Một số kiến nghị hoàn thiện chế định quản trị công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp (Trang 107 - 127)

3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

* Đại hội đồng cổ đông

Thứ nhất: Về trình tự, thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ. Để việc triệu tập ĐHĐCĐ được hiệu quả, ít tốn kém hơn. LDN 2005 nên bổ sung quy định cho phép công ty có thể áp dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin hỗ trợ để tiến hành trình tự, thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ. Điều này sẽ giúp cho việc tiến hành ĐHĐCĐ được triệu tập một cách dễ dàng hơn, góp phần giảm chi phí cho công ty và cổ đông, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hội nhập và phát triển. Đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông, hạn chế được việc ngăn cản cổ đông thiểu số tham gia dự ĐHĐCĐ thông qua hình thức khống chế mức sở hữu cổ phần được quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ như đã xảy ra ở một số công ty trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, khi triển khai thực hiện LDN 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành LDN cần xác định rõ hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý nào được xem là

vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông và nghĩa vụ của người quản lý để làm căn cứ cho cổ đông có quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, có như vậy mới đảm bảo được tính chặt chẽ trong việc bảo vệ lợi ích của cổ đông.

Thứ hai: Để đảm bảo quyền biểu quyết của cổ đông, các nhà lập pháp cần xem xét hình thức “bỏ phiếu vắng mặt” trong một số trường hợp nhất định. Theo đó cuộc họp ĐHĐCĐ vẫn diễn ra, nhưng vì lý do khách quan cổ đông không thể dự họp và không thể cử người đại diện cho mình biểu quyết tại ĐHĐCĐ thì họ có thể gửi phiếu biểu quyết một số nội dung cơ bản trong chương trình của đại hội.

Thứ ba: Về điều kiện thể thức bầu, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS. để hạn chế việc triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ không cần thiết, giảm chi phí của việc triệu tập họp, văn bản hướng dẫn LDN 2005 nên đưa hình thức thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bằng thủ tục đơn giản hơn thay thế thủ tục họp ĐHĐCĐ để biểu quyết bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS, nếu như cổ đông hoặc nhóm cổ đông yêu cầu bãi nhiệm, miễn nhiệm đó đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Vì nếu triệu tập cuộc họp thì kết quả cũng vẫn được xác định theo ý muốn của nhóm cổ đông này, nhưng làm tăng chi phí, gây tốn kém cho công ty, đồng thời không gây áp lực cần thiết để thành viên HĐQT, thành viên BKS tận tâm thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thứ tư: giá trị hiệu lực của quyết định ĐHĐCĐ. Như đã trình bày, để đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng thì trong các văn bản hướng dẫn thi hành LND 2005 cần làm rõ hệ quả phát sinh khi toà án huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ mà cụ thể là hệ quả của các phán quyết đôí với các quyết định khác có liên quan của ĐHĐCĐ.

Các văn bản hướng dẫn cũng cần làm rõ những căn cứ mà theo đó cổ đông có thể yêu cầu huỷ để bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đồng thời cũng hạn chế được sự lạm dụng quyền cổ đông. Bên cạnh đó, cần có quy định xác định cụ thể về hiệu lực quyết định của ĐHĐCĐ trong thời gian toà án xem xét giải quyết yêu cầu huỷ nhằm tránh những “khoảng trống về quyền lực” trong công ty như đã trình bày.

Ngoài ra, để hướng tới một HĐQT mạnh và chuyên nghiệp, LDN 2005 cần thừa nhận thêm sự tách bạch tương đối giữa ĐHĐCĐ và HĐQT bằng việc cho phép HĐQT yêu cầu huỷ quyết định của ĐHĐCĐ nếu như quyết định đó sai thẩm quyền. Có như vậy mới ngăn chặn được sự can thiệp quá sâu vào công việc quản lý của công ty của HĐQT, gây thiệt hại đến lợi ích chung của công ty, đồng thời đảm bảo sự công bằng với HĐQT, với thực sự cân xứng với việc quy định nghĩa vụ và trách nhiệm cho họ.

* Hội đồng quản trị và Giám đốc:

Thứ nhất: về thành phần Hội đồng quản trị. Như đã phân tích, với tư tưởng thông thoáng hơn, LDN 2005 đã giải quyết những vướng mắc trong thực tế bằng việc quy định “ thành viên HĐQT phải là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn điều kiện khác được quy định trong điều lệ” (điều 110, LDN 2005). Tuy nhiên ở đây, LDN 2005 chưa quy định rõ việc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông có thể tham gia vào HĐQT không, nếu như điều lệ không quy định rõ trường hợp này? hoặc nếu như người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức được ĐHĐCĐ bầu vào HĐQT thì khi tổ chức đó thay đổi người đại diện theo uỷ quyền khác thì thành viên HĐQT là thành viên đại diện cũ có đương nhiên bị mất tư cách thành viên

không và người đại diện theo uỷ quyền mới có thể thế chỗ trong HĐQT hay không? Tranh chấp về vấn đề này cũng đã xảy ra ở một số doanh nghiệp được cổ phần hoá vừa qua. Do đó, để áp dụng thống nhất pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải hướng dẫn rõ ràng tình huống trên.

