Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh hà nam (Trang 32 - 33)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ NAM.

4. Giải pháp về vốn

Với quy mô sản xuất nhỏ như hiện nay, vốn đầu tư sản xuất cho các ngành nghề không lớn nhưng việc đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm rất khó khăn. Để có vốn sản xuất kinh doanh thì người sản xuất phải dám mạnh dạn vay vốn, phải có phương án kinh doanh khả thi, có lãi đó là điều quan trong nhất. Như vậy, vốn đầu tư cho các ngành nghề có thể huy động từ các nguồn sau:

Thứ nhất, huy động vốn tự có của người lao động, theo thống kê hiện nay mức huy động vốn nhàn rối trong dân mới chỉ đạt 36%. ở những làng, xã nghề tuy mức huy động cao hơn song ta có thể thấy rằng vẫn còn một lượng rất lớn vốn nhàn rỗi chưa được huy động ở nông thôn. Vấn đề ở đây là phải tạo được niền tin để thu hút nguồn vốn tồn đọng đó đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ hỗ trợ của Nhà nước. Mở rộng hệ thống dịch vụ tín dụng cho khu vực nông thôn tổ chức các quỹ tín dụng chuyên doanh phục vụ phát triển TTCN nông thôn. Hàng năm tỉnh nên có kế hoạch dành một phần vốn nhất định từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho vay với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở sản xuất TTCN trong các làng nghề mới khôi phục…

Đơn giản hoá thủ tục cho vay vốn của các ngân hàng, các quỹ tín dụng hiện nay, các thủ tục cho vay vốn còn nhiều phiền hà tốn nhiều thời gian. Trong các làng nghề, nên phát triển hình thức cho vay qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương, thực tế cho thấy đây là mô hình cho vay có hiệu quả. Các ngân hàng thương mại và các quỹ đầu tư phát triển cần phải nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ gia đình làm nghề vay vốn để phát triển sản xuất trên cơ sở thẩm định hiệu quả của các dự án.

Giải pháp cuối cùng rất quan trọng là Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định mà trưóc hết là “hâm nóng lại nền kinh tế ” tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Ngoài việc tăng thêm vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, cần tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của các tổ chức quốc tế qua các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

5. Nhà nước cần hỗ trợ các làng nghề trong việc giải quyết tình

trạng ô nhiễm môi trường

Sự phát triển sản xuất của các làng nghề đã và đang làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái ở nông thôn. Không giống như các cơ sở công nghiệp

thành thị chúng ta không thể chỉ dùng biện pháp hành chính để sử lý tình trạng ô nhiễm mà trước hết phải tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu để cùng hợp tác tìm biện pháp giải quyết. Thông thường trong các làng nghề chỉ một vài công đoạn có gây ra ô nhiễm vd: làng dệt Nhật Tân, Hoà Hậu thì gây ô nhiễm chủ yếu ở khâu tẩy, nhuộm còn làng Thanh Hà thì chủ yếu ở khâu nhuộm, in. Tình trạng ô nhiễm hiện nay chủ yếu do công nghệ sử dụng thủ công quá lạc hậu chính. Mặc dù vậy, trong điều kiện còn nhiều hạn chế các biện pháp ít phức tạp, đỡ tốn kém như đưa nguồn nước thải ra ngoài cánh đồng, xử lý nguồn nước ô nhiễm qua các ao hồ bằng phương pháp tự nhiên vẫn được coi trọng. Tuy nhiên, khả năng đồng hoá chất thải của tự nhiên chỉ có giới hạn, biện pháp lâu dài và chủ yếu là phải xây dựng được hệ thống công trình sử lý chất thải ở trong từng địa phương. Trong đổi mới công nghệ ưu tiên lựa chọn công nghệ ít gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh hà nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w