chƣơng trình quảng bá thƣơng hiệu ẩm thực Đà Nẵng
4.2.1. Mô hình ẩm thực phục vụ du lịch ở một số nước trên thế giới
Dưới đây là các mô hình ẩm thực phổ biến tại Singapore và Australia, hai quốc gia có ngành du lịch rất phát triển.
34 - Quán café, coffee shop - Thức ăn nhanh
- Khu ẩm thực - Food Court
4.2.1.1. Tại Úc
- Nhà hàng truyền thống
- Nhà hàng BYO (Bring your own) - Quán bar (Pub)
- Câu lạc bộ (Club) - Quán café (Caféteria) - Tiệm bánh mì - Nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh - Nhà hàng take-away - Khu ẩm thực - Picnic - Barbecue 4.2.2. Xây dựng mô hình dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch ở Đà Nẵng
- Mở các khu ẩm thực tập trung tại các địa điểm thuận lợi, thu hút nhiều du khách. Các khu ẩm thực tập trung này mở cửa hoạt động cả ngày, nhưng các hoạt động chính và hấp dẫn nhất nên được tổ chức vào ban đêm và được phép kéo dài thời gian hoạt động về đêm lâu hơn các hàng quán bình thường.
- Cần mở rộng và nâng cao hoạt động của các Food Court tại các trung tâm mua sắm lớn nhằm tạo thuận tiện cho du khách và đáp ứng xu hướng tìm đến các trung tâm thương mại để thưởng thức ẩm thực của giới trẻ. Các Food Court này có thể quy tụ các thương hiệu ẩm thực từ bình dân đến cao cấp, từ món Tây, Tàu đến món ta, từ các loại thức ăn nhanh cho đến các món ăn chế biến cầu kỳ, rồi cà phê, nước giải khát...
35
- Tăng cường các quán café có phục vụ bánh ngọt hoặc thức ăn nhẹ.
- Mở các tiệm bánh mì có bán kèm café và thức uống giải khát. - Khuyến khích phát triển các chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh.
- Quy hoạch và xây dựng các phố ẩm thực trên các tuyến phố và các khu vực tập trung nhiều du khách.
- Khuyến khích các nhà hàng, khách sạn có thêm những hoạt động giới thiệu về món ăn, phương thức chế biến hoặc cho phép khách được trực tiếp tham gia chế biến để tạo thêm nhiều trải nghiệm và tạo dấu ấn đối với thực khách. Hoặc có tổ chức các lớp dạy học nấu ăn cho thực khách (lớp học kéo dài trong khoảng nửa ngày hoặc một ngày).
- Quy hoạch các khu vực chuyên kinh doanh đồ ăn thức uống trong các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố để phục vụ người dân địa phương, cũng như những du khách có nhu cầu tham quan mua sắm và kết hợp ăn uống trong các chợ truyền thống ở điểm đến du lịch.
- Định kỳ tổ chức các lễ hội ẩm thực để trưng bày, giới thiệu, phục vụ các sản phẩm ẩm thực của địa phương và ẩm thực của nhiều vùng miền khác.
4.2.3. Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu Ẩm thực Đà Nẵng
4.2.3.1. Chiến lược quảng bá
- Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho ẩm thực địa phương được thực hiện thông qua các hoạt động như:
+ Xây dựng và phát triển chiến lược marketing cụ thể cho
thương hiệu Ẩm thực Đà Nẵng.
+ Kiểm định, rà soát tên gọi thương hiệu ẩm thực đã xây dựng. - Tạo điều kiện để du khách dễ dàng tiếp cận với những thông tin về món ăn và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực ở Đà Nẵng, bằng cách:
36
+ Biên soạn những tài liệu cung cấp thông tin, tập sách giới thiệu và cung cấp thông tin về ẩm thực với hình ảnh bắt mắt, thông tin chọn lọc nhằm cung cấp cho thực khách những thông tin đáng tin cậy nhất. Những thông tin trên cũng cần được cập nhật và đăng tải trên các website quảng bá về ẩm thực và du lịch của địa phương.
+ Tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại địa phương tiếp cận được với du khách và xây dựng một cơ chế phù hợp để xác nhận và đánh giá những “sản phẩm” ẩm thực đặc trưng và được sản xuất tại địa phương.
+ Xây dựng và phát triển website xây dựng thương hiệu ẩm thực của địa phương bằng nhiều ngôn ngữ. Liên kết website này với trang thông tin điện tử của thành phố và với các trang thông tin nổi tiếng khác về du lịch, cơ sở lưu trú, công ty du lịch lớn ở trong và ngoài nước.
+ Hỗ trợ việc xúc tiến và marketing những cơ sở kinh doanh ẩm thực địa phương.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, cơ sở ăn uống giới thiệu đơn vị trên các website liên quan về ẩm thực, du lịch, website thông tin tổng hợp của thành phố.
