c. Đối với ngân hàng
3.2.5 Giám sát và quản lý rủi ro trong và sau khi cho vay
Thực tế, hiện nay HDBank vẫn chú trọng nhiều hơn vào công tác thẩm định trước khi cho vay, và các phần trên cũng bàn tập trung vào các rủi ro có thể nảy sinh trong quá trình thẩm định cùng các giải pháp để khắc phục mà chúng ta quên rằng, rủi ro tín dụng có thể đến từ quá trình trong và sau khi giải ngân. Một trong hai nguyên tắc của việc cấp tín dụng có thể bị khách hàng vi phạm đó là sử dụng vốn không đúng mục đích. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng một phần trong đó chính lại là vấn đề bất cân xứng thông tin, dẫn đến rủi ro. Vấn đề nằm ở chỗ do chi phí lãi vay mà khách hàng phải trả cho NH là một khoản cố định nên họ có xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực có mức sinh lợi cao để hưởng lại phần còn lại sau khi trả lãi vay cao hơn, lý thuyết tài chính DN đã chứng minh rằng “High risk – High return”, nghĩa là rủi ro mà họ chấp nhận cũng cao hơn, đồng nghĩa với rủi ro mà NH phải gánh chịu nợ xấu cũng cao hơn. Đa số các DN khi vay vốn đều có dự án/phương án kinh doanh cụ thể, khả thi nhưng giữa kỳ vọng của dự án và thực tế còn một khoảng cách, do đó khả năng DN sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay cho hoạt động kinh doanh khác vẫn có thể xảy ra.
Như vậy, giải pháp cho vấn đề này là: Kiểm sóat dòng tiền của doanh nghiệp thường xuyên, giám sát bằng công cụ về quản lý dòng tiền cash in, cash out nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích vay theo phương án đã trình bày với ngân hàng, dòng tiền có từ doanh thu, phải đảm bảo giám sát thời hạn khi nào tiền về, kỳ hạn dòng tiền phù hợp với kỳ hạn khế ước vay, giám sát chất lượng khỏan phải thu…
Đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo trung bình 6 tháng một lần nhằm xác định xem tài sản đảm bảo có bị giảm giá trị sau thời gian cho vay, nếu tài sản đảm bảo là hàng hóa cầm cố thì phải kiểm kê số lượng và chất lượng hàng thường xuyên định kỳ hàng tháng thông qua báo cáo nhập, xuất, tồn của doanh nghiệp. Việc này đảm bảo rằng trong mọi thời điểm dư nợ luôn được đảm bảo hòan toàn bằng tài sản đang có giá trị của bên vay. Ngoài ra, CBTD cần phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua việc viếng thăm thường xuyên cơ quan, văn phòng của khách hàng nhằm giúp NH luôn cập nhật thông tin, kịp thời xử lý nếu tình hình tài chính của DN phát sinh vấn đề. Bên cạnh đó, điều khoản “các điều kiện sau cho vay” cũng cần phải được trình bày rõ ràng trong hợp đồng. Theo đó, NH được quyền can thiệp và sửa đồi các điều khoản liên quan đến lãi suất, phí trong trường hợp rủi ro từ phía khách hàng tăng lên. Ngoài ra, các khoản vay cần phải được CBTD xem xét lại tối thiểu hàng quý đề kịp thời điều chỉnh hạn mức tín dụng nếu tình hình tài chính của khách hàng xấu đi.