CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VAØ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh cước vận tải đường biển tại công ty PACITECH (Trang 34 - 46)

1.Căn cứ và quan điểm đề xuất giải pháp:

1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp:

Những phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động của công ty PACITECH cũng như một số công ty khác cùng ngành, thực trạng hoạt động vận tải trên thế giới và kinh doanh vận tải biển ở nước ta hiện nay, cho thấy bên cạnh những ưu điểm cùng với những thế mạnh đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại làm cản trở sự phát triển hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh vận tải biển ở Việt Nam cũng như của PACITECH. Do đó, đặt ra yêu cầu cần phải có một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục nó, nhằm hướng đến mục tiêu chung là cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hiệu quả và có chất lượng nhất, hay nói khác hơn là phát triển tối đa hoạt động của các công ty kinh doanh và giao nhận vận tải Việt Nam nhằm bắt kịp trình độ phát triển của toàn cầu.

1.2. Quan điểm đề xuất các giải pháp:

Dự báo khối lượng vận tải đường biển Việt Nam đến năm 2020 như sau:

Đơn vị: nghìn tấn.

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020 Khối lượng % đảm nhận Khối lượng % đảm nhận Khối lượng % đảm nhận 1.Vận tải biển nội địa. 7.500 100 16.500 100 32.240 100 2.Vận tải hàng XNK. 15.000 21 29.000 28 68.000 40

Nguồn: Tổng đồ phát triển Giao thông vận tải (GTVT) đường biển – Viện nghiên cứu phát triển GTVT Việt Nam.

Theo dự báo của Viện nghiên cứu và phát phát triển GTVT cho thấy nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm qua cũng như dự báo cho vài năm tới là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển lượng hàng hóa xuất nhập

khẩu ngày một tăng cao, đòi hỏi Nhà nước và các cấp liên quan phải có những giải pháp kịp thời để ngành vận tải có thể đảm đương được chức năng quan trọng này. 2.Hệ thống các giải pháp:

2.1. Đối với Đảng và Nhà nước:

2.1.1. Giải pháp về phát triển hệ thống dịch vụ hàng hải:

Nhà nước là cơ quan đi đầu có trách nhiệm và quyền hạn trong việc đưa ra những giải pháp mang tính khả thi, để từng bước khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành hàng hải. Do đó, Đảng và Nhà nước đề ra một một số giải pháp như sau:

 Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của các dịch vụ hàng hải, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ ra nước ngoài.

 Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ hàng hải, trong đó chú trọng các dịch vụ đi kèm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh vận tải đường biển theo định hướng trong một mạng lưới có sự quản lý và điều tiết thống nhất.

 Nghiên cứu hình thành một số trung tâm phân phối hàng hóa và dịch vụ tiếp vận và các dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở các khu đầu mối vận tải. Sau năm 2010 phát triển mạnh loại hình dịch vụ hàng hải có tính chất trọn gói.

 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận, vừa tạo môi trường thông thoáng vừa đảm bảo hoạt động lành mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động vận tải, bốc xếp được thông suốt.

2.1.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận kho vận (Logistics) tại Việt Nam:

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này là quy mô vốn và tầm hoạt động. Có đến 80% là doanh nghiệp tư nhân với số vốn rất nhỏ, có khi chỉ đăng ký 300 – 500 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ đồng, với quy mô này không thể đáp ứng yêu cầu khi gia nhập thị trường Logistics thế giới.

SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Diệu Trang 36

Nguồn nhân lực của nước ta cũng còn kém, Việt Nam chưa có trường lớp chuyên đào tạo lĩnh vực này, chỉ có một số rất ít tự đi du học tại các nước có đào tạo chuyên ngành này. Tính nghiệp đoàn của chúng ta còn thấp, hoạt động rời rạc, thiếu sự hỗ trợ nhau, thậm chí còn cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước. Các văn bản pháp lý của Nhà nước không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế. Mặc dù Nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng chuyên ngành Logistics được phân chia ra các bộ như Bộ Giao thông vận tải nắm dịch vụ vận tải biển, Bộ Bưu chính Viễn thông nắm dịch vụ chuyển phát bưu kiện, Bộ Thương mại nắm dịch vụ giao nhận kho vận…

Để dịch vụ Logistics nắm bắt được cơ hội trước ngưỡng cửa WTO, chúng ta cần tăng cường khả năng cạnh tranh của dịch vụ này trong nước; tiếp cận hợp tác với các bạn hàng nước ngoài đặc biệt với các nước đã có nghề Logistics phát triển cao; điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với các nguyên tắc WTO, làm cho chính sách thông thoáng, cởi mở hơn, minh bạch hơn. Hơn nữa, để tránh nguy cơ mất thị phần, các doanh nghiệp trong nước phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó mở rộng phạm vi hoạt động ra các nước khác. Luật pháp phải điều chỉnh để phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế và đặc biệt cần sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước với sự hỗ trợ của chính phủ từ nguồn vốn cũng như đào tạo nguồn nhân lực.

