- Các nội dung thỏa thuận khác
3.1.4. Về quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
Về nguyên tắc các bên trong hợp đồng có quyền lựa chọn hình thức, cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nói cách khác, hình thức giải quyết tranh chấp, cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp, nơi giải quyết tranh chấp
hợp đồng,… phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Khi có tranh chấp, các bên có thể tự quyết định giải quyết việc tranh chấp bằng một trong các hình thức như: Thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các văn bản pháp luật chuyên ngành cho thấy, một số văn bản quy định thủ tục giải quyết tranh chấp không bảo đảm quyền tự do lựa chọn phương thưc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, quyền tự định đoạt của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, còn có văn bản quy định các bên phải thực hiện một khâu giải quyết trung gian bởi cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trước khi tranh chấp được đưa ra Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Khoản 5, điều 23 Luật điện lực quy định: Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày. Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hoà giải. Trong trường hợp không đề nghị hoà giải hoặc hoà giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện. Luật đất đai năm 2003 cũng quy định: Tòa án sẽ thụ lý giải quyết những tranh chấp về đất đai khi có kết quả giải quyết của UBND xã/phường nơi có đất,…
Liên quan đến thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền tự do lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp, tác giả trích dẫn Công văn số 03/CV-TA ngày 11/10/2007 của Tòa án nhân dân huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ gửi UBND xã Yên Kiện, Đoan Hùng, Phú Thọ.
“Ngày 20/8/2007 UBND xã Yên Kiện chuyển đến Toà án nhân dân huyện Đoan Hùng hồ sơ vụ kiện: “Đòi quyền sử dụng đất” giữa: Bà Lê Thị Hiển (trú tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) và vợ chồng ông Đinh Văn Nghĩa (trú tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) để giải quyết theo thẩm quyền.
Sau khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ Toà án nhân dân huyện Đoan Hùng nhận thấy:
- Tài sản tranh chấp là quyền sử dụng đất tại thôn 2 xã Yên Kiện, Đoan Hùng, Phú Thọ, do vậy theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật đất đai năm 2003 thì UBND xã Yên Kiện có thẩm quyền giải quyết ban đầu đối với vụ kiện.
- Trong hồ sơ vụ kiện thể hiện UBND xã Yên Kiện chưa tiến hành hoà giải tại cơ sở giữa các đương sự là vi phạm Điều 135 Luật đất đai năm 2003.
Vì các lẽ trên,
Toà án nhân dân huyện Đoan Hùng chuyển lại toàn bộ hồ sơ vụ kiện:
Đòi quyền sử dụng đất giữa bà Lê Thị Hiển và vợ chồng ông Đinh Văn Nghĩa
đến UBND xã Yên Kiện và đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND xã Yên Kiện chỉ đạo tổ chức tiến hành hoà giải giữa các đương sự theo đúng quy định tại Điều 135 Luật đất đai năm 2003.
Qua nội dung Công văn trên cho thấy, việc quy định mang tính chấp bắt buộc về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng qua khâu trung gian là cơ quan quản lý Nhà nước có những bất cập sau: