Tấm thảm ngôn từ trong thơ Tế Hanh

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập hoa niên của tế hanh (Trang 25 - 29)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2. Tấm thảm ngôn từ trong thơ Tế Hanh

Mỗi nhà thơ trong Phong trào Thơ mới đều có một bút pháp, một vùng trời say đắm riêng, để gửi gắm tâm hồn của lứa tuổi dạt dào cảm xúc. Xuân Diệu da diết với tình yêu, Huy Cận bâng khuâng với “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Chế Lan Viên suy tư về nét Điêu tàn của một vương triều xa xưa, Lưu Trọng Lư đăm chiêu trong mơ màng, sầu mộng. Thế Lữ thả hồn theo tiếng sáo Thiên Thai, Phạm Huy Thông tìm chất bi hùng trong lịch sử cha ông… Còn với Tế Hanh, điểm khác của Tế Hanh so với các nhà thơ lãng mạn cùng thời là buồn, cô đơn mà không bế tắc, có ao ước, mơ màng mà không quên gắn bó với quê hương, cuộc sống.

Để gửi gắm những cảm xúc ấy, các nghệ sĩ đã đưa nó vào lời thơ và dường như nó đã trở thành món ăn tinh thần để nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo. Có một bài thơ hay, nhà thơ phải lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, câu cú “đắt” để thơ mình độc nhất, dễ đi vào lòng người. Vì thế, nó là yếu tố tạo nên tấm thảm ngôn từ trong thơ ca. Nói đến việc dệt nên tấm thảm ngôn từ là quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, trong quá trình sáng tạo ấy thi sĩ lựa chọn chất liệu ngôn ngữ làm nguyên liệu cho thơ ca của mình.

Trong thơ, ngôn ngữ được tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng, hàm súc và đặc biệt gợi cảm. Mỗi nhà văn, nhà thơ tài năng không thể không tạo cho mình một thế giới ngôn ngữ riêng từ cái kho tàng ngôn ngữ chung của đời sống. Tế Hanh cũng rất coi trọng ngôn ngữ và lao động ngôn từ. Trong thơ, cái nghề lựa chữ, chọn câu, tìm vần không phải là vấn đề hình thức, vấn đề kĩ thuật mà thực chất là vấn đề nội dung… Bởi xét đến cùng hình thức là để nói nội dung.

Thơ Tế Hanh để có một tấm thảm ngôn từ riêng, không lẫn với bất cứ ai, nhà thơ đã lựa chọn cho mình chất liệu ngôn ngữ riêng trong sáng tạo nghệ thuật, điểm xuất phát đầu tiên chính là tư tưởng, tình cảm và cảm xúc. Với Tế Hanh cảm xúc luôn là đầu mối, là nguồn gốc của mọi quá trình sáng tạo nghệ

20

thuật. Mỗi bài thơ của Tế Hanh thường được xây dựng dựa trên một tình cảm, một sự việc cụ thể nào đó rồi ông khái quát, nâng lên dần để đi tới chủ đề. Những bài thơ hay của Tế Hanh thường là bài gắn với cảm xúc, suy ngẫm nhẹ nhàng và triết luận bằng rung động thiết tha, tinh tế của con tim. Sáng tác lúc này mới đằm thắm, sâu lắng trong tâm hồn người đọc. Bởi thế, mạch thơ Tế Hanh không gò bó, cầu kỳ, trái lại thường phát triển tự nhiên tuần tự theo mạch cảm xúc. Mạch cảm xúc ấy vận động liên tục, chân thực như nguồn tình cảm đang trào dâng niềm xúc động yêu thương của chính tâm hồn nhà thơ.

Nguồn cảm hứng để dệt nên tấm thảm ngôn từ trong thơ Tế Hanh xuất phát từ thuở đi học, cuộc sống đời thường. Nhà thơ hướng tâm hồn tới những cái thân thuộc nhất của quê hương, gia đình và cuộc sống nơi làng quê vốn gần sông, gần biển của xứ sở.

Ngôn ngữ đời thường ấy khi được nhà văn, nhà thơ lựa chọn để sáng tạo thì nó trở thành ngôn ngữ nghệ thuật. Thuở Hoa niên, bài thơ Quê hương

(1939) đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc với những vần thơ đời thường nhưng chan chứa tình cảm quê hương của một người con khi nói về phong cảnh cùng những sinh hoạt của người dân chái vùng ven biển:

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

( Quê hương)

Là người con đã gắn bó, lớn lên cùng quê hương bản xứ, Tế Hanh đã cảm nhận được một cách tinh tế vẻ đẹp của người lao động quê mình. Và bằng tất cả yêu thương, ông đã vẽ lại họ trong một khúc ca trong trẻo, hồn nhiên.

