Đánh giá chung về công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 72)

bàn huyện Quốc Oai

3.3.1. Những kết quả đạt được

* Đối với công tác quản lý chi NSCX nói chung

7

Ngân sách xã trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc: Nghiên cứu tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng, Tác giả Nguyễn Hữu Khánh – Khoa Kinh tế và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đăng trên Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6 (ngày gửi bài 18.06.2014 ngày chấp nhận 01.09.2014)

Qua việc phân tích thực trạng quản lý chi NSCX trên địa bàn huyện trong những năm gần đây và so sánh với những tiêu chí đánh giá cho thấy, nhìn chung thì công tác quản lý chi NSX đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt ở hầu hết các xã. Việc thực hiện chi qua kho bạc đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh. Khái quát những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý chi NSCX trên địa bàn huyện Quốc Oai nhƣ sau:

Hệ thống chính sách pháp luật tƣơng đối đầy đủ, phù hợp từ Luật ngân sách, các thông tƣ hƣớng dẫn. Các văn bản hƣớng dẫn của địa phƣơng cũng bám sát văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên.

Cơ cấu chi NSCX tƣơng đối hợp lý, đảm bảo chi thƣờng xuyên cho các hoạt động quản lý nhà nƣớc, sự nghiệp kinh tế, công tác xã hội và có phần tiết kiệm, chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế cho xã: xây dựng cầu cống kênh mƣơng, đƣờng giao thông. Hầu hết các xã đều có đƣờng liên thôn, liên xã đƣợc cứng hóa bằng đổ bê tông. Hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu đƣợc đầu tƣ nâng cấp phục vụ cho việc tƣới tiêu của bà con nông dân trên địa bàn. Cũng nhờ công tác đầu tƣ cho giáo dục, y tế, công tác đảm bảo xã hội mà trên địa bàn huyện hiện nay, số lƣợng con em nhân dân bỏ học ngày càng giảm, số lƣợng ngƣời dân đƣợc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của xã, thị trấn tăng lên, các tệ nạn xã hội cũng giảm đi tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho huyện. Mặc dù nguồn thu địa phƣơng còn hạn chế nhƣng nhờ tiết kiệm chi và khai thác các nguồn thu hợp lý đã đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Việc thực hiện chi NSX đã thực hiện tƣơng đối tốt nguyên tắc "tiền nào việc nấy", các khoản thu cân đối đã đƣợc bố trí để chi thƣờng xuyên, các khoản thu dân đóng góp, thu tiền sử dụng đất đã đầu tƣ cho hạ tầng nông thôn. Thực hiện chi đúng, chi đủ, tiết kiệm chi và tăng cƣờng chi đầu tƣ phát triển.

Công tác chấp hành chế độ chính sách đƣợc quán triệt thực hiện tƣơng đối tốt. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán chi NSX đƣợc thực hiện theo đúng thời gian quy định và yêu cầu thực tế tại địa phƣơng. Dự toán đƣợc lập,

phân bổ minh bạch, khách quan. Báo cáo quyết toán nhìn chung khá chi tiết, phản ánh đầy đủ, công khai, minh bạch các khoản thu chi NSX.

Việc bổ sung dự toán từ nguồn thu NSX đã cơ bản đƣợc thực hiện theo đúng các quy định của luật NSNN. Vai trò của HĐND đã đƣợc thể hiện đúng theo luật. Mọi khoản tăng thu đều đƣợc báo cáo trình HĐND cấp xã phê duyệt bổ sung thực hiện.

Các xã đã thực hiện công khai minh bạch chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã. Các xã đều có bảng tin tại trụ sở để niêm yết những văn bản, quyết định cần công khai tới nhân dân. Dự toán và quyết toán NSX đều đƣợc gửi tới đại biểu HĐND xã.

Hệ thống các cơ quan quản lý chi NSCX bố trí đầy đủ ở các cấp. Ở cấp huyện thì Phòng Tài chính - Kế hoạch bố trí riêng một bộ phận Tổ NSX để chuyên theo dõi khối xã. Đội ngũ cán bộ Kế toán ngân sách xã đã và đang cố gắng làm tốt nhiệm vụ đƣợc giao, công tác chuyên môn đƣợc chú trọng. Qua kiểm tra cho thấy tất cả các xã đã sử dụng phần mềm kế toán xã vào công tác ghi chép. Từng bƣớc cải tiến phƣơng thức quản lý chi bằng việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản công để quản lý NSCX.