+ Tổ chức thường xuyên các lễ hội, cuộc thi liên quan đến ẩm thực tại thành phố Đà Nẵng, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ẩm thực tham gia.
+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ẩm thực tham gia các Hội chợ về ẩm thực trong nước và quốc tế.
+ Thành phố cần xem xét tổ chức các khu ẩm thực tập trung để giới thiệu ẩm thực Đà Nẵng và phục vụ nhu cầu của du khách vào dịp thi bắn pháo hoa quốc tế. Các khu ẩm thực này có thể phục vụ mọi người vào thời điểm ban ngày.
- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và du khách về nét độc đáo, hương vị đậm đà của ẩm thực địa phương thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm ẩm thực hoặc qua các lễ hội, hội thi dân gian liên quan đến trình diễn và chế biến ẩm thực như thi nấu ăn, thi giã giò, nấu cỗ... và các hoạt động giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc
37
sắc của địa phương với du khách trong và ngoài nước. Cụ thể như sau:
+ Tăng cường thông tin về ẩm thực trong các tài liệu quảng bá du lịch.
+ Khuyến khích phát triển các lễ hội ẩm thực.
+ Có kế hoạch đưa ẩm thực địa phương tham gia các lễ hội, triển lãm ẩm thực lớn của quốc gia và quốc tế.
- Các nhà hàng cần sớm có sự liên kết với nhau cũng như liên kết với công ty lữ hành để xây dựng thương hiệu và tour ẩm thực Việt Nam.
- Tạo ra những trải nghiệm khó quên với thực khách/du khách dựa những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương. Việc này được thực hiện thông qua các hoạt động như:
+ Nâng cao năng lực cho những cơ sở cung cấp dịch vụ ẩm thực sẵn có tại địa phương nhằm đảm bảo họ có thể cung cấp những dịch vụ tốt nhất về chất lượng thức ăn và phong cách phục vụ.
+ Tăng việc tạo nguồn nhân lực có chất lượng cung cấp cho hệ thống các nhà hàng; thường xuyên có những hoạt động bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cũng như các chế độ đãi ngộ đối với đầu bếp, nhân viên phục vụ…
+ Tạo điều kiện để du khách có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm và mua những sản vật địa phương.
4.2.3.2. Nội dung chương trình quảng bá
- Quảng bá những đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng và xứ Quảng trên các phương diện: lai lịch đặc sản, sự độc đáo của tên gọi đặc sản (nếu có); sự an toàn, tươi, ngon, bổ dưỡng của nguyên liệu và nét đặc trưng địa phương của gia vị nêm nếm; tinh hoa trong nghệ thuật tẩm ướp, nấu nướng, trang trí và bày biện đặc sản; nghệ thuật thưởng thức đặc sản.
- Quảng bá thế mạnh của ẩm thực Đà Nẵng. Đó là các món hải sản, từ cao cấp đến bình dân. Trong đó chú ý quảng bá tính bền vững của việc khai thác và nuôi trồng hải sản để cung cấp cho nhu cầu ẩm thực ở Đà Nẵng; nhấn mạnh yếu tố tươi ngon, phong phú và thân
38
thiện với môi trường của những loại hải sản được khai thác và chế biến thành những đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Đà Nẵng. Từ đó có
thể xây dựng thương hiệu cho ẩm thực Đà Nẵng là Ẩm thực Đà Nẵng
- Ẩm thực biển.
- Quảng bá hệ thống nhà hàng chuyên kinh doanh dịch vụ ẩm thực nổi tiếng ở Đà Nẵng trên các phương diện: thương hiệu nhà hàng (lâu năm, uy tín), sự tiện nghi của nhà hàng; chất lượng món ăn do nhà hàng cung cấp; thái độ phục vụ tận tình chu đáo và giá cả phải chăng.
- Quảng bá các đặc sản bình dân, các món ăn hàng ngày của người Đà Nẵng nhưng rất được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng; giới thiệu những hàng quán, địa điểm thuận tiện, an toàn, hợp vệ sinh có phục vụ những đặc sản đó để người dân địa phương và du khách dễ dàng tiếp cận và thưởng thức đặc sản.
- Quảng bá các thức uống và hàng quà đặc sản của Đà Nẵng, từ sản phẩm cho đến quy trình chế biến, sản xuất và tiêu thụ trên thị trường; xây dựng danh mục các cơ sở sản xuất hàng quà, thức uống nổi tiếng ở Đà Nẵng và giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, trên các website chuyên về du lịch và website chuyên về ẩm thực; trong các cẩm nang hướng dẫn du lịch để du khách dễ dàng tiếp cận, mua sắm và thưởng thức.
- Quảng bá những nét đặc trưng độc đáo, đặc sắc của văn hóa ẩm thực Đà Nẵng để thuyết phục, hấp dẫn du khách đến với ẩm thực Đà Nẵng.
4.3. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ẩm thực phục vụ du lịch ở Đà Nẵng