Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 78)

* Nguyên nhân khách quan

Do yêu cầu quản lý NSNN đòi hỏi ngày càng cao mà chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện còn chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với những phƣơng thức quản lý mới, đặc biệt là trong vấn đề quản lý chi ngân sách. Chính quyền cấp xã đƣợc giao thêm quyền chủ động, đang dần thoát khỏi sự bao cấp quá nhiều từ ngân sách cấp trên nên không tránh khỏi lúng túng ban đầu. Hơn nữa thời gian vừa qua, nền kinh tế không chỉ riêng trên địa bàn mà nền kinh tế của cả nƣớc bị suy thoái lại gây khó khăn lớn cho nguồn thu ngân sách từ đó ảnh hƣởng tới chi ngân sách. Nhƣng nguyên nhân chủ yếu và mang tính quyết định là thuộc về yếu tố chủ quản.

* Nguyên nhân chủ quan

Mặc dù đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp nhƣng việc thực hiện các nhiệm vụ chi chƣa thực sự hiệu quả. Vai trò kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính chƣa phát huy đƣợc hết năng lực, từ đó dẫn đến việc chấp hành chính sách chế độ nói chung cũng nhƣ việc chấp hành các chứng từ sổ sách nói riêng tại các xã, thị trấn chƣa đƣợc chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ bồi dƣỡng chuyên môn mới chỉ dừng lại ở hình thức, tính chủ động của cán bộ kế toán ngân sách xã thấp chƣa bắt nhịp đƣợc với những quy định mới.

Việc giao dự toán không phù hợp với điều kiện cụ thể của xã, trình độ, năng lực của cán bộ xã trong công tác lập dự toán và ngƣời xét duyệt dự toán NSX yếu.

Cán bộ lãnh đạo xã còn lơ là nhiệm vụ, trình độ hạn chế, chƣa có uy tín và khẳng định đƣợc năng lực trong nhân dân. Còn có tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân và cán bộ.

Việc chậm ban hành văn bản hƣớng dẫn chế độ của thành phố đã gây khó khăn cho địa phƣơng trong thực hiện.

Tóm lai: Ở chƣơng này chúng ta đã xem xét, đánh giá đƣợc phần nào thực trạng công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện trong một vài năm gần đây. Ta đã thấy đƣợc những kết quả cũng nhƣ những hạn chế trong công tác quản lý chi NSX hiện nay. Trên cơ sở các phân tích ở trên đây tác giả xin mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian tới.

Chƣơng 4:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ Ở HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

4.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Quốc Oai trong những năm tới

Là một trong những huyện của tỉnh Hà Tây (trƣớc đây) gần trung tâm Thủ đô, huyện Quốc Oai có nhiều lợi thế về vị trí địa lí, đất đai: Không chỉ là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, mà còn thuộc phạm vi quy hoạch chuỗi đô thị: Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây, đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt tại Quyết định số 372/QĐ-TTg. Về giao thông có trục Đại lộ Thăng Long với gần 10 km trên tổng số gần 30 km đi qua địa bàn huyện Quốc Oai (chiếm 1/3), kéo theo sự phát triển của các cụm công nghiệp cũng nhƣ phát triển đô thị quanh trục đƣờng này. Ngoài ra, có đƣờng 21A (Sơn Tây - Xuân Mai) cũng chạy qua địa bàn Quốc Oai 8 km, cùng nhiều trục tỉnh lộ khác đã và đang đƣợc triển khai xây dựng, giúp phát triển giao thông của địa phƣơng. Từ khi Hà Nội và Hà Tây sáp nhập, huyện Quốc Oai càng có thêm nhiều lợi thế. Đó cũng chính là nền tảng để phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phƣơng.

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong thời gian tới nhƣ dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới, cùng với việc giải quyết nợ đọng XDCB đang gây nhiều thách thức cho huyện trong thời gian tới.