Phân cấp thu chi ngân sách rõ ràng cùng với phân rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý chi NSCX. Từ đó, trách nhiệm của các cơ quan trong việc thu chi ngân sách trở nên rõ ràng hơn, rút ngắn thời gian giải ngân. Đƣợc biết hiện tại, UBND huyện đang xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Trong quá trình đó huyện sẽ xây dựng bộ thủ tục hành chính. Theo đó tất cả các thủ tục hành chính đều đƣợc thực hiện tại bộ phận một cửa.

* Đối với công tác chi thường xuyên NSCX

Nhìn chung các xã, thị trấn đã thực hiện tƣơng đối tốt công tác quản lý chi thƣờng xuyên của ngân sách cấp mình. Nhờ đó, các điều kiện vật chất cần thiết cho sự hoạt động của chính quyền cấp xã về cơ bản đã đƣợc đảm bảo,

tạo tiền đề thuận lợi cho chính quyền cấp xã hoàn thành các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội ngày càng tăng chứng tỏ an sinh xã hội và các vấn đề xã hội khác đang rất đƣợc quan tâm, chú ý. Các gia đình chính sách, ngƣời có công, ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa, trẻ em mồ côi đƣợc hỗ trợ, giúp đời sống của họ bớt khó khăn và đƣợc cải thiện hơn. Cùng với nguồn ngân sách thành phố bổ sung thì các xã, thị trấn cũng rất quan tâm đến các tệ nạn xã hội đang rất bức xúc nhƣ ma túy, mại dâm và dành khoản chi thích đáng cho phòng chống, đẩy lùi tệ nạn này. Hiệu quả các khoản chi đƣợc nâng cao rõ rệt. Đƣờng phố, nhà văn hóa, các hoạt động văn hóa, thông tin, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội,… luôn đƣợc đáp ứng đầy đủ và kịp thời về kinh phí hoạt động nên kết quả ngày càng tốt hơn. Hoạt động kinh tế trên địa bàn cũng diễn ra ngày càng sôi động và hiệu quả. Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc tuyên truyền ngày càng sâu, rộng đến ngƣời dân.

* Đối với công tác chi đầu tư XDCB

Các xã đã tập trung nguồn lực cho xây dựng các công trình thiết yếu nhƣ: trƣờng học, đƣờng giao thông, đƣờng điện sinh hoạt,… Trong đó phát huy tốt phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm". Thông qua đó nhằm tạo đà tốt cho phát triển kinh tế - xã hội những năm sau này. Nhiều xã đã quan tâm tới việc bố trí chi đầu tƣ khai thác các nguồn thu tại chỗ, nhƣ việc tu bổ chợ, bến bãi,… đem lại nguồn thu đáng kể cho NSX hàng năm.

Việc phê duyệt dự án XDCB ở cấp xã những năm gần đây đã chú ý đến phƣơng án bố trí nguồn vốn, các thủ tục và trình tự đầu tƣ XDCB đã từng bƣớc đi vào nề nếp. Đến nay, các trƣờng học, trạm y tế, đƣờng giao thông thôn xóm, các công trình kênh mƣơng,… đều đƣợc xây dựng khá kiên cố.

3.3.2. Những hạn chế

* Đối với chi NSCX nói chung

Có một số văn bản chƣa phù hợp và rõ ràng nên để phát sinh nợ đọng điển hình nhƣ Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội chƣa xác định đƣợc suất hỗ trợ làm phát sinh nợ các công trình DĐĐT 336.686 triệu đồng, chiếm 58,8% tổng số nợ XDCB trên toàn huyện.

Dự toán còn lập còn máy móc, chƣa linh hoạt, chƣa căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phƣơng, trong khi đó địa phƣơng còn nghèo, nguồn thu hạn chế, chƣa tự chủ đƣợc ngân sách, do đó gây khó khăn cho công tác chấp hành và quyết toán NSCX. Trong quá trình chi còn để lãng phí các khoản chi liên quan hội nghị, tập huấn,…

Các xã công khai ngân sách chƣa thực hiện đúng mẫu biểu. Mặt khác, đa số ngƣời dân đọc không để ý các thông báo trên bảng tin và không hiểu đƣợc các con số công khai ngân sách. Từ việc không hiểu, họ không quan tâm nhiều và không tin tƣởng vào các con số công khai. Điều này làm giảm ý nghĩa của việc công khai, minh bạch ngân sách.

