Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay còn có chỉ tiêu doanh số thu nợ cũng đánh giá đƣợc tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Khả năng thu nợ càng cao thì khả năng hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng càng đạt hiệu quả. Cho vay mà không thu hồi đƣợc nợ nhƣ dự kiến thì ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Do đó, vấn đề thu nợ cần phải đƣợc quan tâm hàng đầu, trong đó nhân viên tín dụng phải hoạt động tích cực, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trong việc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa nợ xấu. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của Ngân hàng mới đƣợc xoay chuyển nhanh, giúp mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Mặt khác, doanh số thu nợ cao hay thấp nó cũng phản ánh việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đem lại hiệu quả không.
4.3.2.1 Doanh số thu nợ qua 3 năm (2010 – 2012)
Trong quá trình hoạt động tín dụng cá nhân, ngoài việc thu hút vốn để tạo nên nguồn vốn cho vay, tìm kiếm khách hàng tiềm năng để cho vay thì công tác thu nợ cho vay cũng là một quá trình quan trọng. Nếu công tác này thực hiện tốt sẽ làm cho chất lƣợng tín dụng cá nhân của Ngân hàng đƣợc nâng cao, đảm bảo vòng quay vốn tín dụng cho Ngân hàng, tạo nên lợi nhuận cho Ngân hàng. Vì thế, Agribank TPVL không ngừng nỗ lực để thực hiện tốt công tác này, điều này đƣợc thể hiện qua doanh số thu nợ cá nhân qua 3 năm (2010 – 2012) nhƣ sau:
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ cá nhâncủa Agribank TPVL qua 3 năm (2010 – 2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank TPVL, 2010, 2011, 2012.
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch Chênh lệch
2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % (%) (%) (%) 1. Theo thời hạn 266.436 100 226.492 100 325.265 100 (39.944) (14,99) 98.773 43,61 Ngắn hạn 225.517 84,64 177.932 78,56 281.627 86,58 (47.585) (21,10) 103.695 58,28 Trung dài hạn 40.919 15,36 48.560 21,44 43.638 13,42 7.641 18,67 (4.922) (10,14) 2. Theo mục đích sử dụng tiền vay 266.436 100 226.492 100 325.265 100 (39.944) (14,99) 98.773 43,61 Tiêu dùng 55.226 20,73 30.140 13,31 88.968 27,35 (25.086) (45,42) 58.828 195,18 Kinh doanh dịch vụ 133.207 50,00 62.805 27,73 166.278 51,12 (70.402) (52,85) 103.473 164,75 Chăn nuôi 27.524 10,33 74.843 33,04 34.279 10,54 47.319 171,92 (40.564) (54,20) Trồng trọt 50.479 18,95 58.704 25,92 35.740 10,99 8.225 16,29 (22.964) (39,12)
3. Theo phương thức đảm bảo 266.436 100 226.492 100 325.265 100 (39.944) (14,99) 98.773 43,61
Không có đảm bảo bằng tài
sản 26.423 9,92 18.437 8,14 26.649 8,19 (7.986) (30,22) 8.212 44,54
a) Doanh số thu nợ theo thời hạn
Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy doanh số thu nợ cá nhân của Agribank TPVL qua 3 năm (2010 – 2012) rất khả quan tuy có sự giảm nhẹ (giảm 14,99%) trong năm 2011. Sau đây là doanh số thu nợ cá nhân theo từng loại thời hạn của Chi nhánh:
- Về doanh số thu nợ ngắn hạn:
Chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ cá nhân tại Ngân hàng là doanh số thu nợ ngắn hạn bởi vì cho vay ngắn hạn luôn là thế mạnh của Ngân hàng và ngành nghề kinh doanh tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phù hợp với ngành nghề sản xuất của tỉnh. Tình hình thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng tuy có giảm trong năm 2011 nhƣng lại tăng mạnh vào năm 2012. Cụ thể: năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 21,10%, tƣơng đƣơng giảm 47.585 triệu đồng so với năm 2010, là do trong năm này hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả tốt đồng thời do giá cả thị trƣờng biến động liên tục làm cho đời sống ngƣời dân gặp khó khăn nên khách hàng chậm trả nợ. Tuy nhiên, sang năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn đã tăng 58,28%, đạt 281.627 triệu đồng, nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, vòng thu hồi vốn của ngắn hạn nhanh, khoản tiền vay sẽ đƣợc thu hồi ngay trong năm và thƣờng là khoản vay nhỏ. Phƣơng thức này cũng rất thuận lợi cho khách hàng trong việc trả nợ theo chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, có đƣợc kết quả nhƣ vậy cho thấy Ngân hàng đã đào tạo đƣợc đội ngũ nhân viên có trình độ, có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ, vì thế mà Chi nhánh đã thu hồi đƣợc vốn đã cho vay.
