7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, trong sáng
Mỗi nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo ra đưa con tinh thần của mình, đều phải suy nghĩ thật kỹ, định viết gì, nói gì sao cho hay cho ấn tượng. Việc lựa chọn ngôn ngữ là điều cần thiết đối với họ. Và Tế Hanh cũng vậy. Bước vào làng Thơ mới, khi mà đã có rất nhiều nhà thơ đạt đến độ chín, tạo được cho mình một phong cách riêng, một cá tính riêng. Tế Hanh ông đã góp vào Thơ mới một tiếng nói riêng: Thơ ông là lời tâm tình, thủ thỉ. Tế Hanh không ngần ngại bày tỏ lòng mình, câu chuyện của mình với một nỗi niềm sâu kín thiết tha với con người, quê hương. Và trong thơ ông, với giọng thủ thỉ, nhẹ nhàng khiến cho ngôn ngữ thơ trở thành ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, trong sáng. Bài thơ Quê hương như câu chuyện kể về vùng quê miền biển, và cuộc sống sinh hoạt thường nhật nơi đây. Lời thơ mộc mạc giản dị như muốn mọi người cùng chia sẻ với ông nỗi nhớ thẳm sâu ấy. Nhà thơ kể câu chuyện quê hương như muốn san sẻ lòng mình với những cuộc đời chịu nhiều khổ cực và luôn mang trong lòng một nỗi khao khát đến cháy bỏng, một ước muốn được sống gắn bó, chan hòa với cuộc đời, với hương đồng gió nội. Chế Lan Viên từng nhận xét: “Hình như trước mắt anh luôn có một người bạn, một người em, một độc giả mà anh nói với” [13; 273]. Chủ thể “tôi” của nhà thơ luôn hiện diện, ông ở giữa mọi người trực tiếp tâm sự, trực tiếp giãi bày:
Tôi, con đường quê nhỏ chạy lang thang …Tôi đã từng đau với nắng hè
…Tôi sống mê man tránh tẻ buồn… (Lời con đường quê)
Viết về nỗi nhớ, về kỷ niệm đã qua tác giả như kể lại một câu chuyện với cảm xúc của nỗi nhớ thương, da diết:
Nghìn năm trước, tôi bên khóm liễu Nhớ nhung nhiều, cúp ngọn kiếm xa xôi
39
Tôi dần dần khô héo với chờ mong Đến bây giờ than ôi tôi vẫn nhớ Vẫn thấy gì thiếu thốn ở trong lòng!
(Nhớ)
một tâm trạng buồn, cảm thấy cô đơn trước nỗi nhớ, nhớ hương sắc trời của quê hương, nơi nhà thơ sinh ra, nhớ bóng dáng ai đó hay hình bóng quê hương bên cửa sổ vào mỗi ban chiều.
Không chỉ nỗi nhớ, mà cả ký ức của tuổi thơ, ký ức cuộc sống hàng ngày của dân chài ven sông, mỗi sớm mai hoạt động ồn ào trên bến đỗ, những câu thơ chân chất mà như đã thành cổ điển Quê hương. Ký ức về người mẹ tần tảo, hi sinh vì con trong bài thơ Chiếc rổ may... Cảm xúc đã lùa về con tim, và nhà thơ đã cất lên qua câu chuyện kể, nhẹ nhàng, mà sâu lắng trong mỗi chúng ta, bởi ai cũng có kỷ niệm với nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Câu chuyện kể về “Những ngày nghỉ học”. Với tâm trạng buồn, đầy ắp tình thương, mở rộng đến những mối liên hệ xa xôi đó là con tàu, nhà ga và những chuyến đi xa gợi lên ở Tế Hanh một nỗi buồn. Ông không giấu nỗi buồn. Khi nỗi buồn đã tụ lại ở trong lòng thì dễ tìm thấy đây đó một nỗi buồn trong tình cảnh và trong những tưởng tượng với riêng mình, nỗi buồn thanh sạch đầy trang trải mến thương của lòng mình trước những cảnh chia lìa trên sân ga:
Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu Ngàn đời không đủ sức đi mau Có chi vương víu trong hơi máy Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau
