KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐA

Một phần của tài liệu Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất (Trang 88 - 92)

I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của thổ nhưỡng học, công tác đánh giá, phân hạng đất đai trong khoảng 3 thập kỷ gần đây đã trở thành phổ biến và đạt được nhiều kết quả cả trên thế giới và trong nước.

Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các dặc tính cấu tạo, các quy luật và quá trình hình thành đất (Soils), điều tra lập các loại bản đồ đất theo các tỷ lệ khác nhau và đã tổng hợp xây dựng được bản đồ đất toàn thế giới tỷ lệ 1/5.000.000. Sử dụng thành tựu đó và qua thực tế lao động sản xuất trên đồng ruộng, các nhà kinh tế học, xã hội học, sinh thái học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu và xem xét tới nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp với quá trình sản xuất trên từng vạt đất đai (Lands). Nói cách khác là họ tiến hành đánh giá đất đai.

Theo A. Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai (197): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng phải có.

Theo thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) đất đai được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Ecosystems). Khái niệm về hệ thống sinh thái là mối liên kết giữa các thành phần khác nhau, đặc biệt là sự phụ thuộc của các vật thể sống và các môi trường sinh thái xung quanh chúng.

Việc đánh giá đất đai trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền cần được hiểu như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở những chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng có ý nghĩa đáng kể tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong

tương lai” (Christian và Steuwart – 1968; Brinkman và Smyth – 1973).

Như vậy việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá phân hạng là những tính chất của đất đai ta có thể đo lường hoặc ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm nhưng đôi khi chỉ lựa chọn ra những đặc điểm chính có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. Trong đánh giá, thổ nhưỡng là phần đặc biệt quan trọng, nhưng còn bao hàm cả lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội khác. Đánh giá phân hạng đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học mà còn là kinh tế kĩ thuật nữa. Vì vậy cần phải có sự kết hợp liên ngành.

Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trưởng thành và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn. Công tác đánh giá đất đai đã được biên chế thành một tổ thuộc hội đồng chuyên ngành: Công nghệ về đất của Hội đồng khoa học đất quốc tế (1978).

I.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐẤT CỦA FAO ĐÁNH GIÁ ĐẤT CỦA FAO

Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá, phân hạng làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, tổ chức Nông – Lương của Liên hợp quốc (FAO) với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, xây dựng lên bản: Đề cương đánh giá đất đai (FAO – 1976). Tài liệu được cả thế giới quan tâm thí nghiệm, vận dụng và chấo nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đã và đang được xuất bản như: Đánh giá cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983); Đánh giá đất cho các vùng rừng (1984), cho các vùng nông nghiệp được tưới (1985) và Đánh giá đất cho đồng cỏ (1989)...

Trước hết cần xác định Đề cương và Hướng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến triển, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng sát đúng và phù hợp.

Đề cương đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất sau:

- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể.

- Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau.

- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp.

- Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng. - Khả năng thích nghi đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. - Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất.

Đề cương cũng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá : sơ bộ, bán chi tiết và chi tiết; hai phương pháp đánh giá: phương pháp hai bước và phương pháp song song để tùy vào điều kiện cụ thể mà vận dụng.

Phân hạng đất được chia ra các kiểu:

- Phân hạng định tính và phân hạng định lượng - Phân hạng thích hợp hiện tại và tiềm năng .

Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bậc, lớp, lớp phụ và đơn vị đất thích hợp. Có 2 bậc: bậc thích hợp, bậc không thích hợp và một pha thích hợp có điều kiện. Trong bậc thích hợp thường chia làm 3 lớp (3 hạng): thích hợp cao, thích hợp trung bình và kém thích hợp. Bậc không thích hợp thường chia thành 2 lớp: không thích hợp tạm thời và không thích hợp vĩnh viễn. Từ lớp thích hợp trung bình và kém được chia ra nhiều lớp phụ (hạng phụ) để chỉ rõ bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản lý, sử dụng đất đai, từ lớp phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp. Ngoài ra, các hướng dẫn cụ thể khác như: xác định loại sử dụng đất đai, xác định đơn vị đất đai, phân hạng mức độ thích hợp ... sẽ được giới thiệu cụ thể ở các phần sau. Có thể nói đề cương hướng dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh.

Yêu cầu và nội dung chính trong đánh giá đất đai của FAO là gắn liền đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai, coi đánh giá đất đai là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất đai. Đã có nhiều sơ đồ mô phỏng tiến trình đánh giá đất đai như: tài liệu “Đánh giá đất đai vì sự nghiệp phát triển” FAO – 1986 đã đề ra các bước đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai như sau: (Sơ đồ 1):

Ở Việt Nam cũng đã áp dụng tiến trình kỹ thuật thực hiện đánh giá đất đai của FAO – UNESCO (Sơ đồ 2).

Sơ đồ 1

Sơ đồ đánh giá đất

1

Xác định mục tiêu

2

Thu thập tài liệu

3Xác định Xác định Loại sử dụng đất 4 Xác định các Đơn vị đất đai 5 Đánh giá khả năng Thích hợp 6 Xác định môi trường và kinh tế xã hội 7 Xác định loại sử dụng thích hợp nhất 8 Quy hoạch sử dụng đất 9 Ứng dụng đánh giá đất đai

Sơ đồ 2 : Mô tả tiến trình kỹ thuật thực hiện đánh giá đất KHỞI ĐẦU Sản phẩm XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Chọn bản đồ nền Xác định yêu cầu và nội dung thực hiện Thu thập các loại bản đồ chuyên đề Thu thập thông tin số liệu Đánh giá mức độ sử dụng - Lựa chọn thông tin - Dự thảo chi tiêu đánh giá và lập bản đồ Xây dựng các bản đồ chuyên đề

Một phần của tài liệu Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất (Trang 88 - 92)