Có thể nói, tấm thảm ngôn từ trong thơ Tế Hanh bắt nguồn từ những cảm hứng chủ đạo của nhà thơ, đó làm cảm hứng suy tư, cảm hứng quê hương hay cảm hứng về tình yêu. Nó xuất phát từ một con người có trái tim đôn hậu, một tâm hồn giàu cảm xúc. Chính nguồn cảm xúc chân thành, thiết tha xuất

21

phát từ con tim ấy đã đem đến cho thơ Tế Hanh một phong cách ngôn ngữ riêng, có sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ tự bên trong, không ồn ào lay động nhưng dễ đồng cảm, dễ đắm say.

Khi nhà thơ chỉ mới mười tám tuổi, những bài thơ ông viết xuất phát từ sự trong trắng của cậu thanh niên trẻ tuổi với những đề tài, nguồn cảm hứng từ các câu chuyện, hình ảnh bình thường, dung dị nhất, “đời” nhất và cũng gần gũi nhất. Những cảm xúc đó có thể nông, sâu song bao giờ cũng chân thật, đồng thời nó là tiếng nói của con tim xúc động đang cùng chung nhịp đập với cuộc đời bằng trăm ngàn nhớ nhung, thương mến. Tế Hanh luôn lấy tình cảm làm nền gốc cho thơ, Tế Hanh bao giờ cũng lập tứ dựa trên một cảm xúc cụ thể, một hình ảnh quen thuộc. Từ đó ông từng bước triển khai cấu tứ theo quá trình vận động tự nhiên, liên tục của cảm xúc. Mạch cảm xúc ấy vận động một cách liên tục, chân thực như chính tình cảm đang trào dâng, xúc động yêu thương của nhà thơ. Vì thế, tình cảm đã tạo nên nguồn sức mạnh chủ yếu trong thơ Tế Hanh. Giáo sư Hà Minh Đức từng viết: “Tế Hanh không đưa người đọc vào thế giới lạ kỳ của những tưởng tượng, hoặc chinh phục người đọc bằng những suy tưởng sâu sắc mà chủ yếu tạo được sự giao cảm qua những nhận xét tinh tế và cảm xúc chân thực. Vì thế trong nghệ thuật biểu hiện Tế Hanh không lộ rõ sự sắc sảo, tài hoa. Cái duyên nghệ thuật ấy âm thầm mà đằm thắm, ý vị, phát triển tự nhiên mà nhiều khi đạt đến độ chín của sáng tạo công phu và tinh tế” [4; 115].

Bởi luôn lấy tình cảm làm gốc, nên ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Tế Hanh luôn là những ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhạc điệu; ngôn ngữ tự sự đậm chất đời thường, tự nhiên, trong sáng. Bởi rất gần với cảm xúc con tim nên đã đem đến cho thơ ông vẻ trong sáng, hồn nhiên, chân thật và giản dị. Trong quá trình vận động của cảm xúc thì những ngôn ngữ ấy được Tế Hanh dựa vào hệ thống các hình ảnh để tạo nên sức gợi mở, nâng đỡ cảm xúc của mình theo những sắc thái và nhịp độ khác nhau. Song điều đặc biệt, ông hay

22

bất ngờ dồn thắt quá trình cảm xúc đó thành một suy tư cao hơn, chắt lọc, lắng đọng và sâu sắc hơn, tạo nên một ngôn ngữ đầy cảm xúc:

“Tôi thâu tê tái trong da thịt

Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn” (Lời con đường quê)

Có thể thấy, từ một tâm hồn nặng lòng với cuộc sống, giàu tình thương với con người và quê hương, Tế Hanh đem đến cho Thơ mới những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo. Ông đã tô thêm màu sắc, bồi đắp thêm những giá trị mới cho thơ lãng mạng và cuối chặng của nó. Không chỉ là ngôn ngữ giàu cảm xúc mà ngôn ngữ mang đậm lời tâm tình cũng rất tự nhiên:

Tôi muốn đem ngày tôi In thành một bản lịch Để tôi gỡ tờ đời Tùy theo hồi sở thích

Tôi sẽ để thật lâu

Những tớ ghi hạnh phúc Và vội bỏ tờ sầu

Không theo giờ, đợi lúc

(Tấm lịch đời)

Tâm hồn của một cậu bé mới lớn, nhưng suy nghĩ dường như đã trưởng thành, muốn làm những gì mình thích để có được niềm vui và hạnh phúc, gạt bỏ những nỗi u sầu của cuộc sống thực tại, để tìm hơi hướng mới cho mình. Để có được tấm thảm ngôn ngữ riêng như vậy, thơ Tế Hanh không chỉ bắt nguồn từ cảm xúc, từ tình yêu quê hương, con người mà nó còn là sự miệt mài không ngừng phấn đấu, sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.

Như thế, tấm thảm ngôn từ của Tế Hanh đan dệt từ chính hiện thực của cuộc sống, bắt nguồn từ trái tim, và bắt nguồn từ cảm xúc hiện thực.

23

CHƢƠNG 2

ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẬP HOA NIÊN CỦA TẾ HANH

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập hoa niên của tế hanh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)