Nghiên cứu Phân chia đối tượng mục tiêu. Khảo sát nhu cầu của người dùng. Do thám đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược Từ nghiên cứu ban đầu, đưa ra những chiến lược và chiến thuật phù hợp, thích hợp với mục tiêu ban đầu, thích hợp với định mức đầu tư, cũng như độ rộng của thị trường…
Xây dựng Chọn kênh (Fanpage, Group,…) có chứa nhiều đối tượng mục tiêu nhất. Đưa ra những nội dung hiệu quả, đúng thời điểm, đúng nhu cầu.
Tham gia Bước triển khai, thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trước đó. Nội dung, sự kiện, quảng cáo,…
Đo lường Không thể thiếu bước kiểm tra, đánh giá, và đo lường hiệu quả mang lại từ chiến dịch, cũng như đối chiếu với chi phí đầu tư. Từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết, tối ưu, để bước Nghiên cứu tiếp theo được tốt hơn.
* Những điều cần lưu ý khi làm Facebook Marketing
Khi thực hiện kế hoạch Facebook Marketing cần chú ý những điểm sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:
Xác định được thời gian phù hợp để đảm bảo thời gian đó sản phẩm của bạn hợp thời, hợp xu hướng. Không phải người hâm mộ nào cũng có thời gian cả ngày ngồi check Facebook, họ thường chỉ lên Facebook vào những thời điểm nhất định, hãy lựa chọn thời điểm và nội dung thích hợp để đăng tin.Theo điều tra thì thời gian đăng bài
hợp lý nhất thường vào: Sáng sớm, giữa thời gian làm việc và bữa tối, trước khi đi ngủ.
Xác định được đối tượng khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình là ai trong độ tuổi nào, thu nhập ra sao, có sở thích chung là gì,… Xác định được những yếu tố này sẽ giúp bạn biết khách hàng, từ đó vạch ra kế hoạch nội dung phù hợp.
Xác định được các công cụ sử dụng đểlàm chiến dịch Marketing có thực sự có ích hay gây phiền nhiễu, rác,... đối với người hâm mộ, không nên khiến họ khó chịu dẫn đến việc bỏ thích hay ẩn các nội dung từ trang.
Xác định được khả năng tài chính để tập trung những khâu quan trọng hơn là làm lan tràn phí phạm. Facebook gần như miễn phí trong việc tạo tài khoản cũng như xây dựng Fanpage, nhưng vẫn cần khoản chi phí dành cho Quảng cáo và nguồn nhân lực.
Xác định tầm ảnh hưởng cuả một cá nhân hay một Fanpage chính xác đểcó thểhợp tác hiệu quả.
1.1.6. Doanh nghiệp lữ hành
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Theo nhóm tác giả khoa Du lịch – Khách sạn trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân định nghĩa về doanh nghiệp lữ hành: “Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch.Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.”
Theo Luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, doanh nghiệp lữ hành được phân thành 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.
“Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam, đưa người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần hay trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hanh nội địa”.
“Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam”.
Hình 1.5: Phân loại các công ty lữ hành