Theo quan điểm của tôi, LDN 2005 không bắt buộc thành viên HĐQT phải là cổ đông, hơn nữa việc quản lý công ty phải đòi hỏi được trao cho những người có trình độ chuyên môn nhất định, điều này không phải lúc nào những cổ đông trong công ty có thể đảm bảo được nên người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông có thể tham gia vào HĐQT nếu đáp ứng được điều kiện về trình độ, chuyên môn hoặc tiêu chuẩn khác do điều lệ quy định.

Về việc, khi cổ đông thay thế người đại diện theo uỷ quyền bằng người khác thì theo quan điểm của tôi, người đại diện theo uỷ quyền cũ không mất đi tư cách thành viên HĐQT vì một người được bầu vào HĐQT do ĐHĐCĐ quyết định lựa chọn trên cơ sở năng lực, trình độ của họ. Thành viên này chỉ có thể bị thay thế theo quyết định của ĐHĐCĐ. Ngược lại, nếu người được uỷ quyền của cổ đông là thành viên HĐQT bị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì cũng không đương nhiên mất đi vai trò đại diên theo uỷ quyền của họ đối với phần vốn góp.

Thứ hai: Trong LDN 2005 chưa có quy định thành viên HĐQT có được dự họp ĐHĐCĐ với tư cách là thành viên của cơ quan quản lý công ty hay không, Luật chỉ cho phép Chủ tịch HĐQT tham dự cuộc họp với tư cách là chủ toạ cuộc họp ĐHĐCĐ. Điều này sẽ khó có thể đảm bảo hiệu quả quản lý công ty của thành viên HĐQT, nhất là những thành viên không phải là cổ đông của công ty. Vì vậy, văn bản hướng dẫn thi thành LDN 2005 cần có thêm hướng dẫn cụ thể theo hướng cho phép thành viên HĐQT được quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ, nhưng không có quyền biểu quyêt nếu như họ

không phải là cổ đông, điều này tạo điều kiện cho thành viên HĐQT thực hiện, tổ chức thực hiện tốt hơn nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Thứ ba: Về thủ tục họp HĐQT. Trong các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005 cần quy định cụ thể điều kiện , thủ tục, trình tự triệu tập cuộc họp HĐQT bất thường nhằm tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu triệu tập, quyền triệu tập để gây rối hoạt động bình thường của HĐQT.

Thứ tư: Trách nhiệm của thành viên HĐQT. Trong văn bản hướng dẫn cũng cần nêu rõ các biện pháp chế tài để buộc thành viên HĐQT phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình, cũng như buộc HĐQT cũ phải bàn giao công việc cho HĐQT mới nhằm tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra trong thời gian vừa qua ( Công ty cổ phần Hữu Nghị, Công ty cổ phần Đay Sài Gòn). Đồng thời, để đảm bảo hiện lực quyền giám sát của BKS, LDN 2005 nên bổ sung thêm về chế tài đối với HĐQT khi HĐQT không chấm dứt hành vi vi phạm hoặc không thực hiện giải pháp khắc phục hậu quả theo yêu cầu của BKS. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong việc ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại cho cổ đông và công ty.

* Ban kiểm soát:

Thứ nhất: thành lập và hoạt động của BKS. Mặc dù LDN 2005 đã quy định lại các trường hợp công ty cổ phần bắt buộc phải có BKS. Tuy nhiên LDN 2005 cũng chưa chặt chẽ khi thiếu hẳn các quy định về mối quan hệ giữa thành viên BKS với nhau và với Trưởng ban kiểm soát, cũng như thể thể thức hoạt động của của Ban kiểm soát ( là cơ quan tập thể hay hoạt động theo chế độ thủ trưởng). Sự thiếu vắng các quy định này có thể dẫn đến những hạn chế trong hoạt động của BKS, cũng như việc xác định trách nhiệm của các thành viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy, các văn bản

hướng dẫn thi hành LDN 2005 cần có quy định về chế độ làm việc, thể thức hoạt động của BKS.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật khi mà số lượng cổ đông hoặc cơ cấu sở hữu của công ty cổ phần có thể thay đổi từ mô hình quản trị không có BKS sang mô hình quản trị bắt buộc phải có BKS thì văn bản hướng dẫn thi hành cần xác định thời hạn nhất mà theo đó công ty phải thành lập BKS để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông.

Thứ hai: Quyền hạn và nhiệm vụ của BKS. Theo quy định điều 97 LDN 2005, khi phát hiện ra HĐQT vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý, BKS có quyền yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường, chứ không được phép triệu tập ngay. Trong trường hợp HĐQT không triệu tập thì khi đó BKS mới tiến hành triệu tập, tuy nhiên chương trình họp lại phải được HĐQT duyệt theo quy định tại điểm l khoản 2 điều 108 LDN 2005. Với quy trình như vậy thì khó đảm bảo được tính hiệu quả và độc lập của BKS. Vì vậy, LDN 2005 cần sửa đổi theo hướng cho phép BKS triệu tập ngay cuộc họp ĐHĐCĐ ngay mà không cần thông qua thủ tục yêu cầu HĐQT triệu tập, nếu có đầy đủ chứng cứ xác định được hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Điều lệ của HĐQT. Việc triệu tập này không cần sự phê duyệt về nội dung và chương trình cuộc họp của HĐQT . Có như vậy mới đảm bảo tính độc lập và hiệu quả của BKS trong việc ngăn chặn kịp thời những hành vi gây thiệt hại cho công ty và cổ đông.