2.1.3. Mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam:

Cảng biển và chất lượng dịch vụ khai thác cảng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận vận tải đường biển. Vấn đề liên quan đến cảng biển còn nhiều bất cập, nước ta có một vị trí địa lý thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống các cảng biển nhưng lại chưa có một cảng trung chuyển quốc tế, điều này dẫn đến hậu quả là:

 Hoạt động kinh doanh về lĩnh vực cảng biển hoàn toàn không có cơ hội chen chân vào thị trường thế giới.

 Hoạt động vận tải hàng hải quốc tế của đội tàu Việt Nam không có được một căn cứ hậu vững chắc.

 Hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ bị lệ thuộc vào các cảng trung chuyển của nước ngoài dẫn đến chi phí vận tải/1 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu tăng.  Việc chưa xuất hiện hoạt động trung chuyển trên vùng biển Việt Nam nên

tính cạnh tranh và hoạt động của dịch vụ giao nhận bị mờ nhạt.

Theo đó, Thủ tướng đã ra quyết định số 202/1999/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2010, với mục tiêu: “bảo đảm nhu cầu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển; phục vụ tốt cho các vùng kinh tế, các khu công nghiệp trong cả nước; áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo điều kiện hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và quốc tế”.

Hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2010 được quy hoạch theo định hướng:

 Cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng hiện có, phát huy các điều kiện tự nhiên và cơ sở hợp lý, khai thác có hiệu quả hệ thống cảng.

 Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu tại các vùng kinh tế trọng điểm cho tàu trên 30.000 DWT, chú trọng các cảng container. Cảng trung chuyển quốc tế, cảng chuyên dùng cho hàng rời, hàng lỏng.

 Xây dựng có trọng điểm và hiệu quả các cảng vệ tinh, cảng địa phương có quy mô vừa và nhỏ có chức năng phục vụ cho nền kinh tế từng địa phương.

Với năng lực cảng biển của Việt Nam như hiện nay, nếu không đẩy mạnh phát triển thì thời gian tới tàu bè phải xếp hàng chờ bốc xếp hàng xuất nhập khẩu. Thời gian chờ đợi lâu sẽ làm cho chi phí của các công ty vận tải biển tăng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế giảm, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của kinh tế đất nước.

2.1.4. Giải pháp về cơ chế quản lý Nhà nước về giá cước vận tải biển và giá cước dịch vụ trong cơ chế thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, giá cước vận tải biển và giá cước dịch vụ hàng hải được hình thành theo quy luật cung – cầu, đóng vai trò tích cực trong việc giữ cân bằng quan hệ cung – cầu trong vận tải biển và dịch vụ hàng hải. Đối với vận tải biển hàng hóa xuất nhập khẩu, giá cước chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố quốc tế,

SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Diệu Trang 38

cho nên không thể quy định giá cho dù chỉ là giá tối thiểu (giá sàn) hoặc giá tối đa (giá trần). Trong vận tải hàng hải giữa các cảng trong nước (vận tải nội địa), giá cước chịu ảnh hưởng của các quan hệ giữa nhu cầu và khả năng vận tải, giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải và dịch vụ vận tải và giá cước quốc tế. Giá cước trong trường hợp này do các bên thỏa thuận là hợp lý nhất.

Với những dịch vụ bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam (đại lý tàu biển, vệ sinh tàu biển, kiểm đếm hàng hóa…), chỉ thực hiện giá quy định của các Hiệp định song phương (nếu có), còn lại cần thiết phải quy định giá tối thiểu để tránh việc cạnh tranh hạ giá giữa các doanh nghiệp trong nước, làm thiệt hại đến thu nhập của các doanh nghiệp và thất thu ngân sách, làm lợi về tài chính cho phía nước ngoài.

2.2. Đối với công ty:

2.2.1. Giải pháp về tạo nguồn vốn và thu hút vốn đầu tư:

Việc tạo nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là một trong số các giải pháp quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty. Nhu cầu vốn của công ty đã được hoạch định ngay từ khi công ty được thành lập dưới hình thức là một công ty cổ phần – một loại hình doanh nghiệp có thể nói là cấp tiến và hiệu năng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Công ty cổ phần có thể tập hợp nhiều nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, từ những nhà đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, từ mọi thành phần kinh tế nên khả năng tăng trưởng lên quy mô lớn của công ty cũng dễ hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Để thực hiện được mục tiêu huy động vốn, công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Hiện nay, thị trường chứng khoán ở nước ta đã được thành lập và là nơi cung ứng vốn tốt nhất cho các chủ thể cần vốn, do đó, công ty có thể nghĩ đến khả năng phát hành cổ phiếu rộng rãi để huy động vốn trực tiếp từ công chúng phù hợp với khả năng mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của mình. Ưu điểm của việc phát hành cổ phiếu là huy động vốn nhanh mà không bị áp lực bởi thời gian đáo hạn.