Năng lực đội ngũ lãnh đạo xã còn yếu chƣa đáp ứng yêu cầu công việc. Việc phân công quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên thực hiện nhiệm vụ kế toán ngân sách xã cũng chƣa đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc và hiệu lực quản lý Nhà nƣớc ở cơ sở. Có đồng chí kế toán đƣợc tuyển dụng nhƣng không đƣợc giao nhiệm vụ mà vẫn giao cho nhân viên hợp đồng. Đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán ngân sách xã đã đƣợc củng cố, đào tào tập huấn thƣờng xuyên nhƣng năng lực còn hạn chế.

Cán bộ theo dõi khối xã tại Phòng Tài chính - Kế hoạch tuy bố trí số lƣợng nhiều (5 đồng chí) nhƣng năng lực yếu và không đồng đều nên quản lý chƣa tốt. Bộ máy vẫn cồng kềnh nên tính linh hoạt, gọn nhẹ kém hiệu quả.

* Đối với các khoản chi thường xuyên

Các khoản CTX ở các xã hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi NSX: năm 2011 chiếm 62%, năm 2012 chiếm 80%, năm 2013 chiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

62%, năm 2014 chiếm 67% tổng quyết toán chi NSCX. CTX hầu hết đều vƣợt dự toán (năm 2011 tăng 48%, năm 2011 tăng 133%, năm 2013 tăng 108%, năm 2014 tăng 93%), các khoản chi còn dàn trải, chƣa đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên.

Việc chấp hành các khoản chi CTX chƣa đƣợc thực hiện theo đúng dự toán do hạn chế của công tác lập dự toán nên ở khâu chấp hành cũng gặp phải một số khó khăn nhƣ nhiều khoản chi phát sinh vƣợt dự toán do chƣa đƣợc tính toán, xem xét kỹ lƣỡng. Nguồn thu hạn chế, không chủ động nhiệm vụ chi, nguồn thu trong thời kỳ ổn định ngân sách gây khó khăn cho điều hành chi.

Việc ghi chép sổ sách chƣa thực sự rõ ràng, phân chia không đúng khoản mục, biểu mẫu chƣa thống nhất. Số quyết toán NSX không hoàn toàn là số thực chi mà đôi khi chỉ là số cấp phát. Còn nhiều khoản chi lãng phí, chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, nhất là chi cho văn phòng phẩm, hội nghị, tiếp khách. Nói về khâu quyết toán thì còn chậm so với quy định mặc dù đã đƣợc Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi thông báo nhiều lần nhƣng tình trạng này vẫn còn tồn tại.

* Đối với các khoản chi đầu tư XDCB

Công tác quản lý chi đầu tƣ XDCB ngoài các kết quả đã đạt đƣợc thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, điển hình là số chi dành cho đầu tƣ XDCB ở xã còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số chi (năm 2011 chỉ chiếm 17%, năm 2012 chiếm 11%, năm 2013 chiếm 24%%, năm 2014 chiếm 30%).

Công tác lập dự toán thì chƣa sát với thực tế, chƣa xác định đƣợc thứ tự ƣu tiên xây dựng các công trình theo mục tiêu phát triển của địa phƣơng dẫn đến tình trạng đầu tƣ còn dàn trải, hiệu quả chƣa thực sự cao.

Trong khâu chấp hành chi thì còn nhiều kẽ hở. Tình trạng nợ XDCB lớn là một trong những vấn đề bức xúc, thƣờng tập trung vào các công trình đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm xá, trụ sở,… khiến cho gánh nặng chi NSX tăng lên. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc XDCB tràn lan

không dựa vào khả năng của NSX, chƣa có nguồn đã thực hiện XDCB, nhà thầu thi công ứng vốn. Trong khi đó khả năng của ngân sách thành phố Hà Nội có hạn, khó đảm bảo đƣợc cho các xã, trong khi đó Trung ƣơng chƣa có cơ chế hỗ trợ cho việc giải quyết công nợ cho xã nên các xã gặp rất nhiều khó khăn.