Ngoài ra, để đảm bảo cho thành viên BKS nắm bắt được nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giám sát của họ, LDN 2005 nên quy định cho phép thành viên BKS không phải là cổ đông có quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ.

Thứ nhất: Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ. Theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 99 LDN 2005 cho phép người triệu tập ĐHĐCĐ có quyền từ chối kiến nghị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều 79 về việc đưa một số vấn đề vào chương trình họp ĐHĐCĐ, nếu kiến nghị không được gửi đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung. Việc xác định thế nào là đề nghị không đủ hoặc không đúng nội dung là khá khó khăn, nếu không muốn nói là luật trao trao quyền xác định này cho người triệu tập. Thực tiễn thực hiện LDN 1999 trong thời gian vừa qua cho thấy, vì quy định này quá chung chung nên đã bị HĐQT lạm dụng để từ chối những kiến nghị có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý. Do vậy, các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005 cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Đối với những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của người quản lý và các giao dịch tư lợi thì không nên hạn chế đưa vào chương trình cuộc họp, bởi nếu làm được như vậy sẽ giảm chi phí không cần thiết cho công ty khi không phải triệu tập cuộc họp khác, đồng thời đảm bảo tính kịp thời trong việc ngăn chặn những hành vi sai trái.

Thứ hai: Về quyền được thông tin của cổ đông. LDN 2005 đã quy định khá đầy đủ quyền được thông tin của cổ đông. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực thi các quyền này của cổ đông trên thực tế thì LDN 2005 hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần hướng dẫn về điều kiện, cách thức, cơ chế, thời hạn để cổ đông có thể tiếp cận với thông tin; những loại thông tin tài liệu mà cổ đông có thể tiếp cận (thông thường đối với những thông tin có liên quan đến bí mật thương mại hay các thông tin kinh doanh mật khác công ty có quyền không cung cấp cho cổ đông). Bên cạnh đó cần quy định rõ trách nhiệm của người quản lý khi người này có hành vi ngăn cản việc tiếp cận thông tin của cổ đông, cũng như quyền khởi kiện của cổ đông khi quyền tiếp cận thông tin hợp pháp của họ bị vi phạm.

Thứ ba: Quyền đề cử thành viên HĐQT và BKS. Theo quy định tại điểm b khoản 4 điều 79 LDN quy định: “căn cứ vào số lượng thành viên HĐQT và BKS, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên HĐQT và BKS. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số lượng ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số lượng ứng cử viên còn lại do HĐQT, BKS và các cổ đông khác đề cử”. Theo tinh thần của điều này thì ĐHĐCĐ sẽ họp và quyết định trước về số lượng ứng cử viên HĐQT, BKS mà mỗi cổ đông, nhóm cổ đông được phép đề cử. Trên cơ sở số lượng đó các cổ đông sẽ đề cử, nếu họ đề cử không đủ số lượng thì HĐQT, BKS và cổ đông khác sẽ đề cử. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là việc đề cử của HĐQT, BKS và cổ đông khác được tiến hành như thế nào? có theo thứ tự ưu tiên không? nếu không thì số lượng mà HĐQT đề cử là bao nhiêu? BKS là bao nhiêu? cổ đông khác là bao nhiêu? Ngoài ra, nếu cho HĐQT và BKS đề cử các thành viên trong HĐQT và BKS mới thì sẽ khó có thể đảm bảo được tính khách quan trong hoạt động giám sát của các cơ quan này, sẽ tạo điều kiện để họ đề cử những người có quan hệ với mình vào các cơ quan đó. Hơn nữa, ở Việt Nam thành viên HĐQT thường là cổ đông lớn hoặc là người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông lớn vì vậy nếu thừa nhận thêm quyền đề cử của HĐQT và BKS thì vô hình chung cho phép những người là cổ đông đồng thời là thành viên HĐQT đươc đề cử hai lần. Điều này trong một chừng mực nhất định không công bằng đối với cổ đông thiểu số.

Vì vậy, văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2005 cần quy định tỷ lệ số lượng ứng cử viên tối đa mà mỗi nhóm cổ đông có thể đề cử trên tổng số ứng cử viên cần đề cử theo tỷ lệ % cổ phần mà nhóm cổ đông đó nắm giữ (có thể tham khảo quy định tại khoản 3 điều 19 và khoản 2 điều 31 Điều lệ mẫu ban

hành kèm theo quyết định 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002). Đồng thời văn bản hướng dẫn cũng cần ràng buộc không cho phép người đã đề cử trong một đợt bầu cử quyền được đề cử tiếp trong các đợt đề cử sau của đợt bầu cử đó.

3.2.3 Công khai hoá và kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp (Trang 107 - 127)