Xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng phục hồi trạng thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi (IIA) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 51)

thái IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Hệ thống tác động vào rừng nhằm thỏa mãn các mục tiêu của con người trên cơ sở tôn trọng quy luật sống tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Hệ

thống kỹ thuật lâm sinh là các biện pháp tác động của con người vào quần xã thực vật rừng dựa trên cơ sở về mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nên hệ quần xã và giữa các bộ phận với môi trường sống. Hệ thống này muốn sử dụng có hiệu quả buộc phải dựa trên những quy luật của tự nhiên và không được làm một cách tùy tiện, tuyệt đối hóa các biện pháp. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất các giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên với các loài cây tái sinh tại tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên như sau:

Những khu vực chủ yếu là đang trong giai đoạn phục hồi trạng thái IIA, hầu hết đường kính và chiều cao còn ở mức nhỏ so với khả năng sinh trưởng của cây. Trạng thái rừng IIA có mật độ cây tái sinh cao thì giải pháp tác động phù hợp là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Bên cạnh đó mật độ cây tái sinh chủ yếu là cây Mạ, và cây con phát triển mạnh và phát dần chậm phát triển. Nguyên nhân chính ở đây là sự cạnh tranh về nhu cầu dinh dưỡng của các loài cây gỗ và sự cản trở, chèn ép của lớp cây bụi lớp cây tầng thấp đối với các cây tái sinh. Để có thể phát triển và lợi dụng tốt cây tái sinh cần có các biện pháp áp dụng kĩ thuật lâm sinh.

Chặt bỏ cây có ảnh hưởng tới sự phát triển cây tái sinh: Với các đối tượng rừng phục hồi tồn tại rải rác hoặc theo đám cây mà có hại đến cây tái sinh như những cây sâu bệnh, khống chế chèn ép cây mục đích tầng dưới đang tái sinh, nhất là cây tái sinh ưa sáng thì cần chặt khử bỏ. Việc loại bỏ các cây có hại này cần hạn chế gãy đổ làm hại cây tái sinh tầng dưới. Mặt khác nơi hoàn cảnh khắc nghiệt có thể tạm hoãn việc loại bỏ cây tầng trên trong mùa khô hạn. Từ nghiên cứu tổ thành cho thấy: các loài có giá kinh tế như Dẻ, Dẻ gai, Trám... đã có sự tái sinh tốt và xuất hiện dần trong tổ thành của tầng cao, đây chính là các đối tượng được giữ lại nhằm tăng chất lượng rừng được nuôi dưỡng. Việc loại bỏ các loài cây phi mục đích có thể tiến hành đối

với tầng cao và tầng cây tái sinh tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cho sự phát triển và diễn thể rừng được ổn định.

Phát dây leo, cỏ dại, cây bụi chèn ép cây mục đích tái sinh: Thông qua việc làm này tạo được không gian dinh dưỡng thích hợp và cải thiện hoàn cảnh thích hợp cho cây sinh trưởng nhanh hơn. Trong thực tế khi mật độ cây thân gỗ đủ lớn thì kỹ thuật phát dọn cần từng bước kết hợp phát cả cây thân gỗ kém giá trị, cây sâu bệnh chèn ép cây mục đích để điều chỉnh tổ thành, dẫn dắt rừng phát triển theo hướng xác định. Việc phát dây leo, cỏ dại và cây phi mục đích có thể thực hiện từ 1-3 lần/năm (tùy khả năng nhân lực) ngay trong mùa mưa để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của cây, kịp thời phân hủy hạn chế cháy rừng. Sau đó tiến hành nuôi dưỡng rừng.

Xác định các loài có giá trị kinh tế (đã xuất hiện ở các trạng thái rừng trong tự nhiên tại khu vực nghiên cứu) đưa vào trồng nhằm điều chỉnh tổ thành theo mục đích sử dụng.

Các biện pháp nêu trên tiến hành đồng thời với các biện pháp như: Cấm chăn thả đại gia xúc, các đôi tượng dễ cháy cần có biện pháp phòng chống cháy thực hiện theo quy phạm phòng chống cháy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; Bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích; Tận dụng cây khô chết, sâu bệnh và lâm sản phụ khi được cấp có thẩm quyền cho phép….

Có sự điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây có mục đích, và có sự điều tiết và chon lọc những cây có giá trị kinh tế cao.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi (IIA) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 51)