Ngôn ngữ trần thuật mang tính khách quan

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 197 (Trang 26)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật mang tính khách quan

Ông quan niệm đúng đắn rằng: ngôn ngữ văn học nói chung phải được nuôi dưỡng trong lòng tiếng nói của đời sống. Vì vậy, Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ trần thuật đậm chất hiện thực. Sau 1975, đế phản ánh đời sống một cách chân thật, hiện thực và tỉnh táo Nguyễn Minh Châu buộc xây dựng con người cá thể, cụ thế chứ không chung chung như giai đoạn trước. Đe những tác phẩm của mình đến gần hơn với nhân dân, vì thế ngôn ngữ nghệ thuật cũng có sự biến chuyển ngôn ngữ trần thuật sử dụng đời thường, gần gũi với cuộc sống con người như thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ, tất cả đều được thể sự chân thực, giản dị trong các sáng tác của ông.

Phần lớn truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được trần thuật theo hướng khách quan hóa: người trần thuật hòa mình với nhân vật, “ủy thác” lời trần thuật cho nhân vật và trần thuật có giọng nói riêng. Do vậy, người đọc có thể đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, từ thế giới tâm hồn nhân vật này sang thế giới tâm hồn nhân vật khác. Đồng thời, Nguyễn Minh Châu cũng tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc về tính chân thật của câu

chuyện được kể khi giúp người đọc đối thoại cùng với nhân vật. Thế giới nhân vật hiện lên phong phú và cuốn hút người đọc.

Khi trần thuật khách quan hóa, tính khách quan của hiện thực được phản ánh rất cao. Tuy nhiên ở dạng này người trần thuật ít đế lại những nét riêng biệt trong tác phẩm. Hình tượng người trần thuật mờ nhạt đồng thời dễ dẫn đến sự đơn điệu trong cách kể. Do vậy, theo tiến trình phát triến của loại hình tự sự, kiếu trần thuật này được các nhà văn vận dùng tài tình, khéo léo với nhiều mức độ khác nhau tạo nên sự phong phú đa dạng cho lối trần thuật khách quan hóa.

Ngôn ngữ trần thuật đã giúp Nguyễn Minh Châu tạo ra những tình huống khách quan trong truyện ngắn. Đọc tác phẩm, người đọc thấy đó là những câu chuyện ngẫu nhiên, xuất hiện nhiều trong đời sống chứ không phải là những câu chuyện xa lạ gì. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu nhìn thẳng, nhìn thật vấn đề đời sống sau năm 1975, ông đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo: Anh phóng viên Phùng đang làm công việc đi săn ảnh nghệ thuật và phong cảnh để làm lịch. Một buổi sáng sớm anh đi trên bãi biển, anh bỗng phát hiện ra một bức tranh tuyệt tác của thiên nhiên, đó hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa thấp thoáng trong màng sương sớm, lúc ẩn lúc hiện. Cảnh vật hiện lên trước mặt anh phóng viên Phùng là “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. “Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích" [4; tr. 113] đã khiến Phùng bối rối, anh "tưởng chỉnh mình vừa khám phá thấy cái chân lỉ của sự toàn thiện, khảm phả thấy cải không khỉ trong ngần của tâm hồn" [4; tr. 113]. Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đã mang lại “khoảnh khắc hạnh phúc tràm ngập tâm hồn Phùng” và Phùng đã bấm máy liên tục để thu hết vẻ đẹp tuyệt đỉnh của cảnh vật vào trong ống kính của mình.

Thế nhưng, khi chiếc thuyền vào tới bờ thì một sự thật trần trụi phơi bày trước Phùng, một sự thực bi thương. Đó là hình ảnh những con người lao động nghèo khổ, xơ xác, như không hề có chút niềm vui, hạnh phúc nào cả. Là bi kịch cuộc sống: chồng đánh vợ, con đánh cha. Tình huống truyện này, Nguyễn Minh Châu đã để chủ thể dùng ngôn ngữ trần thuật phản ánh vấn đề đời sống, đưa ra những vấn đề đầy nghịch lí, nghịch lí giữa cái đẹp của nghệ thuật với sự trần trụi, bi đát của cuộc sống hiện thực. Nghịch lí giữa người vợ tốt bị hành hạ nhưng vẫn không bỏ chồng, nghịch lí giữa sự vũ phu tàn bạo của anh hàng chài với vợ nhưng không bỏ vợ. Với tình huống của truyện, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng để người đọc suy nghĩ, đó là mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật với cuộc sống. Nghệ thụật là một cái gì xa vời như chiếc thuyền ngoài xa trong màng sương sớm mờ ảo, còn cuộc sống thì rất cần như con thuyền khi đã vào tới bờ. Hay nói một cách khác, Nguyễn Minh Châu cho rằng nghệ thuật trước hết phải gắn liền với cuộc sống, phải phản ánh chân thật cuộc sống và góp phần cải tạo cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

