8. Bố cục của khóa luận
2.3. Ngôn ngữ độc thoại đậm chất trữ tình
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của nhân vật, lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình thế hiện trực tiếp qua trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Nhà văn không chỉ đóng vai trò khách quan, đứng ngoài để quan sát, miêu tả nhân vật, mà còn để nhân vật tự soi. Giai đoạn sau năm
1975, Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để thể hiện chính chủ thể của nó với những bí ấn khôn lường, phức tạp, phán xét bởi ý thức hướng nội. Hơn bao giờ hết, thủ pháp độc thoại nội tâm trở nên tất hữu hiệu trong việc đi sâu, len lỏi vào bề sâu tâm lí nhân vật để phơi bày những bí ẩn phức tạp của nó. Lời độc thoại của nhân vật trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu không chỉ khắc hoạ rõ nét tâm lí nhân vật mà còn mang đậm chất trữ tình.
Là nhà văn được biêt đến là một người say mê cái đẹp “say xưa đón nhân lấy mọi vẻ đẹp của cuộc sống con người ”[ 11], luôn cố gắng “tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”[5; tr.300]. Qua ngôn ngữ độc thoại, Nguyễn Minh Châu thể hiện điều đó trong những trang văn đậm chất trữ tình. Nói đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975, nhiều người đã nhận ra chất thơ trữ tình lãng mạn làm cho truyện của ông có một sắc điệu riêng, không trộn lẫn với những câu chuyện thời chiến khác, sắc thái trữ tình trong các truyện Mảnh trăng cuối rừng, Nguồn suối, Nhành mai... chủ yếu đến từ những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật gắn với những xao động thầm kín đầy mơ mộng của nhân vật. Trong sự chi phối của cảm hứng sử thi, chất trữ tình lãng mạn của truyện hòa điệu cùng tâm hồn nhân vật, giúp soi chiếu rõ nét hon vẻ đẹp nội tâm của những con người thời chiến. Sau 1975, chất trữ tình lãng mạn bớt đi để nhường chỗ cho chất trữ tình triết luận. Người đọc vẫn dễ dàng tìm thấy chất trữ tình đã thành quen thuộc trong những đoạn cảm nhận về thiên nhiên, cảnh vật {Ben quê, Bên đường chiến tranh, Song mãi với cây xanh...). Tuy nhiên trong nhiều trường họp, chất trữ tình tan hòa vào những suy tư của nhân vật, đầy ắp cảm xúc, một thứ cảm xúc lắng sâu đầy trải nghiệm. Có thể thấy điều này trong cảm xúc của Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành khi ngồi giữa đám cỏ xanh mượt phủ trên ngôi mộ người yêu giữa một vùng rừng Trường Sơn: “Trên đôi
bàn chân trần như ngày nào tôi rón rén bước đến bên cái nắm đất lùm lùm và tôi ngồi X uống, chừng như nghe thấy được xung quanh mình tiếng tí tách của những ngọn cỏ non đang nhủ ỉên, hàng triệu ngọn cỏ non đang đội đất ấm nhủ lên...Cả một vùng rừng sao mà ỉm ắng? Lòng rừng như rộng thêm ra. Tiếng con chim nào đó hót trên cành cây nghe sao mà hoang vu...” [5, tr. 188] Hoặc như là cảm xúc của Lực khi ở cùng Thai bên bờ sông Đồng Vôi, đoạn cuối truyện Cỏ lau. Cũng trong cỏ lau và nhiều truyện ngắn khác, những đoạn suy tư giàu cảm xúc của nhân vật chính thường xen lẫn với những đoạn triết luận về nhân sinh càng làm cho tính phức thể của truyện rõ nét hơn. Trong sự ngổn ngang, bề bộn của đời thường, chất trữ tình trong truyện của ông thấp thoáng ẩn hiện khó nhìn thấy hơn, nhiều lúc dường như bị chìm khuất sau những chi tiết khắc nghiệt của hiện thực trần trụi. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, đằng sau câu chuyện đầy bi kịch của gia đình hàng chài, chất trữ tình đọng lại ở hình ảnh cô gái - chị của thằng Phác, có cặp mắt như “cặp mắt của đứa trẻ lên năm... - một cặp mắt đen của chiếc thuyền mới đóng”
[4; trl 13]. Hình ảnh cô gái gợi lên một niềm tin, một điều hi vọng nào đó. Tương tự như vậy là chất trữ tình kín đáo toát ra từ hình ảnh cô gái con của Te trong Chợ Tet. Nổi lên trong bức tranh ngột ngạt, ngưng đọng đầy mỏi mệt của làng quê nghèo, hình ảnh trẻ trung, nhanh nhẹn của cô gái đem lại cho thiên truyện sự tươi mới, dù ít ỏi, để gợi lên một sự đổi thay trong tương lai.
