KẾT LUẬN CHUNG:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh cước vận tải đường biển tại công ty PACITECH (Trang 46 - 47)

Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Hàng hải. Cùng với việc ra đời của Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, cũng như việc ban hành Nghị định 57/2001/NĐ-CP về điền kiện kinh doanh vận tải biển, ngành Vận tải biển nước ta đã có những chuyển biến tích cực với đội tàu không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng theo hướng trẻ hóa, chuyên môn hóa. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics – một con số không nhỏ so với các quốc gia trong khu vực. Tháng 11/2007 Việt Nam đã là Chủ tịch luân phiên Hiệp hội chủ tàu ASIA, là cơ hội để chúng ta học hỏi kinh nghiệm nhằm phát huy và khai thác thế mạnh vận tải biển của Việt Nam.

Vượt lên những khó khăn và tận dụng tốt những lợi thế, nhóm công ty vận tải biển năm 2007 vừa qua đã đạt được những thành quả khá khả quan. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng vận tải biển năm 2007 ước đạt 59.376.000 tấn hàng hóa, tăng 20% so với năm 2006. trong đó vận chuyển container đạt 1.347.000 TEU, tăng 21%; vận tải nước ngoài đạt 44.286.000 tấn và vận tải trong nước đạt 15.090.000 tấn. Năm 2008, toàn ngành phấn đấu đạt sản lượng vận tải 70,8 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2007. Tiềm năng cho phát triển vận tải biển tại thị trường Việt Nam và thế giới là rất lớn. Đánh giá được những tiềm năng này, các công ty kinh doanh vận tải biển đang từng bước đổi mới để phát triển phục vụ tốt cho nhu cầu vận tải biển trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.

Là một trong những công ty kinh doanh dịch vụ Logistics, PACITECH cũng đang đứng trước sự cạnh tranh nội ngành và quốc tế ngày một gay gắt. Những gì mà công ty đang nỗ lực hết mình chính là mục đích để công ty có thể bắt kịp sự phát triển của toàn ngành, phát triển và nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, kể cả những ngành nghề đã đăng ký mà chưa thực hiện được. Trong đó, công ty luôn chú trọng đến nghiệp vụ kinh doanh cước vận tải biển – nghiệp vụ đóng vai trò to lớn trong sự phát triển và mở rộng kinh doanh của công ty.

Trong quá trình tìm hiểu và tham gia thực tập tại công ty PACITECH, tôi đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thật quý báu và bổ ích, không chỉ là kinh nghiệm trong công

việc mà kể cả cách ứng xử trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức có liên quan; nghiệp vụ kinh doanh cước vận tải biển là một nghiệp vụ mà người kinh doanh đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và một trình độ ngoại ngữ tương đối vững vàng. Những kinh nghiệm học được tại PACITECH dù ít nhiều cũng đã đem lại cho tôi một vốn hiểu biết đáng kể phục vụ cho công việc của tôi sau này.

Hi vọng, với những điều kiện thuận lợi và thế mạnh sẵn có, cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn ngành và của tập thể nhân viên công ty PACITECH, một tương lai khởi sắc đang đến khi ngành kinh tế vận tải biển nước ta đang trong tiến trình hội nhập với thế giới vì mục tiêu hoàn bình, ổn định lâu dài và phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh cước vận tải đường biển tại công ty PACITECH (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)