Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại agribank thành phố vĩnh long (Trang 36 - 44)

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng cá nhân mà Ngân hàng cho cá nhân vay (không tính đến việc món vay đó có thu hồi đƣợc hay chƣa). Sự tăng trƣởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trƣởng của công tác tín dụng cá nhân. Hiểu đƣợc điều đó cho nên trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng mở rộng công tác cho vay cá nhân. Dƣới đây là tình hình cho vay cá nhân của Agribank TPVL từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013.

4.3.1.1 Doanh số cho vay qua 3 năm (2010 – 2012)

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu vốn của các cá nhân, hộ gia đình cũng ngày một tăng theo. Cho nên trong những năm qua, Chi nhánh không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của họ. Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay cá nhân của Chi nhánh qua 3 năm (2010 – 2012) nhƣ thế nào, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay cá nhâncủa Agribank TPVL qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank TPVL, 2010, 2011, 2012.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % (%) (%) (%) 1. Theo thời hạn 269.833 100 211.654 100 321.360 100 (58.179) (21,56) 109.706 51,83 Ngắn hạn 244.308 90,54 194.514 91,90 292.787 91,11 (49.794) (20,38) 98.273 50,52 Trung dài hạn 25.525 9,46 17.140 8,10 28.573 8,89 (8.385) (32,85) 11.433 66,70 2. Theo mục đích sử dụng tiền vay 269.833 100 211.654 100 321.360 100 (58.179) (21,56) 109.706 51,83 Tiêu dùng 36.376 13,48 28.593 13,51 89.016 27,70 (7.783) (21,40) 60.423 211,32 Kinh doanh dịch vụ 148.079 54,88 44.307 20,93 165.618 51,54 (103.772) (70,08) 121.311 273,80 Chăn nuôi 30.591 11,34 84.542 39,94 30.323 9,44 53.951 176,36 (54.219) (64,13) Trồng trọt 54.787 20,30 54.212 25,61 36.403 11,33 (575) (1,05) (17.809) (32,85)

3. Theo phương thức đảm bảo 269.833 100 211.654 100 321.360 100 (58.179) (21,56) 109.706 51,83

Không có đảm bảo bằng tài

sản 25.234 9,35 17.759 8,39 24.251 7,55 (7.475) (29,62) 6.492 26,77

a)Doanh số cho vay theo thời hạn

Hoạt động cho vay cá nhân tại Agribank TPVL có xu hƣớng tăng qua các năm (tuy có sự giảm nhẹ trong năm 2011 nhƣng đến năm 2012 đã tăng cao trở lại). Là do trong những năm qua Ngân hàng đã không ngừng củng cố, cải thiện, mở rộng đầu tƣ tín dụng nhằm thu hút ngày càng nhiều đối tƣợng khách hàng đến giao dịch, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho họ với các loại thời hạn khác nhau nhƣ ngắn hạn, trung và dài hạn. Và sau đây là doanh số cho vay cá nhân cụ thể của từng loại thời hạn:

- Về doanh số cho vay ngắn hạn:

Doanh số này chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng doanh số cho vay cá nhân của Chi nhánh qua các năm. Cụ thể: năm 2010 doanh số cho vay này chiếm 90,54% và cao nhất là vào năm 2011 chiếm đến 91,90%. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do trong các năm qua Chi nhánh đã mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lƣu động cho các hộ sản xuất kinh doanh phát triển, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Hơn nữa, Vĩnh Long là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhƣng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn, nên việc cho vay của Chi nhánh thƣờng tập trung vào cho vay ngắn hạn. Vì thế, doanh số cho vay ngắn hạn cá nhân tại Chi nhánh có xu hƣớng tăng. Trong năm 2011, doanh số tuy có giảm nhƣng không đáng kể vì đến năm 2012, doanh số cho vay này đã tăng mạnh trở lại đạt 292.787 triệu đồng, tăng 50,52%. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh có chuyển biến tốt, hầu hết kinh doanh đạt đƣợc lợi nhuận cao nên có nhu cầu tăng vốn đầu tƣ để mở rộng sản xuất, mua sắm công cụ. Bên cạnh đó, do giá cả thị trƣờng tăng cao nên đời sống ngƣời dân gặp khó khăn nên cần vốn để tiêu dùng… và kết quả là làm cho doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên.