Neu như ở giai đoạn trước 1975, chất trữ tình mang màu sắc lãng mạn trước hiện thưc thì giai đoạn sau 1975 trước cuộc sống đa sự và trước con người đa đoan ngôn ngữ độc thoại sử dụng một cách rụt rè
và chất trữ tình trong đó cũng trầm lắng hơn trước con người và thiên nhiên.
2.3.1. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình trong việc miêu tả thiên nhiên
Truớc hết ta nhận thấy: ngôn ngữ đậm chất trữ tình trong các thiên truyện của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 thể hiện trong việc miêu tả cảnh
sắc thiên nhiên. Dõi theo lộ trình sáng tác của nhà văn tôi thấy: Từ Bên đường chiến tranh đến Cơn giông, Ben quê ...đều xuất hiện những đoạn văn tả thực như mơ về thiên nhiên cây cỏ.
Là nhà văn cách mạng giai đoạn trước năm 1975 những trang văn của ông đều mang đậm chất trữ tình. Trong Mảnh trăng cuối rừng thiên nhiên hiện lên một cách mơ hồ và huyền ảo qua ngôn ngữ độc thoại của nhân vật Lãm: “ xe tôi chạy trên ỉởp sương bênh bông. Mảnh trăng khuyẻt đứng yên ở cuối trời, sảng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phiả cô gái ngồi lấp đầy bóng trăng. Không hiếu sao, ỉủc ấy, như có một niềm tin vô cớ nhưng chắc chắn từ trong không gian tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh chính là Nguyệt, chính người mà chị tôi thườỉĩg nhắc đến. Chộc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao...Trăng sáng soi thắng vào khuôn mặt Nguyệt, la ,f cho khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thườngƯ\A\ tr.28-29].
Có thế thấy, một khung cảnh thiên nhiên đầy lãng mạn. Khung cảnh nối bật được nhà văn chọn lựa là đêm trăng đẹp giữa núi rừng. Đây là bối cảnh tiêu biểu của những câu truyện tình yêu. Tác giả đã vẩy hồn mình vào thiên nhiên để tạo dựng một không gian trăng huyền ảo; mà ở đó tất cả cảnh vật đều nhuốm chất thơ và mộng. Trên cái phông lãng mạn ấy, đôi trai gái hẹn hò và đi bên nhau giữa miền thần tiên thoát tục. Đây là những cảnh được miêu tả và qua đó thiên nhiên sống dậy bằng tiết tấu dìu dặt, đường nét mềm mại, ánh sáng êm dịu ảo mộng: Gió tây nam xào xạc trên những chỏm rừng ;Sương mù đùn ra như sữa thỉnh thoảng từ thung lũng vang lên một tiếng chim mơ hồ ; Xe trôi trong sươỉĩg bồng bềnh dưới trăng thanh...[ 4; tr.28]. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trong không gian yên tĩnh huyền bí tràn ngập chất trữ tình, tạo dựng khung cảnh cho một cuộc tình thánh thiện xuất hiện. Nổi bật
nhất là hình ảnh trăng; Trăng được miêu tả nhiều góc độ, nhiều thời điểm và từ đó nguồn sáng ánh trăng toả ra, tạo nên một khí quyến riêng của truyện. Ban đầu trăng xuất hiện là một mảnh trăng nhợt nhạt xanh lét tái tê, có lúc trăng tinh nghịch, thấm nhiễm vào màn sương... Nhưng vẻ đẹp lãng mạn bừng sáng dưới trăng được biểu hiện nơi đoạn văn miêu tả trăng ùa vào buồng lái. Trăng làm hình ảnh người rạng rỡ, vẻ đẹp tự nhiên thánh thiện của Nguyệt hiện dậy, khuôn mặt cô lồng đầy bóng trăng, từng sợi tóc của cô sáng lên. Và trong không gian rộng bao la của đêm rừng hỏa tuyến, trăng toả xuống thắp sáng đêm trên con đường xe chạy...
