8. Cấu trúc khóa luận
3.3. Tiến hành thực nghiệm
3.3.1. Chuẩn bị TNSP.
3.3.1.1. Chọn GV thực nghiệm.
Các GV dạy thực nghiệm là những GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trách nhiệm cao và dạy ít nhất hai lớp 10 ban cơ bản.
Trước khi nghiên cứu chương “Động lực học chất điểm”, cần phải trao đổi với GV tham gia dạy thực nghiệm về nhiệm vụ, mục đích và nội dung thực nghiệm. Các vấn đề trao đổi, thảo luận về: các dạng bài tập, số lượng bài tập, chất lượng bài tập, lường trước những khó khăn vướng mắc mà HS s gặp phải… Đề ra các phương án hướng dẫn HS khắc phục nó.
3.3.1.2. Chọn lớp thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành TNSP với đối tượng HS lớp 10 THPT với hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng.
Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi đã lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có số lượng, trình độ, năng lực học tập các môn khoa học tự nhiên trong đó có môn Vật lí là gần như tương đương nhau. Mặt khác lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng một GV dạy.
3.3.1.3. Phương pháp TNSP.
- Ở lớp thực nghiệm: GV cộng tác dạy theo phương án dạy học đã soạn thảo trong các giáo án mà người thực hiện đề tài đưa ra và đảm bảo đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết.
- Ở lớp đối chứng: GV cộng tác dạy theo cách mà họ vẫn thường sử dụng (thuyết trình kết hợp một phần với đàm thoại,…).
- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của GV và HS trên lớp, trao đổi với GV cộng tác, phân tích và xử lí số liệu thu được trong quá trình TNSP một cách khách quan, khoa học.
55
- Tổ chức cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng làm một bài kiểm tra với cùng một nội dung do người thực hiện đề tài chuẩn bị trong cùng một thời gian làm bài để đánh giá kết quả học tập.
- Trao đổi với HS sau m i tiết học nhằm rút ra những kết luận về đề tài nghiên cứu.
3.3.1.4. Thời gian TNSP.
Trong tháng 10 và 11 của học kì I.
3.3.2. Tiến hành TNSP.
- Việc giảng dạy các bài thực nghiệm được bố trí theo đúng thời khóa biểu và đúng phân phối chương trình để đảm bảo tính khách quan.
- Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng có đặc điểm và chất lượng học tập tương đương nhau.
- GV cộng tác cùng dạy cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Lớp thực nghiệm GV sử dụng hệ thống bài tập và hướng dẫn HS giải bài tập theo cách chúng tôi đề xuất, còn đối với lớp đối chứng GV dạy theo cách mà họ thường sử dụng.
- Kiểm tra hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng nội dung và thời gian. - Người thực hiện đề tài dự giờ cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Sau m i giờ dạy và sau khi kết thúc đợt thực nghiệm sư phạm, tổ chức trao đổi và rút kinh nghiệm cùng với các GV cộng tác.
3.4. Phân tích và xử lí kết quả TNSP.
3.4.1. Phân tích định tính.
Dựa vào các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS trong giải BTVL và mức độ nắm vững kiến thức của HS dẫn tới nhận xét về mức độ nắm vững kiến thức và năng lực giải quyết vấn đề của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:
+ Hăng hái tham gia xây dựng bài và tham gia có hiệu quả t ng hoạt động học tập của HS có tổ chức của GV.
56
+ Nhanh chóng phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, phán đoán được phương pháp giải bài tập.
+ HS biết phác thảo, dự kiến con đường chung có thể có t đầu đến cuối trước khi tính toán, xây dựng lập luận cụ thể để đưa ra được những giả thuyết và di n đạt nó, kiểm tra hệ quả của giả thuyết và rút ra kết luận.
+ Hoàn thành công việc theo t ng giải pháp đã dự kiến trong một thời gian ngắn, lựa chọn trong số đó giải pháp tối ưu nhất.
+ Nhanh chóng qua một số ít bài, tự rút ra sơ đồ định hướng giải các bài tập cùng loại.
3.4.2. Phân tích định lượng.
Việc phân tích định lượng kết quả TNSP làm rõ hơn nhứng nhận định rút ra t phần phân tích định tính ở trên, dựa vào kết quả của hai bài kiểm tra 15 phút và 45 phút. Nội dung của các bài kiểm tra là những bài tập vận dụng hoặc vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng mà HS đã chiếm lĩnh được trong các giờ học trên lớp.
Qua phân tích trên s khẳng định được tính khả thi của đề tài và hiệu quả của hệ thống bài tập đã soạn thảo đối với việc nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và nắm vững kiến thức cho HS.
