II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của NHNo&PTNT Cẩm Phả.
6. Tăng cường các nguồn thông tin về tín dụng.
Cùng với nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thì việc sàng lọc và giám sát cũng đều làm cho chất lượng của tín dụng được cao hơn. Để đưa ra được quyết định cho vay đòi hỏi ngân hàng phải loại ra được những người vay tín dụng có triển vọng xấu. Một khi một khoản tiền vay được thực hiện, người vay có ý muốn tiến hành những hoạt động rủi ro đạo đức, các ngân hàng phải theo nguyên lý quản lý tiền vay ngân hàng phải viết ra các điều khoản hợp đồng vào trong các hợp đồng vay tiền, đó là những điều khoản nhằm hạn chế những người vay tiền không được thực hiện những việc rủi ro. Bằng cách giám sát các người vay để xem họ có tuân theo các quy định hạn chế đó không, và bằng cách cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế nếu họ không tuân theo. Để thực hiện được điều đó các ngân hàng cần phải có nguồn thông tin chính xác và kịp thời: Các nguồn thông tin đó bao gồm: phỏng vấn người xin vay, sổ sách của ngân hàng, các nguồn tin điều tra bên ngoài địa điểm kinh doanh của người xin vay và các báo cáo tài chính của họ.
- Qua phỏng vấn người xin vay, nhân viên tín dụng sẽ biết được lý do và các yêu cầu xin vay có đáp ứng được các đòi hỏi về chính sách cho vay của ngân hàng mình hay không. Qua phỏng vấn nhân viên tín dụng cũng có thể đánh giá được phần nào đó về tính thật thà của người xin vay.
- Sổ sách của ngân hàng : một Nhà Nước có thể lưu trữ hồ sơ của người vay từ trước. Từ đó chi nhánh có thể thu thập được các thông tin về khách hàng xin vay ở ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Để từ đó thêm được những nguồn thông tin về khách hàng xin vay.
- Các nguồn thông tin từ việc điều tra hoạt động kinh doanh thông qua các báo cáo tài chính của khách hàng và thông qua việc nhân viên tín dụng trực tiếp đến tham quan cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Các nguồn thông tin từ bên ngoài khác: như thông tin từ các tổ chức tài chính khác, thông tin từ các cơ quan chức năng quản lý, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ tất cả các nguồn thông tin trên các cán bộ ngân hàng có thể cho các nhận xét đánh giá một cách chính xác kịp thời về khách hàng của mình. Để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.
Các ngân hàng phát triển trên thế giới cũng như các ngân hàng lớn của Việt Nam đều phải bỏ ra những khoản chi phí rất lớn để có những nguồn thông tin chính xác và kịp thời. Phải chăng việc thành lập phòng thu thập thông tin và sử lý thông tin đối với NHNo&PTNT Cẩm Phả là cần thiết mặc dù sẽ tốn nhiều chi phí.
KẾT LUẬN
Tín dụng trung và dài hạn là một hoạt động đem lại lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế xã hội. Đặc biệt nó góp phần rất lớn tới công cuộc công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.Để tạo được ưu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của chúng ta với các doanh nghiệp trong nước là hết sức cần thiết nhất là vốn trung và dài hạn nhằm hiện đại hóa doanh nghiệp. Từ đó chúng ta thấy được tính cấp thiết của vốn trunng và dài hạn cho toàn nền kinh tế. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này còn nhiều hạn chế và vướng mắc. Đây là vấn đề cần nhiều thời gian để khắc phục và giải quyết nó cần phải có sự phối hợp giải quyết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan quan nói chung và NHNo&PTNT Cẩm Phả nói riêng nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế.
Chuyên đề đã đi vào phân tích đánh giá tình hình hoạt động tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh NHNo&PTNT Cẩm Phả. Từ đó đưa ra những giải pháp để hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHNo&PTNT Cẩm Phả ngày một chất lượng hơn.
Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và nhận xét của thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn ThS. Ngô Huy Cương khoa Tài chính – Ngân hàng của trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hà Nội, và ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công tác tại Chi nhánh NHNo&PTNT Cẩm Phả đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên sách Tác giả Năm xuất bản
1. Ngân hàng thương mại PGS. TS. Lê Văn Tề TS. Hồ Diệu
2004
2. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
FREDRIC S.MISHKIN 2001
3. Quản lý và kinh doanh tiền tệ TS. Nguyễn Thị Mùi 1999 4. Lý thuyết tài chính tiền tệ GS. TS. Cao Cự Bội 2002
5. Trang Web vietnamnet.vn
agribank.com.vn 6. Một số văn bản luật có liên
quan của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
PHỤ LỤC
Phụ lục Trang
Bảng 1: Kết quả tổng nguồn vốn huy động 12
Bảng 2: Kết quả tổng dư nợ 13
Bảng 3: Tình hình nợ xấu 14
Bảng 4: Tổng nguồn vốn huy động tại đơn vị 26
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại đơn vị 27 Bảng 6: Cơ cấu dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ 27
Bảng 7: Chênh lệch dư nợ vay trung dài hạn 28
Bảng 8: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế 29
A- Biểu đồ minh họa cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế 29
Bảng 9: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng 30