- Về doanh số thu nợ trung và dài hạn:
Doanh số thu nợ trung và dài hạn có sự biến động qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tăng 18,67% so với năm 2010. Nguyên nhân một mặt là do, dƣ nợ trung và dài hạn còn tồn động lại từ những năm trƣớc đƣợc trả dần trong năm này, mặt khác là do khi cho vay Ngân hàng đã có sự phân tích, thẩm định đối tƣợng đi vay kỹ càng về mục đích cho vay, tính khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng… còn về phía khách hàng khi làm ăn có lợi nhuận họ sẽ tranh thủ trả nợ Ngân hàng. Đến năm 2012, doanh số thu nợ này tuy giảm 4.922 triệu đồng, tức giảm 10,14% so với năm 2011 nhƣng không đáng kể vì nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thu nợ cá nhân nên không làm ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần tăng cƣờng hơn nữa để công tác thu nợ đƣợc đảm bảo an toàn, và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
b) Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng tiền vay
Tùy thuộc vào doanh số cho vay cá nhân, đặc điểm của từng mục đích sử dụng tiền vay và công tác quản lý, thu nợ sau cho vay mà doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng tiền vay của Chi nhánh có nhiều thay đổi về lƣợng và tỷ trọng qua các năm.
- Về tiêu dùng:
Doanh số thu nợ đối với mục đích này năm 2011 giảm 45,42%, chỉ còn 30.140 triệu đồng, là do doanh số cho vay tiêu dùng trong năm giảm làm cho doanh số thu nợ tiêu dùng giảm. Đến năm 2012 doanh số thu nợ theo mục đích này tăng trở lại đạt 88.968 triệu đồng, tức tăng 195,18% so với năm 2011. Doanh số thu nợ tăng thể hiện rõ tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, vốn vay đƣợc luân chuyển nhanh, Chi nhánh có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng ngày càng nhiều hơn. Với mục đích sử dụng vốn là để tiêu dùng cá nhân, nâng cao mức sống không phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh nên công tác thu hồi nợ đƣợc Chi nhánh triển khai thực hiện một cách có kế hoạch. Ngân hàng thƣờng áp dụng phƣơng thức trả nợ đối với loại hình này là chia đều, vốn lãi trả hàng tháng, khách hàng trả nợ cho Ngân hàng bằng tiền lƣơng của mình nên công tác thẩm định nguồn thu nhập của khách hàng trƣớc khi cấp tín dụng đƣợc đánh giá là quan trọng nhất. Hiệu quả thu nợ của loại hình trên phụ thuộc nhiều vào giai đoạn thẩm định khách hàng, do trả gốc lãi hàng tháng nên trong năm nếu doanh số cho vay tăng cao sẽ tác động làm doanh số thu nợ đối với tiêu dùng cũng tăng cao tƣơng ứng. Ngoài ra, do hầu hết các món vay đối với tiêu dùng có thời gian đáo hạn ngắn nên trong năm doanh số thu nợ phát sinh.