- Về doanh số cho vay trung và dài hạn:

Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm giúp cho khách hàng mở rộng quy mô sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị… và các khoản cho vay này thƣờng có thời gian thu hồi vốn tƣơng đối dài, kèm theo độ rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay loại này. Nên doanh số cho vay này chiếm tỷ trọng không cao nhƣ doanh số cho vay ngắn hạn nhƣng về mặt số lƣợng cũng có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2012 doanh số này tăng 66,70% đạt 28.573 triệu đồng, nguyên nhân là do nhu cầu đầu tƣ của các hộ sản xuất kinh doanh trong tỉnh tăng cao, cùng với các phƣơng án kinh doanh khả thi, đủ sức thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Mặt khác, cũng do các hộ kinh doanh, các tổ chức

kinh tế không có đủ điều kiện để thu hút vốn giống nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại, nên họ chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn là giải pháp tốt nhất.

Tóm lại, qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn cao hơn nhiều so với trung và dài hạn và nó luôn đạt tỷ trọng lớn qua các năm. Cho vay ngắn hạn thì khả năng khách hàng không trả đƣợc nợ cho Ngân hàng thấp hơn trung và dài hạn, nên Ngân hàng đã nới rộng khoản cho vay này. Vì thế, doanh số cho vay ngắn hạn luôn dẫn đầu trong doanh số cho vay cá nhân của Chi nhánh. Còn về cho vay trung và dài hạn, tuy chiếm tỷ trọng thấp nhƣng không thể phủ nhận vai trò của nó, vì các khoản này có ảnh hƣởng tích cực đến doanh thu trong hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng và đồng thời nó cũng chia sẻ rủi ro. Để đạt đƣợc kết quả này, Ngân hàng đã nỗ lực rất lớn trong hoạt động kinh doanh nhƣ: thực hiện tốt dịch vụ khách hàng, mức lãi suất hợp lý, chú trọng công tác tiếp thị… Và để giữ vững đƣợc sự tăng trƣởng trên, đòi hỏi Chi nhánh phải hoàn thiện thêm nữa để nâng cao doanh số cho vay cá nhân trong thời gian tới.

b) Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng tiền vay

Cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng tiền vay đƣợc Agribank TPVL chia làm 3 loại: cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh dịch vụ, cho vay chăn nuôi và cho vay trồng trọt. Sau đây là doanh số cho vay cá nhân cụ thể của từng loại mục đích sử dụng tiền vay của Chi nhánh:

- Về tiêu dùng:

Doanh số này chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu cho vay cá nhân của Chi nhánh, các khoản vay theo mục đích này chủ yếu là cho vay mua nhà ở, mua phƣơng tiện, đồ dùng sinh hoạt và sửa chữa nhà ở, xây nhà ở. Trong 3 năm qua, do đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của các cá nhân nên cho vay theo mục đích này ngày càng tăng trƣởng cả về số lƣợng và tỷ trọng: Về số lƣợng, tuy trong năm 2011 doanh số cho vay giảm 21,40% nhƣng đến năm 2012 lại tăng đến 211,32%; còn về tỷ trọng thì doanh số cho vay này năm 2010 chỉ chiếm 13,48% nhƣng đến năm 2012 chiếm đến 27,70%. Nguyên nhân tăng là do mức sống của ngƣời dân ngày càng cao, thu nhập tăng lên, ngƣời dân ngày càng có nhu cầu sửa sang nhà cửa, mua sắm hay đi du lịch, nhu cầu mua xe máy, ô tô và mua sắm trang thiết bị trong gia đình cũng tăng lên. Bên cạnh đó, tuy thu nhập của ngƣời làm công ăn lƣơng, hƣởng lƣơng từ ngân sách Nhà nƣớc có tăng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng kịp tốc độ tăng giá của thị trƣờng nên họ thiếu hụt vốn tạm thời để tiêu dùng nên đến Chi nhánh xin vay vốn. Hơn nữa, điều kiện và thủ tục để có đƣợc khoản vay tiêu dùng đối với khách hàng là không quá phức tạp nên khách hàng đến vay tiêu dùng ngày một tăng.