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền cấp cơ sở gần dân nhất trong bộ máy quản lý Nhà nƣớc thực hiện các chức năng nhiệm vụ đã đƣợc giao, đồng thời chính quyền cấp xã cũng là đại diện của Nhà nƣớc tại địa phƣơng giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nƣớc với nhân dân. Để thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đồng thời đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc, trƣớc hết là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xây dựng nền tài chính NSCX có quy mô ngày càng vững chắc. Đáp ứng nhu cầu đó thì các

khoản chi ngân sách nói chung và chi NSCX nói riêng phát sinh ngày càng nhiều nên công tác quản lý chi NSX cần phải đƣợc đổi mới và nâng cao để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, các cấp lãnh đạo đã đề ra những phƣơng hƣớng, mục tiêu trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý chi NSCX nói riêng để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đƣa huyện Quốc Oai từng bƣớc phát triển hơn với nhiều ngành nghề kinh doanh và cả các khu công nghiệp, trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển của thủ đô.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Quốc Oai

Từ khi Luật NSNN đƣợc ban hành đến nay, NSCX luôn là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Gần đây nhất, Quốc hội cũng đã thông qua Luật NSNN mới nhất số 83/2015/QH13 tại kỳ họp thứ 9 ngày 25/6/2015. Từ những mục tiêu, phƣơng hƣớng chung, Nhà nƣớc cho phép các địa phƣơng vận dụng linh hoạt các giải pháp trong quản lý chi NSCX ở địa phƣơng nhằm hoàn thiện quản lý chi NSCX. Căn cứ vào đặc điểm tình hình hiện nay ở huyện Quốc Oai, để quản lý chi NSCX hoàn thiện nên thực hiện một số giải pháp sau:

4.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ xây dựng và lập dự toán chi ngân sách cấp xã

Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cấp xã. Trong quá trình xây dựng dự toán phải nắm chắc đƣợc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, định mức, chế độ tiêu chuẩn chi do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với từng mục chi phải xác định rõ tính chất và mục đích sử dụng. Quá trình xây dựng dự toán phải đảm bảo theo đúng mẫu quy định và có thuyết minh cụ thể. Tất cả các khoản chi đều phải lập dự toán.

Lập dự toán chi trên cơ sở phân loại xã, bởi trong số 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quốc Oai thì còn có rất nhiều xã khó khăn bên cạnh những xã có lợi thế. Những xã có điều kiện thuận lợi, tự túc đƣợc nguồn thu đảm bảo

chi thƣờng xuyên, ngoài ra còn dành một phần đáng kể để đầu tƣ XDCB, phát triển kinh tế. Có những xã do điều kiện khách quan, mặc dù đã khai thác tối đa các nguồn thu theo quy định, cộng với sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu chi. Những xã nhƣ vậy ngân sách huyện có thể ƣu tiên đầu tƣ hơn, tăng cƣờng trách nhiệm cho cấp xã trong quản lý chi, giảm tâm lý ỷ lại điều kiện khó khăn chỉ trông chờ vào ngân sách cấp trên, không chủ động nuôi dƣỡng nguồn thu phát triển kinh tế. Từ đó đảm bảo sự công bằng giữa các xã và thể hiện đƣợc vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên.

Xây dựng dự toán thu phải đảm bảo tính khả thi, phải dựa vào nguồn thu có khả năng khai thác đƣợc trên địa bàn, tránh trƣờng hợp vì nhu cầu chi cao mà xây dựng dự toán thu cao. Xây dựng dự toán chi phải chấp hành nghiêm túc định mức, chế độ và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính. Trong đó chi đầu tƣ phải đảm bảo hiệu quả, tránh đầu tƣ tràn lan và không cân đối với nguồn thu.

