Ngôn ngữ đậm chất trữ tình trong việc thế hiện con người

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 197 (Trang 53 - 62)

8. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình trong việc thế hiện con người

Bên cạnh những trang miêu tả thiên nhiên mang đậm chất trữ tình, ngôn ngữ độc thoại mang đậm chất trữ tình ở nhà văn khi ông hướng đến miêu tả con người. Đặc biệt là những số phận bất hạnh, cô đơn trong cuộc sống đa sự, những vấn đề mà ông quan tâm sau năm 1975. Đó là những trang văn câu từ miêu tả lão Khúng, sư già Thiện Linh, miêu tả người đàn bà hàng chài, miêu tả Nhĩ, Lực, Thai, Hạng...

Trong Mùa tráỉ cóc ở miền Nam, Nguyễn Minh Châu đưa người đọc đến cuộc gặp gỡ của “tình mẫu tử thiêng liêng” giữa bà mẹ (sư già Thiện Linh) và người con trai - tiểu đoàn trưởng Toàn sau hơn hai mươi năm xa cách. Sau hai mươi năm, mẹ con mất nhau khi gặp lại nhau thì phải “vw/ vẻ, cảm động nhung hoàn toàn bất ngờ và trái ngược như một phiên tòa đại hình ” [4; tr.413]. Người mẹ tội nghiệp hôm ấy ân hận cả đời vì làm phật ý con. Sau 20 năm nương nhờ cửa Phật để tĩnh tâm và chuộc lại lỗi lầm của mình, làm một “nhà sư khất thực giữa cõi đời và ngửa tay xin tình thương của thiên h ạ ” [4; tr.413]. Bà gửi trọn niềm tin và niềm hi vọng được cứu rỗi vào đứa con trai duy nhất của mình nay đã là một sĩ quan của quân đội giải phóng. Ngờ đâu, niềm hi vọng ấy mới được nhen nhóm thì bị lụi tàn ngay do thái độ dửng dung và vô cảm của Toàn. Nguyễn Minh Châu đã để cho người đọc thấy được cảnh tượng gặp gỡ của hai mẹ con: “Người mẹ òa khóc, nhào đến ôm chầm lấy Toàn, còn Toàn thì nét mặt thờ ơ và nghiêm khắc. Chợt hình như anh sực nhớ cần phải bày tỏ một cử chỉ tình cảm gì đó trước mặt tôi, anh đến đứng sau lưng bà mẹ với một động tác hơi khoa trương. Vòng hai cảnh tay ôm lấy ngang lưng mẹ một cách thật thắm thiết. Xong việc đâu đấy (...) thấy Toàn sau khỉ vuốt lại những sợi tóc ở bên thải đương xong thấy nhũng ngón

tay ươn ướt, đang đưa mấy ngón tay ỉên mũi ngửi” [4; tr.425]. Nhân vật kế chuyện đã không giấu được nỗi kinh hoàng của sự bại hoại đạo đức không còn nhân tính đã kêu lên “hỡi trời ơi, có ai trên đời này nhìn thấy đứa con đang ngửi giọt nước mắt của m ẹ” [4; tr.425] Nhưng cũng bàn tay ấy, khi đối diện với cấp trên thì lại “đầy vồ vập, đây hô hởi, mười ngón tay của anh ôm trùm lên xoắn xuýt (...) có ngón thì cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc, trong lúc ngón tay cẩi vô cùng răn chăc cử quăp chặt vào như mỏ của một con chim á c ” [4; tr.428-429]. Căn bệnh trầm cảm “xơ cứng trái tim” trong Toàn cứ dần bộc lộ. Trong suốt thời gian gặp mẹ, điều mà Toàn quan tâm nhất không phải là hai mươi năm qua mẹ sống như thế nào, cực khổ, chịu đựng ra sao mà thay cho những lời quan tâm ấy là vấn đề lý lịch của mẹ: “Nào! Bây giờ mẹ nói cho tôi nghe, những năm thảng ở trong này mẹ đã làm những việc gì, mẹ sống với a i” [4; tr.429].

Đất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên đường đi chiến đấu và có không ít người đã hi sinh, đế lại trong lòng người phụ nữ một vết thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt còn chịu nỗi đau nữa đó là người mẹ - sư già Thiện Linh khi bị đứa con mình lạnh nhạt giận dỗi. Có biết bao người phụ nữ Việt Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát hi sinh của những người mình thương yêu nhất.