57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương này,chúng tôi đã trình bày cách thức tiến hành TNSP gồm có các nội dung sau:
+ Mục đích, nhiệm vụ của TNSP. + Đối tượng và cơ sở TNSP. + Tiến hành TNSP.
+ Phân tích và xử lí kết quả TNSP.
Tuy chưa có điều kiện tiến hành TNSP nhưng chúng tôi tin tưởng rằng kết quả thực nghiệm s khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 THPT, nếu GV xây dựng được hệ thống BTVL theo hướng nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và đề ra cách tổ chức hướng dẫn HS giải nó thì s phát triển được năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Vật lí của HS.
58
KẾT LUẬN CHUNG
Đối chiếu với mục đích cần nghiên cứu, đề tài về cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra :
1. Nghiên cứu một số cơ sở lí luận về BTVL, mối quan hệ giữa nó và nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, về việc lựa chọn và hướng dẫn HS giải BTVL cho một đề tài, một chương, một phần của chương trình sách giáo khoa Vật lí THPT nhằm giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản và góp phần nâng cao năng lực giải quyết vấn đề.
2. Nghiên cứu nội dung và đề ra mục tiêu dạy học chương “Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 THPT Ban cơ bản.
3. Điều tra thực trạng dạy học giải bài tập chương “Động lực học chất điểm” của bốn GV vật lí và HS ở bốn lớp 10A0, 10A1, 10A2, 10A3 tại trường THPT Lý Nhân Tông.
4. Phân loại, đề ra phương pháp giải t ng loại bài tập, chúng tôi lựa chọn được một hệ thống bài tập gồm 22 bài tương ứng với 4 loại bài tập. Đồng thời, chúng tôi đề ra cách sử dụng hệ thống bài tập đó trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” nhằm giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản và góp phần nâng cao năng lực giải quyết vấn đề.
5. Dự kiến cách thức tiến hành TNSP nhằm kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài.
Mặc dù chưa tiến hành TNSP nhưng chúng tôi tin tưởng rằng: với hệ thống bài tập đã lựa chọn và cách hướng dẫn HS giải hệ thống bài tập đó s nâng cao chất lượng học tập và phát triển được năng lực giải quyết vấn đề của HS.
Quá trình hoàn thành khóa luận dẫn chúng tôi đến một số kiến nghị sau:
- Để nâng cao mức độ nắm v ng kiến thức cơ bản và góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, GV cần chú ý đến việc lựa chọn và phân
59
loại hệ thống bài tập, đưa ra cách hướng dẫn HS giải t ng loại bài tập chương
“ Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 THPT nói riêng và các chương khác của chương trình Vật lí phổ thông nói chung.
- Cần soạn thảo những tài liệu hướng dẫn GV sử dụng bài tập trong m i tiết học và quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dư ng năng lực giải quyết vấn đề cho HS bằng giải BTVL.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) - Nguy n Xuân Chi - Tô Giang - Trần Chí Minh- V Quang - Bùi Gia Thịnh (2013), Vật lí 10, NXB GD.
[2] X. E. Camenetxki - V. P. Ôrêkhôv (1987), Phương pháp giải bài tập vật lí ở trường phổ thông, NXB GD.
[3] Ph. N. Gôrôbôlin (1977), Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên tập 1, NXB GD.
[4] Bùi Quang Hân (Chủ biên), Giải toán vật lí 10 tập 1 (tái bản lần thứ tám). NXB GD.
[5] Nguy n Văn Khải (Chủ biên) - Nguy n Duy Chiến - Phạm Thị Mai (2008), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB GD.
[6] Nguyến Thế Khôi (1995), Một số phương án xây dựng bài tập phần “Động lực học” lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Luận án phó tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội.
[7] Đào Văn Phúc - Phạm Viết Trinh (1990), Cơ học, NXB GD.
[8] P.A Rudich (1986), Tâm lí học, NXB Mir và NXB Thể dục thể thao. [9] Lê Trọng Tường (Chủ biên) - Lương Tất Đạt - Lê Chân Hùng - Phạm Đình
Thiết - Bùi Trọng Tuân ( 2012), Bài tập vật lí 10 Nâng cao. NXB GD. [10] Bùi Thị Thu Thảo (2012), Xây dựng và hướng dẫn học sinh giải hệ thống
bài tập chương “Động lực học chất điểm” nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp đại học. [11] Đặng Thị Thu Thủy (2012), Xây dựng và hướng dẫn học sinh lớp 10
THPT giải hệ thống bài tập chương “Động lực học chất điểm” - Vật lí 10 Nâng cao theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học.
[12] Phạm Viết Trinh - Nguy n Văn Khánh - Lê Văn (1982), Bài tập vật lí đại cương tập 1, NXB GD.