Trong thơ Tế Hanh, cái tôi không còn giữ gìn, e ấp mà bộc lộ hết cá tính, góc cạnh cực đoan. Mỗi nhà thơ là một thế giới riêng với bao vui buồn, đau thương, giữa thế cuộc đang sôi lên trong cơn khủng hoảng tuyệt vọng, khuôn mặt cậu học trò dễ thương đã đến với mọi người:
40
Tôi dư một ít lời thơ
Tôi dư thương sớm, sẵn ngơ ngẩn chiều
Là lời tâm sự với bạn, tác giả nói lên lời tâm tình, muốn được ai đó thấu hiểu, nhà thơ dư lời thơ, dư tình cảm để cho bạn thấy hạnh phúc, nhưng cuộc sống lại không vốn đẹp tươi, cái kiếp nghèo ai cũng trải qua nhà thơ thấy tủi lòng, muốn ai đó hiểu cho tấm lòng chân thành của mình:
Bạn ơi! Đây của đây lòng
Xin đem tặng bạn tặng không đủ rồi Có chăng mong mỏi đôi hồi
Bạn cười tôi với ngó tôi ít lần (Trao đổi)
Chỉ cần bạn hiểu lòng mình là đã vui rồi. Ngôn ngữ thơ Tế Hanh trong
tập Hoa niên chứa chất bao lời kể, ngọt ngào, đằm thắm dịu dàng. Với ông:
“Nguồn cảm xúc chân thành chính là đầu mối của sự sáng tác thơ văn”. Hồn thơ Tế Hanh hay trở về cùng những kỷ niệm sáng trong, ấm áp, thường rung động trước vẻ đằm thắm dịu dàng. Thơ ông hay và cuốn hút mọi người ở chính sự chân thực, ở độ nông, ở chiều sâu của cảm xúc. Với Tế Hanh, thơ luôn là người bạn tâm tình, cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Thơ ông thường tìm tới mối đồng cảm tri âm, tri kỷ giữa cuộc đời. Có thể nói, mọi sắc thái tình cảm, dù vui hay buồn, dù ngọt ngào hay đắng cay, là đoàn tụ, hạnh phúc hay chia lìa, lẻ loi, đơn độc… đều được nhà thơ bộc bạch chân tình. Có thể cảm nhận, đằng sau mỗi câu thơ là những nỗi niềm, là tâm tình của người viết. Và đằng sau thơ là nỗi khát khao giao cảm da diết của nhà thơ với cuộc đời.
Với tình yêu quê hương, ông viết nên những vần thơ nhẹ nhàng, tự nhiên đó là khu vườn xưa của miền quê Trung Bộ, từ lối đi cho đến trái miệt vườn đã trở thành kỷ niệm:
41
Cánh cổng đi vào run rẩy đưa Lối đi cỏ rậm phủ che vừa Ngôi nhà mái cũ rêu in lớp Hé bức rèm đơn đỡ nắng trưa
(Vườn xưa)
Hình ảnh trường, lớp với sách, vở cũng được Tế Hanh đưa vào trang thơ:
Những vở soạn bài hay toán, luận Địa dư, cách trí… dáng âu lo Chỉnh tề, đầy đủ, như ông giáo Vở nháp lôi thôi, giấy học trò
….
Và cái tên người, chạm khắc trường Làn môi, cặp mắt vẽ từng đường Ấy là những lúc chàng trai nhớ
Nghĩ đến… người kia thoát khỏi trường (Quyển vở nháp)
Sự vô tư, hồn nhiên của cậu học trò tinh nghịch, với những ý nghĩ ngây thơ. Tuổi học trò gắn với sách, bút, thước, mực, bài toán khó, vần thơ trái điệu… và phải theo khuôn khổ, chàng trai trong bài thơ mơ mộng về điều gì đó xa xôi…
Đề tài về người thân, quê hương đã trở nên rất đỗi quen thuộc với nhà thơ. Tuy nhiên, đề tài tình yêu của tuổi học trò cũng được Tế Hanh thể hiện với ngôn ngữ rất tự nhiên, trong sáng. Tình yêu là đề tài muôn thuở, nó đã trở thành nguồn cảm hứng xuyên suốt quá trình sáng tạo thơ ca. Bởi tình yêu không bao giờ thiếu vắng trên cõi nhân gian này. Vì thế, bất cứ nhà thơ nào trong đời làm thơ của mình cũng có thơ viết về tình yêu. Tuy nhiên, mỗi một nhà thơ đều thể hiện tình cảm riêng. Tác giả Thanh Quế đã nói: “Tôi thường
42