Nhân vật Khúng trong Khách ở quê ra thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Minh Châu. Làm nổi bật lên tâm trạng đậm chất trữ tình của một người nông dân chất phác gắn bó với núi rừng, một con người cũ kĩ, tính cách khác người thích “nổi tiếng” làm những việc mà không ai giám làm đó lại có những suy nghĩ trăn trở về cuộc đời mình. Phải chăng, Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ độc thoại để cho nhân vật của mình giãi bày cuộc đời số phận của mình một cách chân thực nhất. “Trong các đàn con cải đông đúc mà mụ Huệ đã đẻ cho lão như một nguồn lao động trời cho ấy duy chỉ có một đứa, - chính là

thẳng Dũng, - lão không hề biết rõ con cái nhà ai, lão không được phép hỏi mụ vợ, cũng không được phép hỏi người khác. Suốt đời lão, không bao giờ lão hắt hủi và bằng tất cả tấm long thành thực, lão yêu thương nó, nhưng không bao giờ lão thoát ra được cái nôi ám ảnh rằng nó mang dòng máu xa lạ với lão....- suốt đời lão mang tiếng lấy vợ thừa người khác, chang là vì n ó .”

[4; tr.561].

Những dòng tâm sự rất chân thành đó khiễn mỗi chúng ta đều xúc động trước tình cảm sâu đậm của một con người nông dân tưởng như lạc hậu, cũ kĩ nhưng lại chưa đựng một tình thương bao la vô bờ bến dù lão biết sự thật đó không phải là con mình. Lão tự ý thức được số phận của mình “lấy vợ thừa” của người khác nhưng cái quan trọng mà lão có được đó chính là lòng bao dung, vị tha. Lão Khúng không chỉ ý thức về số phận mình qua dòng độc thoại ta thấy một người bỏ quê ma đi đến một vùng đất mới xa xôi, hẻo lánh lập nghiệp nhưng những phút trầm tư lão vẫn nghĩ về quê hương của mình

“dù sao đời lão đã phải bỏ làng xom,bỏ mổ mả tố tiên ở dưới biến đế lên tận đây, cái miền ngược ma thiêng nước độc này đế khai khấn đất cat kiếm sống, lão vật lộn với miếng đất rừng này đến giờ gọi là tạm mát mặt...thì đời con lão lại phải bỏ đây đế đi đến những miền rừng khác xa xôi hơn. Chang lẽ đời của lão, cái số phận của lão, của vợ chồng con cái lão cứ phải như vây?”

[4; tr.599].

Cả thiên truyện Phiên chợ Giát là một dòng độc thoại triền miên của lão Khúng trên đường đi bán con bò khoang, đã dân người đọc lăn lội theo suốt chiều dài của một đời người lên thác, xuống ghềnh với bao nhọc nhằn, lam lũ tính toán của lão. Một lão nông dân vừa cục cằn, vừa u tối vì đã vắt kiệt mồ hôi, sức lực để biến đất hoang, rừng rậm thành ruộng nườn, khoai sắn để nuôi đặng một đàn bò đông đúc. Những ngôn ngữ độc thoại của chính lão đã khiến lão tự dằn vặt lương tâm khi bán con bò con vật đã gắn bó qua lâu

với gia đình lão là kẻ đồ tể, là kẻ giết người. Chính điều đó khiến cho người đọc cảm nhận sâu sắc sự xót xa âm thầm trong sâu thắm tâm linh của người nông dân cả đơig tủi nhục trong kiếp người - bò: “chẳng lẽ lão cảm thấy được lão đang xua đuối cái số phận qua đôi nhọc nhằn của lão ra khỏi đời lão, cái số phận nửa người, nửa vật” [4; tr 566]. Lão cảm thấy mệt mỏi muốn đứt hơi, nhưng lại khoan khoái vô cùng, như làm được một việc từ trước tới giờ lão vẫn hằng mơ ước nhưng chưa có cách gì đế là. Con người lão lúc nào cũng như phân thân ra, một nửa đang sống trong cuộc đời của con bò khoang đen nhơn nhơ giữa nội cỏ trong rừng sâu thẩm, một nửa đang chính là hình ảnh cuộc sống lão trong hiện tại, một lão nông đầy nhọc nhằn, một mình với một chiếc xe bò giữa đườn. Có thể thấy, qua độc thoại nội tâm lão Khúng hiện ra rất nhiều cung bậc cảm xúc mang đậm chất trữ tình đông thời hiện lên một nhân cách cao cả: vừa là một lão nông thiết thực lại vừa là như một triết gia vớ vẩn, vửa uỷ mị lại vừa cục súc, vừa mặc cảm tự ti lại ngất ngưởng bất cần, vừa hoài nghi lại vừa ngại người có quyền chứ. Những điều đó khiến cho nhân vật Khúng tự nhiên, gần gũi với cuộc đời.

