Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi (IIA) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 45)

Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con. Căn cứ vào kết quả khả năng tái sinh để đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.

Trên cơ sở số liệu thu thập trong quá trình điều tra về chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 4.05. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trạng thái IIA xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Vị trí OTC N/ha (Cây) Tỷ lệ chất lượng(%) Nguồn gốc(%) Tt TB Xấu Ht Chi Chân 1 5120 51.56 29.69 18.75 81.75 18.25 2 5440 47.06 33.82 19.82 80.88 19.88 3 5520 49.28 31.88 20.29 78.26 23.19 4 4720 47.46 32.20 20.34 81.36 18.64 Sườn 5 5040 47.62 31.75 20.63 79.37 20.63 6 4560 43.86 35.09 21.05 80.70 19.30 7 4160 48.08 30.77 21.15 78.85 19.23 8 4480 48.21 32.14 19.64 80.36 19.64 Đỉnh 9 4560 40.35 31.58 28.07 78.95 21.05 10 4320 51.85 31.48 16.67 77.78 18.52 11 4160 46.15 34.62 19.23 80.77 19.23 12 4080 41.18 39.22 19.61 78.43 21.57 Trung bình 4680 46.89 32.85 20.44 79.87 19.78

Qua bảng 4.05 cho thấy chất lượng cây tái sinh tại các vị trí chân, sườn, đỉnh nhìn chung chất lượng tốt và trung bình chiếm đa số chiếm gấp 3 lần chất lượng cây xấu. Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt biến động từ 40.35% đến 51,85 %, còn tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng trung bình biến động từ 29.69 % đến 39.22 %, tỷ lệ cây có chất lượng xấu biến động từ 16.67% đến 28.07% .

Về nguồn gốc tái sinh thì chủ yếu là tái sinh hạt chiếm gần 77,78 % đến 81.75 %, tái sinh chồi chiếm 18,25 % đến 23,19 %. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây chồi. Tóm lại chất lượng và nguồn cây tái sinh tại đây đạt tỷ lệ tốt, cây tái sinh có thể sinh trưởng và phát triển nhanh có thể thay thế dần cho tầng cây cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi (IIA) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)