4.2.2. Tăng cường quản lý công tác chấp hành chi ngân sách cấp xã

4.2.2.1. Hoàn thiện công tác chấp hành chi thường xuyên của ngân sách cấp xã

CTX chiếm tỷ trọng cao trong tổng số chi NSCX, các khoản CTX phát sinh nhiều do vậy quản lý CTX cần phải quán triệt chặt chẽ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ nhất: Chi NSCX trƣớc hết phải ƣu tiên thực hiện chiến lƣợc phát triển con ngƣời để đảm bảo điều kiện vật chất tốt nhất để các cán bộ công chức yên tâm làm việc và cống hiến hết mình. Để chủ động nguồn đảm bảo chi do tăng lƣơng tối thiểu chung theo các Nghị định của Chính phủ đòi hỏi thực hiện tiết kiệm chi thƣờng xuyên và sử dụng 50% tăng thu để thực hiện chế độ tiền lƣơng mới. KBNN kiểm soát chi chặt chẽ hơn, thƣờng xuyên phối hợp với cơ quan tài chính để theo dõi tồn quỹ, đảm bảo chi lƣơng và các khoản phụ cấp kịp thời, kiên quyết không để chậm lƣơng, đảm bảo chi lƣơng

cho cán bộ xã, thị trấn theo đúng kế hoạch đề ra, đúng thời gian quy định nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu và ngày càng nâng cao đời sống của cán bộ.

Thứ hai: Các khoản chi công tác đảm bảo xã hội, văn hóa & thông tin - truyền thanh - thể dục thể thao và các sự nghiệp y tế, giáo dục cần đƣợc quan tâm, chú trọng hơn để phát triển nền giáo dục của địa phƣơng, nếp sống văn hóa, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe ngƣời dân, tạo cơ hội cho ngƣời dân phát huy tính năng động, sáng tạo tránh tụt hậu so với tốc độ phát triển khoa học kĩ thuật của thời đại. Do ở hầu hết các xã đều có phong tục tập quán riêng, có các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của xã và vùng nên chú trọng vào khoản chi cho công tác tổ chức lễ hội để duy trì bản sắc văn hóa của địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngƣỡng của bà con. Tuy nhiên cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, tránh lãng phí trong công tác tổ chức. Bên cạnh đó, công tác xã hội đối với các gia đình có công với cách mạng, những ngƣời không nơi nƣơng tựa, trẻ mồ côi,…cần đƣợc giải quyết tốt để tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho ngƣời dân.

Thứ ba: Thực hiện chi đúng dự toán đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động tiết kiệm, cắt giảm những cuộc họp không cần thiết, nâng cao chất lƣợng các cuộc họp trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, Đảng, và các Đoàn thể. Kiên quyết xuất toán, dừng chi các khoản chi sai chế độ về tiếp khách và bù tiền ăn hội nghị, thực hiện nghiêm chỉnh chi tiếp khách tiết kiệm, chi bù tiền ăn hội nghị chỉ những đại biểu không hƣởng lƣơng ngân sách. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc tổ chức các cuộc họp, tiếp khách, sử dụng tài sản góp phần tích cực đổi mới, nâng cao hiệu lực hiệu quả sự chỉ đạo điều hành của thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính trong thời kỳ đổi mới. Nghiêm túc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng, cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhằm quán triệt phổ biến sâu rộng các nội dung của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật phòng chống tham

nhũng, các văn bản hƣớng dẫn có liên quan của Chính phủ, của thành phố, huyện để mọi cán bộ công chức và nhân dân địa phƣơng có nhận thức tốt, tích cực hƣởng ứng thực hiện và có biện pháp xử lý nghiêm đối với những ngƣời vi phạm. Yêu cầu đảng viên, cán bộ, công chức tiết kiệm trong tổ chức lễ cƣới, ma chay, tránh phô trƣơng để làm gƣơng trong nhân dân.