nghĩ rằng, thơ tình của Xuân Diệu sôi sục, rạo rực, có cái gì đó chiếm đoạt để hưởng thụ cuộc sống và tình yêu. Đó là tiếng nói của một người đi trong giai đoạn cuối của tình yêu. Thơ tình của Hàn Mặc Tử đau xót, quằn quại nhưng hình như ông mượn thơ để nói những việc đời hơn là nói với người tình những chuyện yêu đương. Nguyễn Bính là nhà thơ của những mối tình trắc trở, dở dang. Thơ ông gần gũi như ca dao. Nhưng hình như cùng với năm tháng, người ta cũng nhớ về nó như câu ca dao. Còn thơ tình Tế Hanh thì hồn hậu, da diết, thủ thỉ, gần gũi với đời ta. Đấy còn là tiếng nói của một người tình biết trân trọng, thủy chung với bạn tình”. Trong cái chung của thi nhân, thơ tình yêu của Tế Hanh có những nét riêng dễ nhận. Tình yêu trong thơ ông đầy đủ mọi sắc thái, cung bậc cảm xúc. Có xa cách nhớ nhung, có khao khát đợi chờ; khi sâu lắng thiết tha thể hiện khát vọng tìm kiếm sự hoàn thiện về một tình yêu vĩnh cửu, khi lại những cơn bão lòng chẳng bao giờ lắng dịu... Và dù ở cung bậc nào thì chúng ta cũng có thể thấy rõ tình yêu nổi lên trong thơ Tế Hanh là một tình yêu đẹp, chân thành; một tình yêu trong xa cách; một tình yêu của những khát vọng tìm kiếm để thấu hiểu bạn tình.
Trước hết, tình yêu trong thơ Tế Hanh là một tình yêu đẹp, chân thành. Nhà thơ không khoa trương, cũng không thi vị hóa mà để cho nó tự nhiên như chính cảm xúc con người. Lời thơ cứ tự nhiên, giản dị đến thành thực, xuất phát từ đáy lòng, từ trái tim đang rạo rực yêu đương:
Anh yêu em
Dẫu có em hay không có em Em là nỗi vô biên
Cho tình anh bất tận (Không đề)
Nếu Xuân Diệu có những câu thơ tình sôi nổi, vồ vập, nóng bỏng và cuồng nhiệt thì Tế Hanh lại kết thành những vần thơ sâu lắng không kém phần da diết:
43
Yêu em trao cả tâm hồn
Lòng thu ngày vắng, tình dồn dặm xa Ngàn năm sau, chỗ đôi ta
Yêu nhau có lẽ lá hoa mọc đầy (Không đề)
Viết về tình yêu thuở học trò, Tế Hanh viết lên bằng ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng, mong sao ngày nào cũng được đến lớp để gặp người mình thương mến, bởi được đến lớp là một niềm vui:
Những ngày kia vui vẻ hơn nhiều
Ngồi chăm chỉ lắng nghe lời thầy giảng Đùa vui, chuyện trò cùng chúng bạn, Trí bình yên thư thái biết bao nhiêu Và nhất là được trông thấy người yêu Người thiếu nữ xinh như tờ giấy trắng Lần đi học là một lần đo đắn
Đi làm sao cho gặp được giữa đường Cô nữ học sinh tha thiết đến trường Tay đỡ nón và tay cầm sách vở
(Chủ nhật)
Mượn chuyện cắn trái đào nhà thơ giãi bày, tâm sự lòng mình để nói lên khát khao, ước muốn tìm tới hạnh phúc, bởi trái đào tượng trưng cho quả phúc, sự vẹn tròn, nhưng nhà thơ vẫn hết sức tế nhị, mặc dù :
Nắng gắt, môi khô, miệng khát khao Dừng chân hứng mát bóng in đào
…..
Miệng kề vội vã anh toan cắn Nhưng sợ đau em, phải nhịn thèm
44
Rất chân thật, nhưng bằng ngòi bút nghệ thuật, Tế Hanh đã kết hợp lối nói hình ảnh, và tình cảm để viết nên những bài thơ mang đậm ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống.
2.3. Ngôn ngữ thơ Tế Hanh có sự kết hợp tài tình các thủ pháp nghệ thuật
Là đại biểu cuối cùng trong phong trào Thơ mới, Tế Hanh cũng như những nhà thơ bấy giờ vừa kế thừa, vừa cách tân thơ truyền thống trên tất cả mọi mặt, trong đó có vần nhịp. Trong tập Hoa niên Tế Hanh chủ yếu sử dụng các thể thơ thất ngôn, lục bát, tám chữ và hợp thể. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ cũng được nhà thơ sử dụng rất tài tình.