Trong Chiếc thuyền ngoài xa, qua ngôn ngữ trần thuật của nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu thể hiện sự tỉnh táo khi đề cập trực tiếp vấn đề như bạo hành gia đình, nạn mù chữ: “Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hố, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chang nói chang rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đảnh vừa thở hổng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ môi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đón: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờĩ"[4; tr.l 19]. Có thể thấy ngôn ngữ trần thuật giúp cho nhà văn phản ánh đời sống một cách khách quan và cũng tỉnh táo nhất.

Trong Khách ở quê ra qua ngôn ngữ trần thuật mà tác giả sử dụng có cái nhìn khách quan nhất về những khó khăn, vất vả của những con người bước đầu đi làm kinh tế mới: “Định ngắm kỹ và lâu nhất hai bàn tay của lão. Chang còn là hình thù một cái bàn tay con người nữaỉ Hai bàn tay lão đầy nhũĩĩg chô nôi u nối cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một tòa rê cây vừa mới đào dưới đât ỉên. Và Định như đang nhìn thây một thứ đât đền kỳ cục: cứ lông chông đẩy những đả. Viên bẻ chỉ là một hòn đả kỳ lưng, hòn to cũng ngang cải đầu

[4; tr.544]. Người đọc biết đến lão Khúng - một con người mang những nét điển hình về thân phận, tâm trạng, suy nghĩ của người nông dân, “một nông dân ròng”: chịu khó làm lụng, vun vén gây dựng cơ đồ, đầy ý chí và bản lĩnh nhưng cũng là một con người mềm yếu, cô đơn và đầy niềm trắc ẩn. Trong con người lão Khúng, ấn chứa cái xấu nguyên thủy lẫn vẻ đẹp nguyên sơ làm cho lão vừa đáng thương vừa đáng trọng. Với ý thức mãnh liệt về sự thay đổi số phận, một số phận quá đỗi nhọc nhằn, “nửa người nửa con vật” của mình, nhân vật lão Khúng cũng là một tính cách dị biệt mà Nguyễn Minh Châu đã dày công xây dựng và gửi gắm vào đấy nhiều quan niệm mới mẻ của mình về hình ảnh người nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới. Ở lão có cả những nét vừa “quen” vừa “lạ” của người nông dân Việt Nam. Con người rất nặng lòng với quê hương, làng xóm ấy đã dám một mình bỏ làng để đến một vùng đất hoang vu “chó ăn đả, gà ăn sỏi ” [4; tr544] tìm miếng ăn, tạo dựng cuộc sống mới. Là con người rất yêu kính tố tiên, dòng họ, mồ mả cha ông nhưng cũng từng cả gan báng bổ thần linh dám cho dựng nhà trên cái nền đất của ngôi đền linh thiêng nhất làng. Trong khi mọi người đồng tâm nhất trí gia nhập họp tác xã để thực hiện ước mơ tiến lên chủ nghĩa xã hội thì lão - dinh lũy cuối cùng của sự làm ăn cá thể, lặng lẽ nhưng hết sức kiên quyết không chịu tham gia vào. Ngay cả cách nghĩ: “Làm ra con người khó đếch

g ì? ” [4;tr.556] và ý muốn đẻ thật nhiều con của lão cũng thật là trái khoáy. Cái cách lão đồng ý lấy Huệ, chấp nhận và yêu thương đàn con có cả -

nếp lẫn vào” cũng là một điều khác thường đối với số đông nhiều người. Tác giả không khắc họa lão Khúng để nhằm nhấn mạnh một phương diện nào đó trong những phẩm chất xã hội của người nông dân. Nhân vật được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ con người cá nhân với tất cả những khía cạnh phức tạp của đời sống bên trong... Ngòi bút nhà văn còn lách sâu vào đến tận cùng thế giới vô thức với những bí ấn tâm linh mà chính lão cũng không thể giải thích nối.