Đồng thời thực hiện khoán chi. Nghiên cứu và trình cấp trên cơ chế phù hợp, tiến tới thực hiện tốt nội dung này, tránh mƣợn các nội dung hội nghị, công tác để trục lợi ngân sách; đồng thời cũng tăng ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công chức trong sử dụng điện, văn phòng phẩm, nƣớc uống. Đối với lãnh đạo có xe riêng sẽ khoán tiền xăng xe vào trong lƣơng để tránh các khoản chi vô lý nhƣ thanh toán tiền thuê xe quá cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư: Chi khác là khoản chi khó dự đoán trƣớc nên trong khâu lập dự toán cần có sự cân nhắc kỹ lƣỡng để xác định mức chi cho hợp lý nhất. Khoản chi này chủ yếu dùng để chi cho công tác phòng chống bệnh dịch, thiên tai, chi cho công tác tuyên truyền, vận động các chính sách xã hội,… nên cũng là khoản chi đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chi NSX, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà rất nhiều bệnh dịch hoành hành từ con ngƣời cho đến bệnh dịch trên gia súc, gia cầm. Nếu khoản chi này không đƣợc bố trí đầy đủ kịp thời sẽ gây ra sự lúng túng khi gặp sự cố, do vậy trong công tác quản lý thì khoản chi này cũng cần phải đƣợc chú trọng quan tâm.

4.2.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành chi đầu tư XDCB của NSCX

Chi đầu tƣ XDCB ở cấp xã chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số chi NSX. Hiện nay, có những bất cập trong việc để nợ đọng XDCB và công tác giải phóng mặt bằng cũng nhƣ trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ XDCB, tác giải xin đề ra các giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất: Nguồn ngân sách có hạn mà nhu cầu chi đầu tƣ XDCB thì ngày càng tăng, yêu cầu đầu tƣ XDCB không dàn trải mà phải tập trung có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở phân loại các công trình đầu tƣ ngay trong khâu lập dự toán. Ƣu tiên bố trí vốn cho các dự án có khối lƣợng, dự án sắp

hoàn thành. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mƣu cho UBND huyện giao nhiệm vụ đấu giá đất và ban hành cơ chế hỗ trợ lại cho các xã, thị trấn từ nguồn đấu giá đất dựa trên chế độ của trung ƣơng, thành phố để khuyến khích các xã, thị trấn thực hiện đấu giá đất. Ƣu tiên tiền thu đấu giá đất để trả nợ, yêu cầu các xã, thị trấn báo cáo kế hoạch sử dụng nguồn này làm căn cứ ban hành quyết định hỗ trợ lại.

Chi đầu tƣ XDCB là lĩnh vực chi phức tạp và thời gian kéo dài, yêu cầu quản lý chặt chẽ và nhất quán ngay từ khâu quy hoạch thiết kế - dự toán đến quá trình thi công và quyết toán công trình. Chỉ phê duyệt đầu tƣ khi đã xác định đƣợc rõ nguồn vốn và khả năng cân đối ngân sách cấp xã; không cho phép nhà thầu tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tƣ, thi công dự án khi chƣa đƣợc bố trí vốn hoặc ứng vốn thi công vƣợt kế hoạch vốn đã bố trí, làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Thanh kiểm tra và xử lý nghiêm những trƣờng hợp để phát sinh nợ XDCB mới. UBND huyện thành lập các tổ công tác về các xã, thị trấn xác định và chốt số nợ đọng XDCB đến hết ngày 31/12/2014.

Thứ hai: Công khai, minh bạch, tuyên truyền các thông tin về chính sách đền bù và lắng nghe, tiếp nhận ý kiến nguyện vọng của nhân dân trong khâu giải phóng mặt bằng đảm bảo đời sống của bà con sau dự án. Kết hợp hợp lý, hiệu quả với các chƣơng trình dạy nghề theo Quyết định 1956/QĐ- TTg, chƣơng trình khuyến công để hỗ trợ bà con sau khi mất đất canh tác nhƣ đào tạo nghề, hỗ trợ vốn cho bà con kinh doanh các ngành nghề khác,… Với những trƣờng hợp cố ý chống đối không chịu giải tỏa dù đã đƣợc đền bù theo quy định chính sách đền bù của nhà nƣớc kết hợp các biện pháp tuyên truyền, vận động thì cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, đảm bảo tiến độ giải

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 78)