- Về kinh doanh dịch vụ:
Nhìn chung doanh số thu nợ theo mục đích này có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể: năm 2011 giảm 70.402 triệu đồng, chỉ còn 62.805 triệu đồng, là do doanh số cho vay sản xuất kinh doanh trong năm này giảm. Mặt khác, do nền kinh tế phục hồi chậm nên giá cả các mặt hàng chỉ tăng không có dấu hiệu giảm gây khó khăn cho các khách hàng cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ không có nguồn vốn dồi dào để kịp thời ứng phó khi giá cả đầu vào tăng cao, bên cạnh đó các hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ cũng gặp nhiều khó khăn do lãi suất tăng cao dẫn đến việc chậm trả nợ cho Ngân hàng. Nhƣng đến 2012 doanh số thu nợ theo mục đích này tăng mạnh trở lại, tăng đến 164,75% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát đã đƣợc kéo giảm, lãi suất cho vay đƣợc điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình giảm bớt khó khăn nên họ mạnh dạn đầu tƣ mở rộng quy mô, công nghệ sản xuất làm cho hoạt động
sản xuất kinh doanh ngày càng đạt đƣợc hiệu quả cao, làm tăng thu nhập, thu nhiều lợi nhuận nên họ chủ động đến trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, do cán bộ tín dụng thƣờng xuyên giám sát phƣơng án sử dụng vốn vay của khách hàng nên khi thấy khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích thì Ngân hàng sẽ kịp thời can thiệp để giúp cho việc thu nợ đạt kết quả tốt hơn. Điều này đã tạo điều kiện cho công tác thu nợ của Chi nhánh trở nên thuận lợi và dễ dàng.
- Về chăn nuôi:
Mặc dù, các hộ chăn nuôi của tỉnh trong năm 2011 phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣng nhờ đẩy mạnh phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hƣớng tập trung, an toàn sinh học và giá cả các sản phẩm này đang ở mức cao và tăng khá so với cùng kỳ năm trƣớc. Điều này đã làm cho doanh số thu nợ theo mục đích này tăng 171,92% so với năm 2010. Sang năm 2012, kinh tế nông nghiệp có sự sụt giảm, nguyên nhân là do đàn gia súc, gia cầm và nghề nuôi cá tra trong tỉnh có xu hƣớng phát triển chậm lại. Diễn biến của tình hình dịch bệnh và ảnh hƣởng của thông tin về những chất cấm trong chăn nuôi đã làm cho giá cả và tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi sụt giảm. Từ đó, giá heo hơi, gia cầm, cá tra giảm xuống mức thấp hơn giá thành sản xuất. Trong khi đó, giá cả các yếu tố đầu vào nhƣ thức ăn, thuốc thú y vẫn ở mức cao nên ngƣời chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Tình hình này kéo dài đang gây bất lợi cho sản xuất. Vì thế, họ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên doanh số thu nợ theo mục đích này giảm 54,20%, chỉ còn 34.279 triệu đồng.
- Về trồng trọt:
Cũng giống nhƣ chăn nuôi, trong năm 2011 các hộ trồng trọt cũng đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc canh tác, đồng thời đƣợc sự hỗ trợ tích cực của địa phƣơng kết hợp với tinh thần lao động cần cù của các hộ nông dân nên đạt đƣợc năng suất cao, làm tăng thu nhập và lợi nhuận nên họ đến Ngân hàng để trả nợ. Vì thế, doanh số thu nợ theo mục đích này trong năm này tăng 8.225 triệu đồng. Nhƣng đến năm 2012, doanh số thu nợ này chỉ đạt 35.740 triệu đồng, tức giảm 39,12%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả một số mặt hàng nông sản liên tục biến động, dịch bệnh vẫn còn hoành hành, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất của bà con nông dân, do đó cũng ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ của Chi nhánh.
c) Doanh số thu nợ theo phương thức đảm bảo
Nhìn chung doanh số thu nợ theo phƣơng thức đảm bảo có xu hƣớng tăng qua 3 năm. Cụ thể nhƣ sau:
- Về doanh số thu nợ không có đảm bảo bằng tài sản:
Tuy trong năm 2011 doanh số thu nợ này có giảm nhƣng không nhiều, là do thu nhập khách hàng không đủ chi tiêu khi giá cả tăng nên không thể trả nợ Ngân hàng. Nhƣng đến năm 2012, doanh số thu nợ này tăng 44,54%. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi nhánh đạt kết quả tốt.
