Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh thực

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập hoa niên của tế hanh (Trang 29 - 35)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1.Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh thực

Trong quá trình sáng tạo thơ, hình ảnh có vai trò quan trọng. Nhà thơ thường thông qua hình ảnh để biểu hiện cảm xúc của mình. Hình ảnh do vậy vừa là một đơn vị của nội dung có ý nghĩa thẩm mỹ khác quan vừa là một nhân tố để biểu hiện cảm xúc. Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: “Thơ là phải có hình ảnh. Có người đã nói: Triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng hình ảnh”. Khảo sát thơ Tế Hanh có thể thấy ông là người coi trọng hình ảnh và có ý thức xây dựng một thế giới hình ảnh phong phú để biểu hiện thế giới cảm xúc đa dạng của tâm hồn ông. Trong thơ ông, luôn có sự xuất hiện nhiều hình ảnh trong một bài thơ, dòng thơ. Có những dòng thơ xuất hiện tới ba hình ảnh và phổ biến là xuất hiện một, hai hình ảnh:

Khi nắng lóe hàng mi qua cửa động Khi sóng trào tóc quấn đào chon von Khi mây chập chờn ẩn hiện đầu non Khi mưa lần xanh trời và bể tiếc

(Giấc mộng huyền diệu)

Chúng ta dễ dàng nhận thấy nét riêng trong thế giới hình ảnh thơ Tế Hanh. Ngay từ tập Hoa niên, ngôn ngữ thơ ông đã hướng về hiện thực, nói những cái thực của đời sống và gần gũi thân thương hơn cả là quê hương và những người dân chài quê hương của ông. Trong khi các nhà thơ khác lúc đó có xu hướng sử dụng nhiều hình ảnh lạ, hình ảnh tượng trưng, siêu thực - Thơ

24

tủy nồng, não trắng với xương tan”, những đêm u tối, những “mồ hoang lạnh lẽo”, “và xương khô và sọ người và thịt nát”. Thơ Hàn Mặc Tử cũng ngổn ngang những hình ảnh như “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu, Đợi gió đông về để lả lơi” (Bẽn lẽn). Thậm chí có những hình ảnh đầy kỳ quái:

Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra

(Say trăng)

Và thơ Xuân Diệu, Thơ thơ, Gửi hương cho gió có thể nói là thế giới ngôn ngữ của những hình ảnh ảo hoặc đầy ước lệ. Hình ảnh thơ Tế Hanh mang nét vẻ riêng, khác biệt. Về cơ bản, hình ảnh trong thơ Tế Hanh là một hình ảnh được chắt lọc từ hiện thực, khỏe khoắn, dung dị và nồng đượm hơi thở của đời sống. Trong đó hình ảnh con người và hình ảnh thiên nhiên đan cài, hòa quyện, dệt đầy cảm xúc.

Bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhà thơ đã thể hiện hình ảnh con người, cụ thể hơn là người dân lao động cần cù, chất phác, chịu thương, chịu khó, tần tảo trong công việc. Đó là hình ảnh người dân chài mang nét đặc trưng vùng biển với một vẻ đẹp vạm vỡ, khỏe khoắn:

Dân chài lưới da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

(Quê hương)

hay miêu tả hình ảnh cánh buồm của con thuyền, nhà thơ đã tìm đến một hình ảnh so sánh, liên tưởng đẹp:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cánh buồm - cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng - cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình

25

ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc to lớn. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài. Nhà thơ còn nhân hóa cánh buồm no gió ấy mang sức vóc cường tráng, khỏe mạnh của một chàng trai rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Ngôn ngữ miêu tả trong câu thơ của Tế Hanh giàu giá trị tạo hình, đường nét phóng khoáng, khiến con người, con thuyền, cánh buồm cũng nổi hình, nổi khối, cựa sóng, sống động như những sinh thể kỳ vĩ.

Viết về hình ảnh con người, không chỉ có hình ảnh dân chài mà còn là hình ảnh người mẹ lặng lẽ, tần tảo bên chiếc rổ may: “Lặng lẽ bàn tay lặng lẽ

đưa/ Đắp từng miếng vá ấm con thơ”(Chiếc rổ may). Những hình ảnh nho

nhỏ ấy có được nhờ sự chắt chiu, gắn bó trong tình cảm nhà thơ mới cảm nhận được và đưa vào thơ. Hình ảnh người cha; người anh hùng luôn ý thức:

“Đường số mệnh là con đường cứu nước/ Nợ nam nhi canh cánh giục bên

lòng”(Một nỗi niềm xưa). Đó còn là hình ảnh người mẹ với niềm xúc động,

hân hoan, vui sướng, niềm hạnh phúc khi đứa con ra đời:

Người bế con lên trong ánh sáng Vui mừng bày tỏ với xa khơi Từ trong vật chất vô tri giác Sự sống vươn lên ánh mặt trời

(Người mẹ)

Không chỉ tập thơ đầu tay, mà sau này cũng vậy, hình ảnh những con người trong kháng chiến mang vẻ đẹp của con ngườu Việt Nam kiên cường, bất khuất. Đó là hình ảnh bà mẹ Việt Nam sức khỏe đã yếu nhưng tấm lòng yêu nước thương dân thì son sắt:

Mẹ già đi sớm về trưa

26

Thức canh mấy chục đêm liền

Lòng già bao bọc lưới thuyền như con … Giặc lên mẹ chạy đi kêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng bào nghe giặc thảy đều lánh xa Cùng dân quân mẹ ở nhà

Mẹ theo sát địch dò la tình hình (Bà mẹ canh biển)

Có thể thấy, dưới ngòi bút của Tế Hanh, hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên thật gần gũi, bình dị mà cao đẹp vô cùng.

