tế, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, thị trường... 3.2.4. Phương hướng phát triển kinh tế của vùng

( Ghi chú: viết gọn, mô tả đầy đủ có số liệu phân tích ).

Chương 4: Các loại hình sủ dụng đất

4.1. Liệt kê các loại hình sử dụng đất đai hiện tại, phân tích diễn biến hiện trạng đất đai qua các mốc thời gian chính và đặc biệt là trong 5 năm gần đây. Các loại hình sử dụng dự kiến phát triển.

4.2. Mô tả chi tiết các loại hình sử dụng đất đai (nội dung theo quy trình ). 4.3. Xác định yêu cầu sử dụng các loại hình sử dụng đất đai.

Chương 5: Các đơn vị đất đai

5.1. Xác định các yếu tố và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 5.2. Kết quả các đơn vị đất đai:

- Số lượng đơn vị đất đai. - Đặc điểm các đơn vị đất đai.

- Diện tích các đơn vị đất đai phân theo loại sử dụng đất đai hiện tại và theo các đơn vị hành chính.

- Đơn vị đất đai tương lai nếu có.

Chương 6: Phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai và đánh giá tác động môi trường.

6.1. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai 6.2. Đánh giá tác động môi trường.

Chương 7: Kết quả phân hạng thích hợp đất dai

7.1. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai hiện tại. 7.2. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai.

Chương 8: Đề xuất sử dụng đất đai

8.1. Đề xuất sử dụng đất đai trên cơ sở các loại sử dụng đất đai tối ưu đã lựa chọn. 8.2. Đề xuất các giải pháp cần thiết để bảo vệ, cải tạo đất, khắc phục các yếu tố hạn chế.

Phụ lục 1: Các loại sử dụng đất đai dự kiến theo tỉ lệ bản đồ:

Tỉ lệ nhỏ Tỉ lệ trung bình (2) Tỉ lệ lớn (2)

1. Chuyên lúa

2. Lúa – lúa màu và cây CN ngắn ngày

3. Chuyên màuvà cây CNNN

4. Cây lâu năm 5. Đồng cỏ chăn thả 6. Nông lâm kết hợp 7. Cây trồng lâm nghiệp 8. Nuôi trồng thuỷ sản

1. Hai – ba vụ lúa

2. Hai vụ lúa + 1 vụ cây trồng cạn 3. Một vụ lúa + 1- 2 vụ cây trồng cạn. 4. Một vụ lúa mùa. 5. Chuyên cây trồng cạn (1). 6. Cà phê 7. Cao su 8. Chè

9. Cây ăn quả

10.Cây lâu năm khác,cây đặc sản 11. Đồng cỏ chăn thả. 12. Nông lâm kết hợp 13. Cây trồng lâm nghiệp 14. Nuôi trồng thuỷ sản 1. Hai – ba vụ lúa 2. Hai vụ lua + 1vụ cây trồng cạn. 3.Một vụ lúa + 1- 2 vụ cây trồng cạn. 4. Một vụ lúa 5. Cói hàng 6.Chuyên cây trồng cạn (1) 7. Dược liệu, rau, hoa… 8. Cao su

9. Chè

10. Dâu tằm. 11. Cà phê 12. Cây ăn quả

13. Cây lâu năm, cây đặc sản 14. Đồng cỏ chăn thả. 15. Nông lâm kết hợp 16. Rừng trồng ven biển 17. Rừng trồng cây lá rộng 18. Rừng trồng cây lá kim. 19. Rừng trồng tre lứa 20. Nuôi trồng thuỷ sản Ghi chú:

(1):Kể cả lúa nương và có thể tách riêng các cây trồng đặc biệt.

Phụ lục 2: Dự kiến các loại sử dụng đất chính của tỉnh

TT Ký hiệu Kiểu sử dụng đất

1 2LM Hai lúa + một màu

2 2LM Một lúa + hai màu

3 2L Hai lúa

4 Lc Một vụ lúa chiêm

5 Lm Một vụ lúa mùa

6 M Chuyên màu và cây CNNN (cả lúa nương)

7 CD Chè và các loại cây công nghiệp lâu năm

8 A Cây ăn quả

9 D Dâu

10 DRH Dược liệu – rau – hoa

11 ĐC Đồng cỏ

12 NL Nông lâm kết hợp

13 R Rừng

Phụ lục 3: Dự kiến các yếu tố và chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo các tỷ lệ bản đồ

TT Yếu tố Ký

hiệu

Tỷ lệ bản đồ

Nhỏ Trung bình Lớn

1 địa chấtĐất và G Tổ hợp các loại đất hợp các loại đấtLoại đất và tổ

Loại đất (theo phân loại

Việt Nam) 2 Loại hình – Độ dốc (o) SL 1. 0 - 15 2. 15 – 25 3. trên 25 1. 0 – 8 2. 8 - 15 3. 15 – 25 4. trên 25 1. 0 – 3 2. 3 - 8 3. 8 – 15 4. 15 – 20 5. 20 – 25 6. trên 25 - Địa hình tương đối E 1. Cao 2. Trung bình 3. Thấp 1. Rất cao 2. Vàn cao 3. Vàn 4. Vàn thấp 5. Rất thấp 3 tầng đất Độ dày (cm) D 1. Trên 100 2. 50 – 100 3. Dưới 50 1. Trên 100 2. 50 – 100 3. Dưới 50 1. Trên 100 2. 70 – 100 3. 50 – 70 4. 30 – 50 5. Dưới 30

TT Yếu tố Ký Tỷ lệ bản đồ Nhỏ Trung bình Lớn 4 Thành phần cơ giới( 2) C 1. Nhẹ ( a,b ) 2. Trung bình 3. Nặng ( e,g ) 1. Thô (a). 2. Nhẹ (b,c) 3. Trung bình (d) 4. Nặng ( e) 5. Rất nặng ( g). 5 Đá lẫn, kết von đá lộ đầu (1) (mức độ ảnh hưởng) D 1. Không bị ảnh hưởng. 2. ít 3. Trung bình. 4. Nhiều 6 Độ dày tầng canh tác (2) (cm). L 1. Dày > 20 cm 2. Trung bình (10-20) 3.Mỏng (< 10 ). 7 Độ phì N - Cao - Trung bình

Một phần của tài liệu Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất (Trang 99 - 115)