- Về doanh số thu nợ có đảm bảo bằng tài sản:
Doanh số thu nợ theo phƣơng thức này tuy có giảm trong năm 2011 nhƣng không đáng kể vì đến năm 2012 doanh số thu nợ này tăng trở lại, tăng 90.561 triệu đồng hay tăng 43,53%, điều này cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng và vai trò của cán bộ nhân viên Ngân hàng có sự linh hoạt chặt chẽ trong khâu cho vay cũng nhƣ thu nợ. Đây là dấu hiệu đảm bảo cho Ngân hàng tái đầu tƣ mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tƣợng khác nhau.
4.3.2.2 Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ cá nhân của Agribank TPVL 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank TPVL, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. a) Doanh số thu nợ theo thời hạn
Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh, tăng đến 110,42% so với 6 tháng đầu năm 2012 và chiếm tỷ trọng đến 90,47%
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6/2013 so với 6/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % (%) (%) 1. Theo thời hạn 136.041 100 183.624 100 47.583 34,98 Ngắn hạn 78.951 58,03 166.132 90,47 87.181 110,42 Trung dài hạn 57.090 41,97 17.492 9,53 (39.598) (69,36) 2. Theo mục đích sử dụng tiền vay 136.041 100 183.624 100 47.583 34,98 Tiêu dùng 22.925 16,85 63.661 34,67 40.736 177,69 Kinh doanh dịch vụ 87.956 64,65 97.931 53,33 9.975 11,34 Chăn nuôi 10.575 7,77 12.785 6,96 2.210 20,90 Trồng trọt 14.585 10,72 9.247 5,04 (5.338) (36,60) 3. Theo phương thức đảm bảo 136.041 100 183.624 100 47.583 34,98 Không có đảm bảo bằng tài sản 16.706 12,28 18.773 10,22 2.067 12,37 Có đảm bảo bằng tài sản 119.335 87,72 164.851 89,78 45.516 38,14
trong tổng doanh số thu nợ cá nhân của Ngân hàng, là do thời gian cho vay ngắn hạn dƣới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Còn doanh số thu nợ trung và dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 thì giảm 69,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân một mặt là do thời hạn cho vay dài (trên 1 năm) nên thu hồi vốn chậm, mặt khác do đa số khách hàng vay trung và dài hạn là khách hàng quen thuộc của Ngân hàng nên các khoản vay có thêm thời gian ân hạn và Ngân hàng cũng không tạo áp lực trả nợ cho họ.
b) Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng tiền vay
Qua bảng 4.6 ta thấy, doanh số thu nợ theo mục đích tiêu dùng, kinh doanh dịch vụ và chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do nhân viên tín dụng luôn theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, đồng thời luôn nhắc nhở khách hàng trả nợ vay khi gần đến hạn trả để khách hàng có sự chuẩn bị. Qua công tác thẩm định hồ sơ vay và theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng thì hầu hết khách hàng đều có phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi và sử dụng vốn đúng mục đích nên họ đều có đủ nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, doanh số thu nợ theo mục đích trồng trọt 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm, giảm 36,60%, vì cho vay theo mục đích này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do khách hàng chủ yếu là nông dân nên họ không chủ động đƣợc trong khâu tiêu thụ sản phẩm, do đó không có nguồn thu ổn định làm cho việc thu hồi nợ của Chi nhánh gặp khó khăn.
c) Doanh số thu nợ theo phương thức đảm bảo
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ không có đảm bảo bằng tài sản và có đảm bảo bằng tài sản của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng cao là do hầu hết khách hàng đều có ý thức trả nợ rất tốt nên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng luôn thuận lợi.