Nhà văn đã tái hiện được khung cảnh truyện tràn đầy chất thơ và phần lung linh nhất của nó là ánh trăng non nguyên sơ thanh khiết. Đắm mình trong khung cảnh ấy người đọc thấy hiện thực khốc liệt chết chóc bị đẩy lùi. Hiện lên trên trang văn là cả thế giới thiên nhiên trường sơn hoang sơ tinh khiết huyền bí thơ mộng. Sức sống bất diệt thiên nhiên không thể bị lụi tàn trước sức mạnh của huỷ diệt, nó tồn tại phô bày vẻ đẹp thơ mộng của mình trước thời gian đó phải chăng là ẩn ý của ngòi bút Nguyễn Minh Châu? Sức sống và sự thơ mộng ấy cũng chính là vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên nó hoàn toàn không phải là cảnh trí siêu thoát trên cõi thần tiên mà ngược lại nó rất thực mà trái tim Nguyễn Minh Châu cảm nhận. Chính điều ấy tạo ra sự độc đáo của truyện ngắn này, bởi một sự thật khi viết về đề tài chiến tranh sự đau thương thường lấn át niềm vui, sự tàn khốc bao phủ sự lãng mạn. Nhưng niềm vui không chết và vẻ đẹp lãng mạn vẫn trường tồn như thực tiễn. Điều khác biệt chính là thế giới quan của tác giả có tìm đến và tâm hồn của nhà văn có rung cảm đồng điệu nhập vào với những yếu tố đó đế hình thành tác phấm hay không mà thôi.
Bên đường chiến tranh khi miêu tả hoàng hôn, Nguyễn Minh Châu thể hiện suy nghĩ tâm trang của mình trước khung cảnh thiên nhiên: “ánh hoàng
hôn như một cái lum màu xám nhờ, lần lượt liếm ỉên từng mặt lả cây...cháy lên in hình lồ lộ một rặng núi đả vàng rực trong dáng chiều, từ giữa thinh không dội về tiếng va vào nhau lắc rắc của những cặp sừng trâu. ”, [5; tr. 109-110].
Là một hoạ sĩ tài năng, vì vậy bằng ngôn ngữ độc thoại bức tranh thiên nhiên trong Ben quê hiện lên khung cảnh mùa thu ở sông Hồng cũng thật kì thú qua những suy nghĩ trăn trở của nhân vật Nhĩ: “bên kia là những hang cây băng lãng, tiêt trời thu đem đên cho con sông Hông một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng them ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nang sớm đang từ từ di chuyến từ mặt nước lên những bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời ỉủc này đang phô ra trước cửa số của gian gác nhà Nhĩ thứ màu vàng thau xen lân màu xanh non — những màu săc thân thương qua như là da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”[4; tr.245]. Những dòng suy nghĩ của Nhĩ về khung cảnh thiên nhiên nơi mà Nhĩ sinh ra nhưng phải đến cuối cuộc đời Nhĩ mới nhận ra điều đó. Những dòng tâm tưởng đó không chỉ là khung cảnh thiên nhiên mà còn là niềm xót xa, hối hận của một con người trước mảnh đất “chôn rau cắt rốn”.
Cùng với trang văn “như thực như mơ” về thiên nhiên, qua ngôn ngữ đôc thoại ông cho nhân vât của mình cảm nhận về mối giao hoà vĩnh cửu giữa thiên nhiên và con người, dưới nhãn quan của nhà văn , thiên nhiên bình đẳng với con người, con người trở thành thưc thể với thiên nhiên và giao hoà cùng với thiên nhiên. Như cuộc trò chuyện của bác Thông với cây xanh, với ngọn gió, với mẹ đất trong sống mãi với cây xanh: người mẹ đất lặng mình đi suy nghĩ, trầm tư: “Mặt đất tự trang điếm bằng biết bao cảnh sắc thiên nhiên tưới đẹp nhưng trước hết, bao giờ mặt đất cũng tự trang điếm cho mình bằng nhưng con Người ”[4; tr 567] đó là sự hoà quện giữa thiên nhiên và con người hai thực thế đó luôn gắn liền nhau, bổ sung cho nhau nhưng đằng sau những
dòng suy nghĩ đó là nỗi đau đớn thật sự của ông già trông cây trước việc cây cối bị con người sát hại.
2.3.2. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình trong việc thế hiện con người
Bên cạnh những trang miêu tả thiên nhiên mang đậm chất trữ tình, ngôn ngữ độc thoại mang đậm chất trữ tình ở nhà văn khi ông hướng đến miêu tả con người. Đặc biệt là những số phận bất hạnh, cô đơn trong cuộc sống đa sự, những vấn đề mà ông quan tâm sau năm 1975. Đó là những trang văn câu từ miêu tả lão Khúng, sư già Thiện Linh, miêu tả người đàn bà hàng chài, miêu tả Nhĩ, Lực, Thai, Hạng...