- Về kinh doanh dịch vụ:

Cho vay để kinh doanh dịch vụ là lĩnh vực cho vay quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay cá nhân của Chi nhánh, với các sản phẩm cho vay nhƣ: cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ, cho vay đầu tƣ vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh, cho vay cầm đồ… Doanh số cho vay theo mục đích này trong năm 2011 giảm 70,08% so với năm 2010 và chỉ chiếm 20,93% trong tổng doanh số cho vay cá nhân là do năm này lãi suất tăng cao đồng thời sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên các cá nhân, hộ gia đình hạn chế đầu tƣ kinh doanh làm cho doanh số cho vay giảm. Nhƣng đến năm 2012, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất nhằm hỗ trợ vốn cho các cá nhân, hộ gia đình đầu tƣ sản xuất kinh doanh nên số lƣợng khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lƣu động để sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng lên. Đồng thời, TPVL là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển nên nhu cầu vốn để đầu tƣ vào những tài sản cố định để thực hiện các dự án ngày càng lớn. Vì thế, doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh trong năm này đã tăng 273,80% đạt 165.618 triệu đồng, chiếm đến 51,54% trong tổng doanh số cho vay cá nhân. Đây là kết quả đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Về chăn nuôi:

Doanh số cho vay chăn nuôi có sự biến động qua 3 năm. Năm 2011, doanh số cho vay này đạt 84.542 triệu đồng, tăng 176,36% so với năm 2010, là do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, tu sửa ao chuồng, mua nguyên liệu để chăn nuôi của các nông hộ tăng lên, mà Ngân hàng là nơi cung ứng vốn tốt nhất cho họ nên số lƣợng nông hộ đến Chi nhánh giao dịch tăng lên. Nhƣng đến năm 2012, do giá cả các mặt hàng chiến lƣợc đầu vào sản xuất tăng cao nhƣ: xăng dầu, điện, thức ăn chăn nuôi,… đồng thời biến đổi thời tiết, dịch bệnh cũng gây nhiều bất lợi đến việc chăn nuôi, trong khi giá cả nông phẩm nhƣ thịt gia súc, gia cầm, tôm cá… thì bấp bênh. Điều này, làm cho các hộ chăn nuôi ngày càng hạn chế đầu tƣ chăn nuôi nên nhu cầu vay vốn của họ ngày càng giảm. Bên cạnh đó, do một số hộ chăn nuôi trên địa bàn tham gia dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn và gà theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015 nên họ đƣợc hỗ trợ chi phí con giống, thuốc sát trùng và thức ăn. Do đó, doanh số cho vay chăn nuôi của Chi nhánh năm 2012 giảm 64,13%, chỉ còn 30.323 triệu đồng. Với kết quả này, Chi nhánh cần tạo mọi điều kiện để các hộ chăn nuôi có thể tiếp tục sản xuất nhƣ: đƣa ra các mức lãi suất ƣu đãi phù hợp với từng loại hình chăn nuôi, mở rộng hình thức cho vay trung và dài hạn hoặc gia hạn thời gian trả nợ đối với những khoản vay đã quá hạn.

