Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi (IIA) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 47)

Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài. Trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng, qua đó cho ta hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.06. Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng phục hồi trạng thái IIA xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Vị trí OT C

Tổng số (cây/ OTC)

Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây)

<0,5 m ≥0,5- 1 m >1-1,5 m >1,5- 2 m >2- 2,5 m >2,5- 3 m >3, 0 m Chân 1 5120 1200 1520 800 880 240 80 400 2 5440 1120 1680 960 560 800 160 160 3 5520 960 1680 1040 640 480 640 160 4 4720 960 1280 800 640 480 240 320 Sườn 5 5040 1120 1200 1120 640 320 400 240 6 4560 800 1440 640 560 320 560 240 7 4160 960 880 720 560 720 80 160 8 4480 800 1280 800 720 320 320 240 Đỉnh 9 4560 1120 1360 800 320 480 240 240 10 4320 960 1200 640 560 400 160 240 11 4160 720 1280 960 560 400 160 80 12 4080 960 960 880 640 240 240 160 Trung bình 4680 973 1313 847 607 433 273 220 % 100 20.80 28.06 18.09 12.96 9.26 5.84 4.70

Kết quả điều tra tái sinh ở trạng thái rừng IIA diện tích trên 12 OTC: Kết quả điều tra trung bình cho thấy số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao < 0,5 m có số cây trung bình 973 cây, chiếm tỷ lệ 20.80%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao từ 0,5 - 1 m chiều cao trung bình là 1313 cây, chiếm tỷ lệ 28.06%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao từ 1 m - 1,5 m chiều cao trung bình là 847 cây, chiếm tỷ lệ 18.09%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao từ 1,5 m - 2 m chiều cao trung bình đạt 607 cây, chiếm tỷ lệ 12,96%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao từ 2 - 2,5 m chiều cao trung bình là 433 cây, chiếm tỷ lệ 9.26%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao từ 2,5 m - 3 m có chiều cao trung bình đạt 273 cây, chiếm tỷ lệ 5.84%. Số cây tái sinh ở cấp chiều cao > 3 m có số cây trung bình 220 cây, chiếm tỷ lệ 4.7%.

Hình 4.02. Biểu đồ phân bố số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao

Điều này chứng tỏ có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ, nên nhiều cá thể bị đào thải. Khi thời gian phục hồi tăng thì mật độ cây tái sinh có chiều cao < 0,5 – 1,5 m ở các giai đoạn cây tái sinh, sinh trưởng và phát triển

mạnh. Bởi vì khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng chủ yếu từ 1 - 1,5 m là điển hình cho quá trình sinh trưởng của cây tái sinh. Trong đó, sự cạnh tranh về dinh dưỡng tầng cao giữa các loài tăng dần từ 1,5 - 3 m được thể hiện rõ trên biểu đồ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái rừng phục hồi (IIA) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 47)