Trong Mùa tráỉ cóc ở miền Nam, Nguyễn Minh Châu đưa người đọc đến cuộc gặp gỡ của “tình mẫu tử thiêng liêng” giữa bà mẹ (sư già Thiện Linh) và người con trai - tiểu đoàn trưởng Toàn sau hơn hai mươi năm xa cách. Sau hai mươi năm, mẹ con mất nhau khi gặp lại nhau thì phải “vw/ vẻ, cảm động nhung hoàn toàn bất ngờ và trái ngược như một phiên tòa đại hình ” [4; tr.413]. Người mẹ tội nghiệp hôm ấy ân hận cả đời vì làm phật ý con. Sau 20 năm nương nhờ cửa Phật để tĩnh tâm và chuộc lại lỗi lầm của mình, làm một “nhà sư khất thực giữa cõi đời và ngửa tay xin tình thương của thiên h ạ ” [4; tr.413]. Bà gửi trọn niềm tin và niềm hi vọng được cứu rỗi vào đứa con trai duy nhất của mình nay đã là một sĩ quan của quân đội giải phóng. Ngờ đâu, niềm hi vọng ấy mới được nhen nhóm thì bị lụi tàn ngay do thái độ dửng dung và vô cảm của Toàn. Nguyễn Minh Châu đã để cho người đọc thấy được cảnh tượng gặp gỡ của hai mẹ con: “Người mẹ òa khóc, nhào đến ôm chầm lấy Toàn, còn Toàn thì nét mặt thờ ơ và nghiêm khắc. Chợt hình như anh sực nhớ cần phải bày tỏ một cử chỉ tình cảm gì đó trước mặt tôi, anh đến đứng sau lưng bà mẹ với một động tác hơi khoa trương. Vòng hai cảnh tay ôm lấy ngang lưng mẹ một cách thật thắm thiết. Xong việc đâu đấy (...) thấy Toàn sau khỉ vuốt lại những sợi tóc ở bên thải đương xong thấy nhũng ngón
tay ươn ướt, đang đưa mấy ngón tay ỉên mũi ngửi” [4; tr.425]. Nhân vật kế chuyện đã không giấu được nỗi kinh hoàng của sự bại hoại đạo đức không còn nhân tính đã kêu lên “hỡi trời ơi, có ai trên đời này nhìn thấy đứa con đang ngửi giọt nước mắt của m ẹ” [4; tr.425] Nhưng cũng bàn tay ấy, khi đối diện với cấp trên thì lại “đầy vồ vập, đây hô hởi, mười ngón tay của anh ôm trùm lên xoắn xuýt (...) có ngón thì cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc, trong lúc ngón tay cẩi vô cùng răn chăc cử quăp chặt vào như mỏ của một con chim á c ” [4; tr.428-429]. Căn bệnh trầm cảm “xơ cứng trái tim” trong Toàn cứ dần bộc lộ. Trong suốt thời gian gặp mẹ, điều mà Toàn quan tâm nhất không phải là hai mươi năm qua mẹ sống như thế nào, cực khổ, chịu đựng ra sao mà thay cho những lời quan tâm ấy là vấn đề lý lịch của mẹ: “Nào! Bây giờ mẹ nói cho tôi nghe, những năm thảng ở trong này mẹ đã làm những việc gì, mẹ sống với a i” [4; tr.429].
Đất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên đường đi chiến đấu và có không ít người đã hi sinh, đế lại trong lòng người phụ nữ một vết thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt còn chịu nỗi đau nữa đó là người mẹ - sư già Thiện Linh khi bị đứa con mình lạnh nhạt giận dỗi. Có biết bao người phụ nữ Việt Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát hi sinh của những người mình thương yêu nhất.
Nhân vật Khúng trong Khách ở quê ra thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Minh Châu. Làm nổi bật lên tâm trạng đậm chất trữ tình của một người nông dân chất phác gắn bó với núi rừng, một con người cũ kĩ, tính cách khác người thích “nổi tiếng” làm những việc mà không ai giám làm đó lại có những suy nghĩ trăn trở về cuộc đời mình. Phải chăng, Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ độc thoại để cho nhân vật của mình giãi bày cuộc đời số phận của mình một cách chân thực nhất. “Trong các đàn con cải đông đúc mà mụ Huệ đã đẻ cho lão như một nguồn lao động trời cho ấy duy chỉ có một đứa, - chính là
thẳng Dũng, - lão không hề biết rõ con cái nhà ai, lão không được phép hỏi