Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tạo môi trường lành mạnh cho các ngành nghề tồn tại và phát triển

Một phần của tài liệu thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh hà nam (Trang 33 - 37)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ NAM.

6. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tạo môi trường lành mạnh cho các ngành nghề tồn tại và phát triển

mạnh cho các ngành nghề tồn tại và phát triển

Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao chất lượng của hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc

Cần có chính sách miễn giảm thuế cho những cơ sở ngành nghề nông thôn mới được thành lập, hoặc mới được khôi phục tuỳ thuộc vào loại nghề loại sản phẩm. Cần có biện pháp khuyến khích các chủ đầu tư người thành phố hoặc ngươi nước ngoài bỏ vốn đầu tư cho công nghiệp nông thôn

Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc thuê đất để phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động

Quy hoạch, xây dựng và thực hiện các chương trình tổng quan phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn trong thời kỳ dài cho toàn tỉnh, cho từng làng nghề

Cần nâng cao vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ ở các xã vì thực tế cho thấy đây là lực lượng có quyết định rất lớn tới sự phát triển của các làng nghề nhất là việc tiếp thu nghề mới.

Kết luận

Các ngành nghề truyền thống ở Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung là những “tài sản” vô giá không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá văn minh của cả dân tộc . Tuy nhiên, quá trình phát triển của nó cũng trải qua những bước thăng trầm khác nhau. Sự đổi mới từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước từ năm 1986 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng để phát triển sản xuất nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng.

Trong những năm qua các ngành nghề truyền đã có đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xây dựng đất nước. Phát triển ngành nghề ở nông thôn là một bước nhằm thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa đông đảo ở nông thôn, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” hạn chế di dân tự phát ra thành phố, xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, văn hoá đầy đủ và phong phú.

Hiện trạng công nghiệp nông thôn Thái bình còn nhỏ bé và đang đứng trước những thách thức lớn như: khả năng tiếp thị yếu, công nghệ và thiết bị lạc hậu, thiếu vốn, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động còn thiếu hiệu quả, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH… còn ít và non trẻ.

Mặt khác, ngành nghề nông thôn có tiềm năng rất lớn như, bề dày các làng nghề truyền thống, tiềm năng về nguyên liệu, lao động dồi dào… Nếu tạo điều kiện và môi trường thuận lợi bằng các chính sách đồng bộ và các giải pháp vĩ mô, ngành nghề nông thôn sẽ phát triển mạnh mẽ.

Kiến nghị của sinh viên

UBND tỉnh cần phải tổ chức một bộ phận làm công tác quản lý ngành nghề TTCN từ tỉnh đến huyện, xã. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ bộ phận này tránh chồng chéo như hiện nay. Tăng cường chỉ đạo trực tuyến và quản lý Nhà nước giúp các địa phương phát triển TTCN và làng nghề.

Kiến nghị Nhà nước và cấp Tỉnh nên xem xét ban hành tiêu chuẩn cụ thể về công nhận làng nghề, xã nghề, tiêu chuẩn về phong tặng dạnh hiệu cao quý nghệ nhân, thợ giỏi, cùng với những nghĩa vụ và những chính sách ưu đãi khác. Chỉ đạo và cấp kinh phí cho các huyện, thị xây dựng chương trình dự án đầu tư cụ thể nhằm khai thác tiềm năng của địa phương và thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

Hàng năm, tỉnh dành một phần kinh phí để hỗ trợ cho việc phát triển mạnh nghề truyền thống, mở rộng và phát triển nghề đã có, đào tạo dạy nghề tìm kiếm mở rộng thị trường …

Một số kiến nghị cụ thể

Miễn thuế từ 2-5 năm đầu cho những cơ sở ngành nghề nông thôn mới được thành lập. Đối với chủ đầu tư thành phố hoặc người nước ngoài đầu tư vào TTCN ở nông thôn sau thời gian miễn thuế trên sẽ được giảm thuế 50% cho 2-3 năm tiếp theo.

Để khuyến khích đổi mới công nghệ thiết bị, giá trị gia tăng do đổi mới công nghệ, thiết bị không phải chịu thuế 2-3 năm đầu.

Thành lập các trung tâm phát triển, đào tạo dạy nghề, chuyển giao công nghệ, giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường, môi giới… cho các cơ sở chuyên nghề và các hộ ngành nghề ở nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “kinh tế nông nghiệp”, “ kinh tế phát triển” và giáo trình “quản trị kinh doanh nông nghiệp” , “lập dự án đầu tư phát triển nông thôn” của trường đại học KTQD

2. “ Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” – NXB Thống kê.

3. Sách giáo khoa địa lý lớp 12 – NXB giáo dục.

4. Các bài giảng tại trang web baigiang.bachkim, vietnamnet.com, nongthonvietnam.com, hocmai.vn…

5. “ Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghể truyền thống”. NXB Nông nghiệp 2005

6. Kết quả của cuộc điều tra ngành nghề nông thôn Việt nam.1997. Cục chế biền N-L-TS và ngành nghề nông thôn.

7. Báo điện tử đảng cộng sản việt nam,chuyên mục tin kinh tế – làng nghề việt nam, viết ngày 29/09/2008

8. Niên giám thống kê tỉnh Hà nam.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề án này, cùng với những kiến thức đã tích luỹ được trong những năm học vừa qua phải kể đến sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn TH.S Đào Thị Ngân Giang và các thầy cô trong khoa.

Qua đề án xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa và biệt cảm ơn Cô giáo TH.S Đào Thị Ngân Giang đã giúp đỡ nhiều nhất trong quá trình làm đề án.

Do thời gian tìm hiểu và vốn kiến thức có hạn nên đề án không khỏi mắc khuýêt đỉêm, kính mong các thầy cô sẽ chỉ bảo thêm.

Một phần của tài liệu thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh hà nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w