Trong Dấu vết nghề nghiệp nhà văn đế nhân vât của mình sử dụng ngôn ngữ độc thoại để chiêm nghiêm về cuộc đời mình. Người thủ thành 83 tuổi danh tiếng một thời, đến khi sắp từ biệt cõi đời, trong cái khoảnh khắc tâm lý hiện có mới nhận ra những luồng ánh sáng đủ sức tỏ rõ toàn bộ qua khứ, kể cả một trái bóng gian lận trong đời cầu thủ thành chuyên nghiệp - trái bóng cho ông thấy con người ta tường xuyên không hoàn hảo, và có những phút vụng dại yếu ớt và ngu ngốc đến mức không thể tưởng tượng được, để thấm thìa sự nhân hậu độ lượng của cuộc đời, từ những nhận thức ấy mà tự vượt ra khỏi mình, sống cho xứng đáng hơn.

Vậy là để làm nổi bật lên yếu tố trữ tình từ những nhân vật thế sự trong

quá đã trót cảu gắt với mẹ. Trước khi ra đi, anh Ca đã chắng dặn là không được cáu gắt mà phải chiều bà đó ư. Sự hoi hận như cải bong bóng trời mưa, lập tức vỡ tan đi ngay, khi chị Hằng cúi xuống ngắm gương mặt đứa con gái ...Rồi chị Hằng chợt cười một mình, nghĩ đến lúc mình chỉ bé bằng con bé Lan này... Chao ôi, bao giờ thì nó mới biết lây, đến bao giờ thì lững chũng từng bước, biết gọi bập bẹ "mẹ, mẹ ”, đến bao giờ biết múa hát, đùa nghịch, làm nũng. Đên bao giờ nó mới biêt nhất mẹ, thụỉ em và bỉêt nói lêu láo "con đ ì mẹ" như cải thẳng Hùng đầu bò đầu bướu k ia ”.. .[4; tr46] nhân vật được miêu tả chủ yếu qua những biểu hiện hướng ngoại giữa dòng chảy dung dị đời thường, còn với các kiểu loại nhân vật tự thú, xám hối, nhân vật tính cách hay những thân phận đời tư. Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ độc thoại như một thứ “chiếu yêu kính” soi tỏ tâm can nhân vật, khắc hoạ một tính cách một trạng thái tinh thần, đi vào những diễn biến tư tưởng, những trạng thái tinh thần, những đột biến tâm lý, những nỗi đau số phận, thể hiện qua độc thoại nộ tâm, các nhân vật có chiều sâu và sức nặng hơn nhiều so với những mô hình hướng ngoại trước đây.

Trong những truyện ngắn trước 1975, nhân vật của Nguyễn Minh Châu chủ yếu được quan sát từ cái nhìn bên ngoài, thế giới nội tâm đã được chú ý miêu tả nhưng chưa nhiều, phần lớn là được phát hiện bởi người kể chuyện hoặc các nhân vật khác, v ẻ đẹp nội tâm của Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rùng được cảm nhận chủ yếu qua sự nhận xét, đánh giá của Lãm, của chị Tính.. .Người đọc nhận ra “cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh” trong tâm hồn Nguyệt trước hết là nhờ bởi sự “chỉ điểm” của Lãm, không phải một mà đến hai lần. Trong Những vùng trời khác nhau cũng vậy, những cảm xúc nội tâm của Sơn, của Lê chủ yếu được miêu tả qua lời người kể chuyện. Một nét khác biệt rõ nữa là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật chủ yếu dùng để khám phá, phát hiện về những đối tượng, vấn đề bên ngoài. Những tình huống nhân

vật tự ý thức về những vấn đề của bản thân mình hầu như rất hiếm xuất hiện. Một số truyện thời kì đầu, nhân vật cũng có dằn vặt, suy tư nhưng không có mâu thuẫn gay gắt. Sự vận động bên trong của nhân vật là nhất quán, luôn chuyến hóa theo hướng tích cực, được đánh giá theo những quy chuẩn chung của cộng đồng cho nên con người hiện lên chưa có có được sự phức tạp, đa dạng của chiều sâu tâm lí.

