Chuẩn mực số 300 – Lập Kế hoạch kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của chuẩn mực kiểm toán việt nam, sự khác biệt giữa chuẩn mực kiểm toán hiện hành so với bản dự thảo chuẩn bị ban hành (Trang 25 - 27)

Quy định chung

- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.

- Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán gồm ba (3) bộ phận: -Kế hoạch chiến lược;

-Kế hoạch kiểm toán tổng thể; -Chương trình kiểm toán. Lập kế hoạch chiến lược

-Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm.

-Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. -Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Những vấn đề chủ yếu kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể, gồm: -Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán:

-Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ -Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu:

-Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán: Lập chương trình kiểm toán

- Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể.

- Kế hoạch kiểm toán tổng thể chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán.

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực số 300 – Lập Kế hoạch kiểm toán BCTC Phạm vi

- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên vàdoanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính.

Vai trò và lịch trình lập kế hoạch kiểm toán

- Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: (1) Chiến lược kiểm toán tổng thể và (2) Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính.

Các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán

- Thực hiện các thủ tục đối với việc chấp nhận khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thể Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức

- Hiểu về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán

Thủ tục lập kế hoạch kiểm toán

Xác định phạm vi, lịch trình và định hướng của cuộc kiểm toán, và để lập kế hoạch kiểm toán. - Xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể:

+ Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán + Xác định mục tiêu báo cáo

+ Xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán

+ Xem xét kết quả của các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán và các kinh nghiệm về đơn vị có phù hợp với cuộc kiểm toán này không; + Xác định nội dung, lịch trình và nguồn lực để thực hiện cuộc kiểm toán.

- Xây dựng kế hoạch kiểm toán:

+ Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro

+ Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở mức cơ sở dẫn liệu

+ Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Cập nhật và điều chỉnh chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán.

- Xác định nội dung, lịch trình, phạm vi trong việc chỉ đạo, giám sát các thành viên trong nhóm kiểm toán và soát xét công việc của họ.

Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

- Chiến lược kiểm toán tổng thể; - Kế hoạch kiểm toán;

- Bất kỳ thay đổi quan trọng nào liên quan đến chiến lược kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán và lý do của những thay đổi đó

Thủ tục bổ sung khi kiểm toán năm đầu tiên

Khi bắt đầu một cuộc kiểm toán năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục sau đây: - Thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chấp nhận khách hàng và cuộc kiểm toán.

- Liên hệ với KTV tiền nhiệm khi có sự thay đổi doanh nghiệp kiểm toán, nhằm tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.

26 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM, SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN HIỆN HÀNH SO VỚI BẢN DỰ THẢO CHUẨN BỊ BAN HÀNH TOÁN HIỆN HÀNH SO VỚI BẢN DỰ THẢO CHUẨN BỊ BAN HÀNH

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh Quy định chung

- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản để tìm hiểu tình hình kinh doanh và việc sử dụng những hiểu biết đó trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính

Nội dung chuẩn mực • Thu thập thông tin

- Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị.

- Đối với hợp đồng kiểm toán năm sau, kiểm toán viên phải cập nhật và đánh giá lại những thông tin đã thu thập trước đây, và thực hiện các thủ tục nhằm phát hiện ra những thay đổi đáng kể phát sinh sau lần kiểm toán trước.

- Nguồn thu thập thông tin:

+ Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn vị + Hồ sơ kiểm toán năm trước

+ Trao đổi với lãnh đạo và cán bộ, nhân viên, KTV nội bộ của đơn vị;xem xét báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị được kiểm toán;

+ Trao đổi với KTV khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán;

+ Trao đổi với chuyên gia

+ Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

+ Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán;

+ Khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng của đơn vị được kiểm toán; + Các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp

• Sử dụng hiểu biết

- KTV sử dụng những hiểu biết về tình hình KD của đơn vị để xét đoán chuyên môn

27 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM, SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN HIỆN HÀNH SO VỚI BẢN DỰ THẢO CHUẨN BỊ BAN HÀNH TOÁN HIỆN HÀNH SO VỚI BẢN DỰ THẢO CHUẨN BỊ BAN HÀNH

và BCTC(thể hiện rõ hơn nội

dung của CM)

Mục đích: Quy định nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụngcác nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán BCTC(nhấn mạnh tính tuân thủ

chuẩn mực)

Mục đích:Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV trong

việc lập kế hoạch kiểm toán BCTC (nhấn mạnh trách nhiệm

của KTV khi kiểm toán)

Không nêu Vai trò và lịch trình lập kế hoạch kiểm toán

- Người lập kế hoạch: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán

- Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển của chuẩn mực kiểm toán việt nam, sự khác biệt giữa chuẩn mực kiểm toán hiện hành so với bản dự thảo chuẩn bị ban hành (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w