Khách ở quê ra là cái phần bóng tối còn nặng nề, cái phần lạc hậu một thời gian dài còn bao trùm lên con người và cuộc sống nông thôn. Lớn lên trên mảnh đất đã quá cằn cỗi, con người ta phải như cây rau dền gai thô giáp, bám chặt vào cuộc sống thì mới sống nổi.

2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất đòi thường

Giữa thế giới nghệ thuật cực kì phong phú và đa dạng, văn học tự khắng định mình như một loại hình nghệ thuật độc lập, bởi văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn ngữ. Trong một truyện ngắn nói riêng và tác phấm văn học nói chung toàn bộ các yếu tố như chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện, kết cấu, cái nhìn nghệ thuật... đều thể hiện bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ đời thường là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đã được nhiều nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình trong đó có Nguyễn Minh Châu.

Đe cho những tác phẩm của mình đến gần hơn với bạn học, Nguyễn Minh Châu đưa ngôn ngữ đời thường vào trong tác phấm. Người đọc thấy được sự gần gũi, chân thành của nhà văn với những vấn đề mà ông nói đến.

Trong truyện ngắn Phiên chợ Giát, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật để kể lại câu chuyện giữa nhân vật lão Khúng với ông chủ tịch huyện:

Ông chủ tịch huyện đã cảm thấy bị xuc phạm, da mặt đỏ gay, tuy vân cố kìm giữ:

- Sao thế?...Có việc gì thế hả ông lão?

- Toàn một lũ ăn cắp...Ồng coi, chủng nó thảo mất của tôi cả một bộ díp. - Lão Khúng càng cau mặt lại. — Quân ăn cướp chứ không phải là ăn cắp nữa, cải quân công trường ấ y l’\4; tr.562].

Sử dụng ngôn ngữ trần thuật đậm chất đời thường, nhân vậy Khúng trong tác phấm hiện rõ lên bản chất của một người nông dân thực thụ. Là sự trộn lẫn những gam màu khác nhau trong một bức chân dung tính cách vừa thống nhất vừa đối lập. Ở lão vừa có sự bảo thủ trì trệ vừa có cả tư duy đổi mới, thực dụng nhưng cũng rất đa cảm, ranh mãnh láu cá nhưng cũng có khi ngây thơ cả tin, mạnh mẽ quyết đoán nhưng cũng có lúc yếu đuối đến tội nghiệp.

Ngôn ngữ trần thuật không những khám phá những đề tài một cách chân thực mà trong những trang văn của Nguyễn Minh Châu, ông đã sử dụng những khấu ngữ khi phản ánh những vấn đề đời sống.

Khẩu ngữ là một trong những phong cách ngôn ngữ giúp nhà văn diễn tả ý tưởng sinh động nhất, là nguồn tài liệu vô tận giúp nhà văn tái hiện các chi tiết, các xung đột xã hội cũng như cá tính hóa nhân vật, khắc họa diện mạo và chiều sâu tính cách. Nguyễn Minh Châu cũng đã sử dụng khẩu ngữ để diễn đạt cảm xúc, thể hiện tư tưởng tình cảm của mình để cho những sáng tác của ông đến gần hơn với bạn đọc.

Trong Cỏ lau tác giả trần thuật lại cuộc nói chuyện giữa Phi Phi - một cô gái “ăn sương” với Lực. Qua ngôn ngữ trần thuật của nhân vật “ tôi”, xuất hiện rất nhiều khấu ngữ:

“-Anh ấy cũng đồng ý với con rằng ...bác hiền lành mà tốt hiếm CÓI Tuy hơi già một chút nhưng rất đảng yêu, mà cònxuân ” lắm!

-Bác ấy! Con phải lôi anh ấy cùng đi đế đảm bạn con chúng nó khỏi nhấm nhay bảo với nhau rằng con phải lòng bác, con chài bác.