Trong đoạn thế hiện tâm tư của nhân vật Lực trong truyện ngắn c ỏ lau,

ví dụ sau khi anh gặp lại người cha trong hiệu ảnh: “Tình cảm cùng bổn phận sẽ bắt tôi phải trở lại đâyvới ông già tôi...Rồi thì cũng như mọi người khác, tôi vân không thế đi trốn khỏi được số phận, tôi không thế đi trốn khỏi được cuộc đời mình một khỉ mà tôi đang còn sống, mặc dầu trong ỷ nghĩ của hai người thân nhất đời tôi thì tôi đã chết ” [5, tr.469]. Nỗi cô đơn ghê gớm trong tâm hồn nhân vật càng lúc càng dày thêm qua những đoạn tâm tư như vậy. Đen Phiên chợ Giát, thế giới nội tâm của nhân vật hiện lên qua dòng ý thức hỗn độn, xô đấy, đan xen nhiều mạch ngầm, những ngả rẽ bất ngờ, đứt đoạn rồi tiếp nối, chen lấn giữa hiện thực và quá khứ, những ý nghĩ trên bề mặt đồng hiện với những ảo giác của thế giới tâm linh... Trên con đường “tối thui tối mò”, gập ghềnh khó nhọc, cái con đường có thực dẫn về chợ Giát, lão Khúng đế mặc cho “cái bẩy ỷ tưởng roi rắm, tối tăm ” của mình, đang chịu theo một sức mạnh bí ẩn nào đó lôi ngược về với những miền sâu thẳm, mịt mờ âm u trong kí ức, một kí ức có cả cái phần nhân loại đã kết đọng lại tự ngàn đời nay. Thực ra lão đã đi trước khi lão thức giấc, lão đi trong giấc mơ thấy mình “giang cả hai cánh tay nâng một chiếc búa to nặng”[4; tr.566] giáng vào đầu bò Khoang, trong giấc mơ thấy chiếc xe của ông Bời “bay là là trên mặt đám ruộng trồng khoai lang”[4; tr.581]. Tiếp đó, lão đi trong những hồi ức về 14 năm trời gắn bó với bò Khoang, về chuyến đến “cái xứ đất rất xa lạ” có tên là Đắc Lắc, xa hơn nữa, lão đến tận “một khu rừng Tây Bắc

Campuchia giáp nước Thái Lan”, nơi đứa con trai giỏi giang nhất của lão đã ngã xuống...Không chỉ sự thật mà còn có cả giấc mơ, không chỉ ý tưởng mà còn có cả linh tính, cảm giác, nỗi sợ hãi mơ hồ..., lão đối thoại với mình, với con bò, với lão Bời, với mọi người, với cả những vì sao xa xôi. Dòng độc thoại, đối thoại miên man, lộn xộn, ngổn ngang trong tâm tư lão không chỉ xới lên những tầng sâu bí ấn trong thế giới nội tâm mà còn giúp nhà văn dựng lại lịch sử một kiếp người, đặt ra những giả thuyết về số phận của người nông dân. Qua những thủ pháp miêu tả nêu trên, nhà văn giúp ta thấy được những mâu thuẫn, giằng xé trong nội tâm nhân vật, những biểu hiện phức tạp của tính cách, những khó khăn mà mỗi cá nhân gặp phải trong con đường tự hoàn thiện mình... Cũng nhờ đó mà giúp khám phá, làm lộ ra những vẻ đẹp lấp lánh của cái hạt ngọc ẳn giấu trong bề sâu tâm hồn con người, và nó hiện lên tâm trạng rối bời của lão Khúng một người nông dân cục cằn thô lỗ nhưng ấn sâu reong đó là một trái tim nhân hậu.

KẾT LUẬN

Văn học cũng như cuộc đời, luôn là một dòng chảy liên tục bất tận, có lúc mạnh mẽ, mãnh liệt, có lúc quanh co, lắng dịu nhưng không bao giờ đứt đoạn. Trong những khúc quanh ngập ngừng của dòng chảy ấy, rất cần có những xung lực đột phá để khơi dòng, để tìm một hướng đi mới. Trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ sau 1975, giữa lúc nền văn học có dấu hiệu chững lại và không ít người lâm vào tình trạng bối rối, không tìm thấy phương hướng sáng tác, cùng với sáng tác của một số nhà văn khác, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một thứ xung lực góp phần khơi dòng cho văn học của thời kì đối mới. Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam những năm sau 1975 là một điều đã được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất nhận định. Sáng tác của ông chắc chắn đã có nhiều ảnh hưởng đối với những nhà văn cùng thời và thế hệ sau. Những người thân, những người bạn của ông cùng với nhiều người trong giới nghiên cứu đương thời luôn dành cho ông một sự yêu quý và kính trọng sâu sắc. Họ nhìn thấy ở ông “một sự dũng cảm rất điềm đạm”[12], “một chiến sĩ chiến đấu đến cùng cho điều mình nhận thức là đúng” (Thái Bá Lợi), với vẻ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 197 (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)