MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG.

Một phần của tài liệu thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh hà nam (Trang 25 - 28)

NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ NAM

I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂNNGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG. NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG.

1.Quan điểm về phát triển ngành nghề truyền thống.

Trước hết cần đánh giá một cách đầy đủ vị trí và vai trò của ngành nghề nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội để có chủ trương và chiến lược phát triển đúng đắn.

Lịch sử ghi nhận tiểu thủ công nghiệp đã cùng nông nghiệp bảo đảm mọi nhu cầu đời sống của dân tộc từ buổi bình minh dựng nước đến nay. Những sản phẩm của ngành nghề truyền thống là bằng chứng về nền văn hoá, văn minh của dân tộc Việt Nam, dấu ấn vinh quang của lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Việc xây dựng một nền công nghiệp của đất nước không thể thiếu vị trí của tiểu thủ công nghiệp. Ngay ở những nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật...vẫn hết sức coi trọng tiểu thủ công nghiệp và tồn tại với tỷ lệ khá cao. Đối với nước ta, chúng ta bắt đầu đi vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên càng phải đặc biệt quan tâm đến tiểu thủ công nghiệp, đến ngành nghề truyền thống bởi vì nó có thể kết hợp với đại công nghiệp sản xuất ra một số lượng sản phẩm lớn cho nhu cầu xã hội đáp ứng kịp thời những nhu cầu đa dạng của đời sống kinh tế thị trường, có khả năng thu hút nhiều lao động.

Các ngành nghề nông thôn là tiền đề cho phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp cần vốn đầu tư ít, thu lãi nhanh, có sức sống linh hoạt mềm dẻo, có khả năng chuyển hướng sản xuất khi thị trường biến động.

Phát triển làng nghề phải gắn với công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Các ngành nghề truyền thống ở nước ta rất đa dạng, được phân bố rộng khắp các vùng trong nông thôn, trong giai đoạn đất nước bước vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi các ngành phải từng bước đổi mới trang thiết bị áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, dịch vụ.

Phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo. Trước hết nhằm khôi phục lại sản xuất những ngành nghề đã bị mai một, phát triển mạnh những ngành nghề đang còn tồn tại, duy trì và tăng số lượng các ngành nghề tăng số hộ, số lao động trên cơ sở đó tăng sản lượng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, về

mặt xã hội thì phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trầm trọng ở nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình và người lao động tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống...

Đi đôi với nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế của các làng nghề là quá trình không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động thông qua công tác đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế, kiến thức thị trường cho đội ngũ những người quản lý. Chú trọng nâng cao trình độ dân trí văn hoá cho lao động và dân cư trong các làng nghề đặc biệt là lớp trẻ, của các hộ gia đình ngành nghề - đó là lực lượng nòng cốt để duy trì và phát triển các ngành nghề trong tương lai.

Phát triển các làng nghề đi đôi với xây dựng và phát triển nông thôn mới, giữ gìn các thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường sinh thái.

Mỗi ngành nghề, làng nghề đều có những nét riêng và đặc trưng riêng cần được giữ dìn bảo tồn. Cùng với phát triển kinh tế, chú ý đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường bảo vệ sức khoẻ, đời sống nhân dân.

2.Mục tiêu, phương hướng chủ yếu Mục tiêu.

Phát triển ngành nghề nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp khác. Góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Phát triển nghề và làng nghề truyền thống góp phần làm cho công nghiệp - TTCN toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng phấn đấu đến 2010 là 20%/năm công nghiệp và xây dựng vươn lên đạt 35% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh.

Phát triển ngành nghề nông thôn trong tỉnh hàng năm giải quyết thêm cho từ 7 - 10 nghìn lao động trong khu vực nông thôn. Đến năm 2010 có khoảng 170 - 200 nghìn lao động tham gia sản xuất ngành nghề nông thôn. Đến năm 2010 đạt 800 USD/người/năm.

Giá trị sản phẩm ngành nghề nông thôn năm 2010 đạt khoảng 400 - 500 tỷ đồng.

Phương hướng chủ yếu

Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước:

“Trên cơ sở xúc tiến công nghiệp nói chung, công nghiệp hoá nông thôn nói riêng mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh, vững chắc, có hiệu quả công nghiệp – dịch vụ ở nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng những ngành này trong cơ cấu kinh tế. Phát triển đa dạng công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống…”

( Trích Nghị quyết trung ươngV khóa VII.1993)

“ Phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới, bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp khai thác, chế biến nông lâm thuỷ sản, các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân… Từng bước xây dựng , giữ gìn, phát huy nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại mới… ”

( Trích Nghị quyết đai hội Đảng VIII)

“ Xây dựng phát triển các làng nghề truyền thồng, làng nghề mớỉ nông thôn chẳng những góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế , phân công lại lao động xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mà vấn đề quan trong hơn là làm thay đổi nếp nghĩ, cách nhìn của giai cấp nông dân trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội …”

Căn cứ vào chủ trương phát triển làng nghề, ngành nghề của tỉnh, dựa trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của mỗi huyện thị, mỗi địa phương cùng với nhu cầu thực tế của thị trường trong và ngoài nước… phương hướng phát triển ngành nghề ở nông thôn Hà Nam trong thời gian tới như sau:

+ Ưu tiên phát triển các nghề thu hút nhiều lao động như: nhóm ngành dệt may thêu, chế biến lương thực thực phẩm, mây tre đan.

+ Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt chú trọng những sản phẩm có chất lượng cao, mang tính truyền thống đăc trưng của nghề ở tỉnh.

+ Phát triển ngành nghề nông thôn với tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời bảo đảm tính phát triển bền vững, bảo vệ được môi trường sinh thái.

Trên cơ sở tình hình phát triển ngành nghề của tỉnh trong thời gian qua, hướng phát triển ngành nghề trong thời gian tới năm 2010 của tỉnh Hà Nam tập trung vào vào một số ngành nghề chính sau:

+ Thêu ren

+ Mây giang đan + Nghề dâu tằm

+ Chế biến gỗ - mộc dân dụng, gỗ myc nghệ

+ Củng cố phát triển một số nghề: dệt, sừng mỹ nghệ, trống, gốm, may.

Một phần của tài liệu thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh hà nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w