Về quyết toán các khoản chi đầu tƣ XDCB còn nhiều bất cập, công tác lập báo cáo quyết toán các công trình còn mang tính hình thức, chƣa đƣợc kiểm soát chặt chế, chƣa thực hiện theo quy trình nhƣ pháp luật quy định. Công tác lập và nộp báo cáo quyết toán còn chậm so với yêu cầu.

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Do yêu cầu quản lý NSNN đòi hỏi ngày càng cao mà chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện còn chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với những phƣơng thức quản lý mới, đặc biệt là trong vấn đề quản lý chi ngân sách. Chính quyền cấp xã đƣợc giao thêm quyền chủ động, đang dần thoát khỏi sự bao cấp quá nhiều từ ngân sách cấp trên nên không tránh khỏi lúng túng ban đầu. Hơn nữa thời gian vừa qua, nền kinh tế không chỉ riêng trên địa bàn mà nền kinh tế của cả nƣớc bị suy thoái lại gây khó khăn lớn cho nguồn thu ngân sách từ đó ảnh hƣởng tới chi ngân sách. Nhƣng nguyên nhân chủ yếu và mang tính quyết định là thuộc về yếu tố chủ quản.

* Nguyên nhân chủ quan

Mặc dù đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp nhƣng việc thực hiện các nhiệm vụ chi chƣa thực sự hiệu quả. Vai trò kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính chƣa phát huy đƣợc hết năng lực, từ đó dẫn đến việc chấp hành chính sách chế độ nói chung cũng nhƣ việc chấp hành các chứng từ sổ sách nói riêng tại các xã, thị trấn chƣa đƣợc chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ bồi dƣỡng chuyên môn mới chỉ dừng lại ở hình thức, tính chủ động của cán bộ kế toán ngân sách xã thấp chƣa bắt nhịp đƣợc với những quy định mới.

Việc giao dự toán không phù hợp với điều kiện cụ thể của xã, trình độ, năng lực của cán bộ xã trong công tác lập dự toán và ngƣời xét duyệt dự toán NSX yếu.

Cán bộ lãnh đạo xã còn lơ là nhiệm vụ, trình độ hạn chế, chƣa có uy tín và khẳng định đƣợc năng lực trong nhân dân. Còn có tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân và cán bộ.

Việc chậm ban hành văn bản hƣớng dẫn chế độ của thành phố đã gây khó khăn cho địa phƣơng trong thực hiện.

Tóm lai: Ở chƣơng này chúng ta đã xem xét, đánh giá đƣợc phần nào thực trạng công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện trong một vài năm gần đây. Ta đã thấy đƣợc những kết quả cũng nhƣ những hạn chế trong công tác quản lý chi NSX hiện nay. Trên cơ sở các phân tích ở trên đây tác giả xin mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian tới.

Chƣơng 4:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ Ở HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

4.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Quốc Oai trong những năm tới

Là một trong những huyện của tỉnh Hà Tây (trƣớc đây) gần trung tâm Thủ đô, huyện Quốc Oai có nhiều lợi thế về vị trí địa lí, đất đai: Không chỉ là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, mà còn thuộc phạm vi quy hoạch chuỗi đô thị: Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây, đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt tại Quyết định số 372/QĐ-TTg. Về giao thông có trục Đại lộ Thăng Long với gần 10 km trên tổng số gần 30 km đi qua địa bàn huyện Quốc Oai (chiếm 1/3), kéo theo sự phát triển của các cụm công nghiệp cũng nhƣ phát triển đô thị quanh trục đƣờng này. Ngoài ra, có đƣờng 21A (Sơn Tây - Xuân Mai) cũng chạy qua địa bàn Quốc Oai 8 km, cùng nhiều trục tỉnh lộ khác đã và đang đƣợc triển khai xây dựng, giúp phát triển giao thông của địa phƣơng. Từ khi Hà Nội và Hà Tây sáp nhập, huyện Quốc Oai càng có thêm nhiều lợi thế. Đó cũng chính là nền tảng để phát triển kinh tế, góp phần đẩy

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 72)