(Tòa án hình sự) Toà án tiểu hình Tribunal correctionnel Toà án vi cảnh (Tribunal de police) Toà án đại hình (Cour d’assises) Toà án tiểu hình phúc thẩm
Tòa điều tra
Tòa xét xử TAHS Đặc biệt Toà án cho vị thành niên Toà án Quân sự Toà án an ninh Quốc gia
Hệ thống tòa án ở Pháp
Tài phán hành chính
Toà án hành chính ở Pháp bao gồm: Toà án hành chính sơ thẩm, Toà án hành chính phúc thẩm và Tham chính viện (Conseil
d’Etat) - Toà án hành chính tối cao.
Việc coi Nhà nước là một pháp nhân dẫn đến kết luận:
Nhà nước có trách nhiệm pháp lý đối với những hoạt động của mình thông qua các cơ quan có thẩm quyền và các công chức
Nhà nước tham gia vào các hoạt động tư pháp với tư cách là một pháp nhân, nghĩa là Nhà nước cũng có thể bị kiện.
Loại tranh chấp giữa Nhà nước và công dân sẽ được giải quyết tại một toà án riêng – Toà án hành chính.
Hệ thống tòa án ở Pháp
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionel) là cơ quan tài phán cao nhất về trật tự Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp được thành lập theo Hiến pháp 1958, có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Kiểm soát tính hợp hiến của pháp luật, của sự phân quyền (giữa lập pháp và hành pháp)
Kiểm soát tính hợp hiến của các cam kết quốc tế mà nước Pháp chịu sự ràng buộc.
Hội đồng Hiến pháp bao gồm 9 thành viên, nhiệm kỳ 9 năm, Trong đó, Tổng thống bầu 3 thành viên, Chủ tịch Hạ viện bầu 3 thành viên, Chủ tịch Thượng viện bầu 3 thành viên.
Hệ thống tòa án ở Pháp
Tòa án xung đột (Tribunal des conflits )
Toà án xung đột bao gồm 1 Chánh án là Bộ trưởng tư pháp, và 8 thành viên. Toà án xung đột có thẩm quyền giải quyết những vụ việc sau đây:
Tranh chấp thẩm quyền xét xử (xung đột tích cực);
Không loại toà án nào nhận thụ lý vụ việc (xung đột tiêu cực); Xung đột liên quan đến các quyết định về nội dung;