Bên cạnh hình ảnh con người là hình ảnh thiên nhiên. Thơ Tế Hanh có cả một thế giới hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của quê hương, đất nước, với sông, biển, trăng, sao, mưa, mảnh vườn, cỏ cây, hoa lá… Việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhất là hình ảnh thiên nhiên đã góp phần làm nên vẻ đẹp trong trẻo của thơ Tế Hanh. Sở trường của ông là ở sáng tạo ngôn ngữ chỉ những hình ảnh thật, cụ thể, gần gũi. Cho nên, hình ảnh trong thơ ông không mang kích cỡ lớn, hoành tráng, mà thường là những hình ảnh nhỏ, gọn, đời thường. Trên cái nền hiện thực, hình ảnh trong thơ ông thường giữ nguyên dạng thức vốn có trong cuộc sống, được tạo nên do cái nhìn, cái cảm của nhà thơ, có gia vị chăng thì cũng từ thiên nhiên mà ra. Là hình ảnh “một làng thương nhớ” mảnh đất đầy nắng và gió, với những hình ảnh gần giũi, quen thuộc:

Làng ấy, buồn ủ rũ một bên sông

Hồn thương nhớ đắm chìm trong dĩ vẵng …..

Và con sông ôm thầm trong nước ngủ Vẻ mồ côi của một xứ buồn tênh

(Một làng thương nhớ)

Bên cạnh hình ảnh dòng sông, hình ảnh sóng biển cũng là những hình ảnh được nhà thơ Tế Hanh nói đến nhiều. Nhà thơ đã từng chân thành tâm sự lòng yêu biển của mình:

27

Ta yêu biển rộng muôn vàn

Long lanh đáy ngọc, chói vàng dòng sao Đêm đêm sóng vỗ rạt rào

Hồn ta như biển khát khao lạ thường (Không đề)

Viết về tuổi thơ trong sáng của mình, nhà thơ đã vận dụng ngôn ngữ chỉ những hình ảnh đẹp, sống động được dệt nên bằng những kỷ niệm cũ tuổi thơ, đưa người đọc về với những ký ức trong trẻo hồn nhiên, vô tư nhưng đầy xúc cảm của quê hương:

Tôi đã từng đau với nắng hè Thịt da rạn nứt bởi khô se Đã từng điêu đứng khi mưa lụt Tôi lở thân tan rã bốn bề

(Lời con đường quê)

Thể hiện tình yêu đôi lứa, tác giả khéo léo sử dụng ngôn ngữ thiên nhiên kết hợp cách nói mang phong vị ca dao khiến người đọc tưởng chừng như đang tắm mình trong dòng suối ngọt ngào của ca dao:

Em là cơn gió mát lừng

Thổi rung tất cả lá rừng đời anh Em là dòng nước long lanh

Soi trong tất cả đồng anh đợi chờ (Không đề)

Trong thế giới thiên nhiên, hoa cũng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ Tế Hanh. Có nhiều bài thơ, tác giả viết về hoa, như : Hoa đào, Hoa sen, Mai nở một lần, Hoa nở theo trăng, hoa phượng, Hoa báo mưa, Hoa xuyên

tuyết, Hoa cỏ… Hoa là sự vật tự nhiên, là vẻ đẹp của thiên nhiên rất phong

28

mà đó còn là nơi để nhà thơ gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm và những triết lý về cuộc sống, về nhân sinh. Nói đến hoa phượng là gợi nhớ mùa hè, tình yêu của tuổi học trò. Trong thơ Tế Hanh, phượng không chỉ hiện thân là linh hồn của mùa hè mà còn tượng trưng cho cây đuốc sáng, là ngọn lửa rạng ngời thể hiện niềm tin tưởng của con người.

Ôi phượng! Người là cây đuốc sáng Đất đầy tin tưởng vọng lên không Đốt cháy bao la ánh mặt trời Linh hồn mùa hạ hiện thân ơi! Đời người kết tụ bao nhiêu nắng? Trưa chói chang cao, lửa rạng ngời

(Phượng)

Có một loài hoa không có thực mà lại sáng tạo theo suy tưởng của nhà thơ, đó là trăng :

Cánh bằng ngọc sáng ngời màu huyền ảo Nhị bằng vàng ẩn hiện bóng tơ giăng

(Trăng tàn)

Để thể hiện vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của nó, nhà thơ đã khoác cho nó những hình ảnh “vàng”, “ngọc”, tạo nên nét đặc biệt, khác với những loài hoa bình thường khác. Bên cạnh những loài hoa gần gũi thân thương còn là những hình ảnh cây, trái mang đậm hương vị của quê hương, mang chút phong vị tình đằm thắm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây ổi, cây xoài vẫn đứng đây Cây lê vẫn ngả ở bên này

Ngoài kia hàng chuối thân trơn mát Đôi lứa hay ôm áp má đầy…

29

Có thể nói, trong tập Hoa niên, Tế Hanh đã sử dụng một hệ thông ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhất là hình hảnh thiên nhiên và hình ảnh con người. Tât cả góp phần thể hiện những cảm xúc, tình cảm tự nhiên, chân thành, gắn bó của nhân vật trữ tình đối với con người và thiên nhiên. Nó góp phần làm nên vẻ đẹp tự nhiên trong trẻo trong thơ ông.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập hoa niên của tế hanh (Trang 29 - 35)