- Về trồng trọt:

Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của địa phƣơng trong việc xuống giống né rầy, tránh ngập úng vào đầu vụ, khô hạn vào cuối vụ, chủ động phòng trừ sâu bệnh, tăng cƣờng công tác khuyến nông, áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ nên năng suất lúa đạt khá. Bên cạnh đó, diện tích trồng rau màu tăng và phát triển khá thuận lợi cho nên năng suất rau màu tăng mạnh so với cùng kỳ. Đồng thời, giá cả lúa và các loại rau màu này cũng tăng nên mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Song song đó, do giá cả các loại trái cây nghịch mùa đều có giá cao nên đƣợc nông dân tăng cƣờng xử lý ra hoa trái vụ bằng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ nên nhiều loại cây ăn trái đạt năng suất cao không kém vụ thuận nên mang lại nhiều lợi nhuận cho các nông hộ. Do đó, họ luôn có nguồn vốn ổn định để tái sản xuất. Thêm vào đó, do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất trồng trọt ở TPVL ngày càng bị thu hẹp và để giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, các cấp hội nông dân TPVL đã hỗ trợ cây con giống và vật tƣ để khuyến khích các hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp họ tận dụng diện tích đất xung quanh nhà để xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh theo hƣớng nông nghiệp đô thị đạt hiệu quả kinh tế cao nhƣ: mô hình chim cá cảnh, mô hình nuôi rắn ri voi, mô hình nuôi baba nên một số nông hộ đã chuyển đổi sang một số mô hình mới này. Điều này làm cho, doanh số cho vay trồng trọt liên tục giảm qua các năm, trong đó, năm 2011 giảm 1,05%, đạt 54.212 triệu đồng, sang năm 2012 giảm đến 32,85%, chỉ còn 36.403 triệu đồng.

c) Doanh số cho vay theo phương thức đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay theo phƣơng thức đảm bảo đƣợc Chi nhánh chia làm 2 loại là: cho vay không có đảm bảo bằng tài sản và cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Dƣới đây là doanh số cho vay cá nhân theo từng phƣơng thức đảm bảo:

- Về doanh số cho vay không có đảm bảo bằng tài sản:

Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, Ngân hàng hạn chế cho vay theo phƣơng thức này. Mặt khác, do đối tƣợng vay theo phƣơng thức đảm bảo này thƣờng là các cán bộ, công nhân viên chức nên số lƣợng rất ít. Do đó, mà tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay cá nhân và giảm dần qua mỗi năm. Cụ thể: năm 2010 chiếm 9,35%, năm 2011 chiếm 8,39%, đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 7,55%.

- Về doanh số cho vay có đảm bảo bằng tài sản:

Nhìn chung doanh số cho vay theo phƣơng thức này có sự biến động qua 3 năm. Trong năm 2011, tuy hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ

gia đình gặp khó khăn do giá cả đầu vào tăng nhƣng do lãi suất cho vay tăng cao, tăng đến 21%/năm nên họ không thể vay làm cho doanh số cho vay theo phƣơng thức đảm bảo này giảm 20,73%. Đến năm 2012, lãi suất cho vay giảm xuống còn 14%/năm nên họ đã đi vay để khắc phục khó khăn trong năm 2011 và để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, ngoài ra trong năm một số cá nhân cũng cần vốn để tiêu dùng do giá cả các mặt hàng thiết yếu gia tăng nhanh trong thời gian ngắn làm cho ngƣời dân không đủ tiền để chi tiêu, điều này đã làm cho doanh số cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong năm này tăng 34,74%.

4.3.1.2 Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 2013

Qua việc phân tích trên ta thấy doanh số cho vay cá nhân của Chi nhánh trong 3 năm qua có nhiều biến động. Vậy tình hình cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự thay đổi nhƣ thế nào, ta sẽ xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.4: Doanh số cho vay cá nhân của Agribank TPVL 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank TPVL, 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. a) Doanh số cho vay theo thời hạn

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, tỷ trọng cho vay

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6/2013 so với 6/2012 Số tiền trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ Số tiền %

(%) (%) 1. Theo thời hạn 102.282 100 189.573 100 87.291 85,34 Ngắn hạn 88.509 86,53 169.712 89,52 81.203 91,75 Trung dài hạn 13.773 13,47 19.861 10,48 6.088 44,2 2. Theo mục đích sử

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại agribank thành phố vĩnh long (Trang 36 - 44)