Xây dựng nguồn thực phẩm sạch, an toàn

Một phần của tài liệu Đề tài “Nghiên cứu đặc sản ẩm thực phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng” pot (Trang 32 - 35)

lƣợng phục vụ phát triển du lịch

4.1.1. Thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng là xu thế chủ đạo trong tiêu dùng hiện nay

Thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng theo quan điểm

của các chuyên gia về an toàn thực phẩm có ba tiêu chí sau:

4.1.1.1. Nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm

Nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm còn gọi là nông phẩm, thực phẩm không gây hại, sạch và an toàn vệ sinh. Loại nông phẩm, thực phẩm này sản xuất trong môi trường được tuân thủ các quy trình sản xuất bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Nhà nước, hoặc đạt yêu cầu nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng. Thực phẩm sơ cấp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận có đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm. Tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn tư liệu sản xuất là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc của Nhà nước và ngành hàng. Quy trình công nghệ là tiêu chuẩn đề xướng của ngành hàng, về cơ bản bảo đảm nông phẩm, thực phẩm đạt yêu cầu an toàn.

4.1.1.2. Nông phẩm, thực phẩm sinh thái

Nông phẩm, thực phẩm sinh thái còn gọi là nông phẩm, thực phẩm xanh. Đây là những nông phẩm, thực phẩm được sản xuất trong điều kiện sinh thái không bị ô nhiễm hoặc ít bị ô nhiễm, hoạt động sản xuất nông nghiệp không tái gây ô nhiễm, tạo điều kiện nông nghiệp phát triển bền vững.

Nông phẩm, thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, được chia ra 2 cấp gồm cấp AA và cấp A. Nói chung, nông phẩm, thực phẩm đạt tiêu chuẩn cấp A coi như đạt tiêu chuẩn nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm, tức là đạt yêu cầu “an

31

toàn, vệ sinh”, nếu đạt cấp AA coi như đạt tiêu chuẩn nông phẩm, thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế.

4.1.1.3. Nông phẩm, thực phẩm hữu cơ

Nông phẩm, thực phẩm hữu cơ là loại thực phẩm sạch, được nuôi trồng bằng những nguồn phân bón hữu cơ, chăm sóc tự nhiên. Là loại thực phẩm không chứa những hóa chất vô cơ, có thể có hại cho sức khỏe con người. Nông phẩm, thực phẩm hữu cơ được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên không bị ô nhiễm, nhưng phải khống chế ở mức độ nhất định, không được làm cạn kiệt tài nguyên.

Nông phẩm, thực phẩm không ô nhiễm, nông phẩm, thực phẩm sinh thái, nông phẩm, thực phẩm hữu cơ đều là thực phẩm an toàn ở ba đẳng cấp khác nhau, có yêu cầu về môi trường sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm khác nhau, đối tượng tiêu dùng khác nhau.

4.1.2. Xây dựng làng nghề sản xuất nông phẩm, thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Việc xây dựng nguồn thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng này diễn ra trên 3 lĩnh vực:

4.1.2.1. Trồng trọt

Trong những năm qua, do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng giảm dần. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây hằng năm giảm từ 22.164 ha năm 1997 xuống còn 13.046 ha vào năm 2008, bình quân mỗi năm

giảm 829 ha.4

Tại một số địa phương, người ta chọn một số cây như lúa gạo, rau, đậu... để sản xuất theo công nghệ sạch trên diện tích rộng, trong đó có một số diện tích nhỏ sản xuất sản phẩm hữu cơ mang tính đột phá, tập trung vào những vùng có môi trường tự nhiên đang còn trong lành, có điều kiện ứng dụng công nghệ mới, dễ quản lý, tạo ra những

4

32

sản phẩm sạch góp phần phục vụ cho nhu cầu ẩm thực trên địa bàn thành phố. Một số địa phương như quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang đã đi đầu trong công tác này.

Tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hình thành một số vùng chuyên canh rau an toàn. Để thực hiện Dự án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, UBND thành phố đã đầu tư kinh phí là 2.965 triệu đồng để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn tại các địa phương như:

- Huyện Hòa Vang: diện tích 56 ha, tập trung ở Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Phước;

- Quận Ngũ Hành Sơn: diện tích 23 ha, tập trung ở phường Khuê Mỹ, Hòa Hải và Hòa Quý;

- Quận Cẩm Lệ: diện tích 24 ha, tập trung ở phường Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây và Hòa Xuân;

- Quận Liên Chiểu: diện tích 5 ha tại phường Hòa Hiệp Nam.

4.1.2.2. Chăn nuôi

Thực hiện Chỉ thị 12/2006/CT-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về việc, cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các khu vực ở nội thành nên đến nay, chăn nuôi của thành phố chủ yếu tập trung ở các quận, huyện vùng ven thành phố như huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ, quận Ngũ Hành Sơn.

Kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm với thả cá cũng là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Thực tế cho thấy mô hình này tận dụng được tối đa chất thải từ chăn nuôi làm nguồn thức ăn ổn định cho cá, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho chăn nuôi khi thị trường biến động.

Nhìn chung, tình hình chăn nuôi của thành phố gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, chủ trương của thành phố chỉ phát triển chăn nuôi ở nông thôn và ngoại thành, không phát triển chăn nuôi trong nội thành, tập trung quản lý vệ sinh an toàn và phòng chống dịch bệnh... nên số đàn gia súc, gia cầm giảm.

33

Về hệ thống tiêu thụ, trên địa bàn thành phố có 3 siêu thị, 6 chợ lớn và hơn 100 chợ vừa và nhỏ thực hiện mua, bán tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm.

Chính nhu cầu tiêu thụ của người dân ngày càng gia tăng nên những năm qua, thành phố khuyến khích phát triển trang trại, số lượng trang trại trên địa bàn thành phố tăng lên khá nhanh, qui mô và chất lượng sản xuất được nâng lên. Nhìn chung diện tích bình quân trên một trang trại ở Đà Nẵng thấp hơn nhiều so với các tỉnh thành trong nước.

4.1.2.3. Nuôi trồng, khai thác thủy sản

Việc nuôi trồng và khai thác thủy hải sản của thành phố tập trung chủ yếu tại các quận: Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu và Hải Châu. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có hơn 2.107 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản cho phép phát triển vùng nuôi thủy sản công nghiệp, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm hùm, cá biển, cua, nghêu… tạo nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa ngày càng tăng.

Trong những năm qua, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản nội địa và trên biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản nội địa theo công nghệ sinh thái, tập trung chủ yếu ở vùng ven sông ven biển để có sản lượng lớn về thủy sản không ô nhiễm, an toàn. Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên biển theo công nghệ sinh thái và công nghệ hữu cơ, với những giống thủy sản quý hiếm, tạo ra nhiều thương hiệu nổi tiếng, sẽ thu hút mạnh mẽ lượng du khách trong nước và quốc tế tìm đến đển Đà Nẵng và thưởng thức những món ăn quý hiếm và sạch này.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nghiên cứu đặc sản ẩm thực phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng” pot (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)