-Mốt hỏm nay đấy. bà già vừa vờn thanh niên. Con các cô gái khoác tay ông già. Con nói thật với bác nhé: có ông trăng non trên đầu làm chủng, giá bây giờ bác thật lòng yêu con...

-Điên rô vừa chứ Phi Phỉ — anh thanh niên trừng măt kính

[4; tr.522-523]. Lời lẽ thông tục có tính chất khẩu ngữ cũng xuất hiện ở Phác trong

Mùa trái cóc ở Miền Nam. Trong chuyến xuống D7 khi nghe bác sĩ Khoát phán đoán nguyên nhân căn bệnh buồn ngủ của “đám lính”, Phác đã thẳng thắn: “Phỉễu, thế mà cũng nói được. Vứt mẹ nó cái bằng Bác sỹ đ i!”

[5; tr.545] Và cũng chính anh khi chứng kiến lối sống của Toàn đã thốt lên một cách khinh bỉ: “Anh hung vặt, cái quân suốt đời chang biết tiếng súng là g i” [5; tr.533]. Trong văn xuôi, bước đối thay của ngôn ngữ lúc đầu gắn với nhu cầu “được nói thật”. Sự cổ vũ của Đảng “nhìn thẳng và nói thật” cho phép nhiều tác phẩm chống tiêu cực ra đời. Ngôn ngữ văn xuôi bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ. Với khả năng biến ảo của một bút pháp đa dạng, đa tầng, Nguyễn Minh Châu này còn gây cú sốc thực sự cho ngôn ngữ văn học. Lối nói “cộc lốc”, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa các liên từ, nén năng lượng làm rung chuyển lối văn mực thước, trang trọng hoặc rào đón, đưa đẩy. Ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những gửi thưa kiểu cách, những nghi thức nhiều khi rất nhiều khách sáo, mặc nhiên khẳng định tư thế bình đẳng, dân chủ giữa con người với con người. Lối văn đó phù hợp với cái hiện thực đời thường mà ông mô tả.

Lối nói bỗ bã, đậm chất khẩu ngữ còn xuất hiện sinh động ở lão Khúng trong Khách ở quê ra. Khi kể lại cho Định - chú của mình ở Hà Nội nghe chuyện ở quê, ngôn ngữ của lão Khúng hiện lện thật sinh động: “May làm saoỉ Cái cơn mẹ Huệ nhà tôi lúc ấy cũng đã gánh hai thủng đá ở ruộng về. đặt gánh đá xuống nó lao theo. Nó ôm chặt lấy thằng Dũng, giằng được con dao quẳmỉ tôi nghĩ thật hú vía!...chứ không bo ó nhà lão chắt Hoè bữa đó... thê nào cũng cỏ đứa biên thành ma ông cụt” [4; tr.543]. Viêt vê “người thật việc thật” bên cạnh phản ánh đề tài hiện thực Nguyễn Minh Châu còn sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị gần gũi với người dân để nhũng tác phẩm của ông đến gần hơn với quần chúng nhân dân.

2.2. Ngôn ngữ đối thoại đậm chất triết lý và suy tư

Ngôn ngữ chỉ tồn tại, nhận biết và bộc lộ bản chất thông qua việc hành chức của nó. Ngôn ngữ phải qua chính những hiện tượng ngôn ngữ cụ thế, sinh động trong thực tế giao tiếp. Những năm gần đây, đối thoại trở thành một vấn đề nghiên cứu của ngữ dụng học. Đe hiếu đúng đắn bản chất và ngữ nghĩa bất kì cuộc thoại nào trong tác phẩm nghệ thuật, điều quan trọng trước tiên cần phải đặt nó vào tình huống cụ thế.

Trước hết, đối thoại trong truyện là đối thoại nghệ thuật đảm nhiệm chức năng thẩm mĩ bao gồm hai bình diện lời kể và lời thoại. Lời kể hay lời gián tiếp là lời văn đảm đươc chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận con người và sự kiện là lời của người trần thuật, người kể chuyện. Lời thoại là hình thức kế bằng lời nhân vật. Nó còn được gọi là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học, hình thức kể chuyện cá thể hoá triệt để tính cách và tình huống đối thoại. Giữa lời thoại và lời kế có sự khác nhau ở điếm nhìn. Người kể luôn có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 197 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)