- Khi hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, có khả năng tăng trưởng cao và tạo được uy tín nhất định, công ty có thể phát hành trái phiếu trung – dài hạn để trực tiếp vay tiền từ công chúng thay vì đi vay các định chế tài chính

trung gian khác. Giải pháp này giúp công ty có thể có được nguồn vốn lớn với chi phí sử dụng vốn vừa phải mà không chịu sự chi phối và quản lí chặt chẽ từ phía ngân hàng. Tuy nhiên cần chú ý tới thời gian đáo hạn của trái phiếu để tránh trường hợp không có khả năng hoàn trả cho các chủ đầu tư khi đến hạn. Để tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư, công ty nên phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Ngoài ra, nguồn vốn của công ty có thể được huy động từ chính các cổ đông sáng lập hoặc lợi nhuận được giữ lại qua các năm hoạt động kinh doanh có lãi, hoặc từ những người có quan hệ với các cổ đông mà có tiền nhàn rỗi. Công ty cũng có thể thiết lập một phương án kinh doanh mang tính khả thi để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần và các tổ chức kinh tế khác.

2.2.2. Giải pháp về giá:

Từ những phân tích về thực trạng của công ty hiện nay cũng như tình hình cước phí luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố, doanh nghiệp nên linh động trong việc áp dụng chính sách giá. Có thể áp dụng một số chính sách giá sau đây:

Chính sách giá cố định:

Chính sách này áp dụng đối với nhóm khách hàng truyền thống của công ty. Bởi vì nhóm khách hàng này đã làm ăn lâu năm với doanh nghiệp nên họ cũng đã biết được chất lượng cũng như uy tín của công ty. Đặt biệt trong xu thế cạnh tranh hiện nay, trong thị trường xuất hiện nhiều công ty kinh doanh loại hình dịch vụ giống như mình nên để giữ được những khách hàng trung thành với mình thì chính sách này tỏ ra có hiệu quả.

Chính sách giá linh động:

Aùp dụng đối với những khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Việc áp dụng nhiều mức giá khác nhau trong những trường hợp khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Trong một môi trường có hơn 600 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải, nếu chất lượng dịch vụ tốt thì khách hàng sẽ duy trì quan hệ với công ty và thậm chí có thể trở thành khách hàng thân thiết một khi họ đã cảm thấy hài lòng.

SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Diệu Trang 40

Chiến lược giá chiết khấu và giảm giá phù hợp:

Công ty nên đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng truyền thống và những khách hàng tiềm năng có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn và thường xuyên. Có thể áp dụng các mức chiết khấu như sau:

Giá cước dịch vụ ưu đãi tùy theo từng đối tượng khách hàng:

Mức giảm giá (% tính trên giá dịch vụ) Lượng hàng < 10 m3 Lượng hàng > 10 m3 Khách hàng thông thường 1.5% 2.5%

Khách hàng thường xuyên 2% 3%

2.2.3. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại (Promotion):

Chính sách này rất cần thiết cho những doanh nghiệp còn non trẻ, tên tuổi chưa được thị trường biết đến nhiều. Do đó, hoạt động xúc tiến cần được chú trong thực hiện ngay trong những thời gian đầu với nhiều biện pháp khác nhau:

 Tăng cường hoạt động quảng cáo thông qua các phương tiện quảng cáo:

- Chiến dịch quảng cáo gồm việc lựa chọn những phương tiện quảng cáo và những thông điệp quảng cáo.

- Chú trọng vào quảng cáo thông qua Website.

- Quảng cáo thông qua các báo, tạp chí như: Tạp chí Hàng hải, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế Sài Gòn, Diễn đàn doanh nghiệp...

- Quảng cáo qua Internet, truyền thanh, truyền hình. - Thông qua các hoạt động từ thiện khác,…

 Thường xuyên tổ chức các dịch vụ khách hàng vào những dịp lễ hội, năm mới...: Đây là dịp để công ty có thể lắng nghe trực tiếp ý kiến của khách hàng, góp phần ngày càng hoàn thiện thêm dịch vụ của mình tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để qua đó có thể chuyển tải hình ảnh công ty và cung cấp những thông tin mới cho khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ cộng thêm của công ty.  Tăng cường dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng như cung cấp các dịch vụ tư vấn

miễn phí các thông tin về thị trường giao nhận, về thị trường cước phí,...: Để làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp, các đại lý giao nhận vận tải phải

nắm vững các quy định, thông tư, văn bản chỉ đạo hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa và thị trường giao nhận nói chung để có thể giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Điều này, một mặt làm gia tăng thêm niềm tin, uy tín cho công ty, mặt khác giúp giảm thiểu những rủi ro xuất phát từ sự kém hiểu biết và nắm bắt thông tin chưa đầy đủ từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh cước vận tải đường biển tại công ty PACITECH (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)