5. Cơ cấu đề tài
2.4. Trách nhiệm của các chủ thể khác
Chúng ta thấy bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, được toàn xã hội quan tâm, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp quy để chỉ đạo, điều hành công tác này trong suốt 15 năm qua. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì cũng còn không ít vấn đề tồn tại, yếu kém thậm
chí có những sự việc đã trở nên bức xúc cần giải quyết. Trên Phạm vi cả nước thì nổi bật trong thời gian qua là tình trạng công ty Vedan xả nước thải xuống sông Thị
Vải làm nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời
sống của hàng ngàn hộ nông dân và ngư dân, gần đây nhất là vụ việc công ty
Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa) chôn chất độc hại xuống đất trong khuôn viên công ty trong một thời gian dài đến nay mới phát hiện làm cho người dân sinh sống ở đó bị mắc nhiều chứng bệnh như: Ung thư, thần kinh, bệnh máu, bệnh về da,
mắt.... Vấn đề chỉ được phát hiện và giải quyết chủ yếu là sau khi có kiến nghị,
khiếu nại của người dân sinh sống ở đó.
Qua một số tình hình nêu trên, chúng ta thấy: Để các Luật, Nghị quyết, Chỉ
thị, chương trình hành động về bảo vệ môi trường thực sự đi vào cuộc sống, cần
phải có các biện pháp cụ thể, kiên quyết, phát huy “sức mạnh tổng hợp” của 3 chủ
thể sau đây:
- Đối với các cơ quan chỉ đạo và quản lý: Phải tuyên truyền, giáo dục thường
xuyên về công tác bảo vệ môi trường cho mọi người, đồng thời phải kiên quyết xử
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp
GVHD: ThS. Kim Oanh Na 50 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang thời giải quyết những phản ảnh, kiến nghị của người dân về các hiện tượng gây ô
nhiễm, huỷ hoại môi trường.
- Đối với các tổ chức và cá nhân có các hoạt động ảnh hưởng, tác động đến môi trường: Phải chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ, quy trình, quy phạm về bảo
vệ môi trường, đặc biệt là phải có các giải pháp kỹ thuật và đầu tư để chống ô
nhiễm do nước thải, mùi hôi thối, khói bụi và tiếng ồn (không được vượt quá mức
cho phép).
- Đối với cộng đồng: Mọi người phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật;
tìm hiểu, nắm vững và thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn trong các văn bản
về bảo vệ môi trường, coi đó là việc đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và cho chính mình. đồng thời cần phát hiện, phản ảnh, tố giác kịp thời các hành vi vi phạm về
bảo vệ môi trường với các cơ quan chức năng.
Trong 3 chủ thể nói trên, thì cộng đồng có vai trò rất quan trọng, mang tính
quyết định. Vì vậy, trong chương trình hành động của Chính phủ về bảo vệ môi trường (ban hành theo Quyết định số 34/TTg) đã nêu rõ: Thể chế hoá các quy định
về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư,
cá nhân tham gia công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong quá trình xây dựng, ban
hành và thực hiện các quy định có liên quan về bảo vệ môi trường. Đa dạng hoá các
loại hình bảo vệ môi trường, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, có cơ
chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện các dịch
vụ bảo vệ môi trường; khuyến khích thành lập các tổ chức đánh giá, tư vấn, giám
định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường. Xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển các điển hình tiên tiến trong hoạt đông
bảo vệ môi trường.35
35
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp
GVHD: ThS. Kim Oanh Na 51 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC CHỦ THỂ TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại.
3.1.1. Những kết quả đạt được
Có sự phối hợp tích cực giữa các Bộ, ngành các cấp trong việc triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với công tác quản lý CTNH
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm của các các chủ
thể trong việc quản lý CTNH ngày càng nhiều: Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày
16 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý CTNH; Thông tư
12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề
và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý CTNH; Luật
Bảo vệ môi trường 2005; Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011
quy định về việc quản lý CTNH.
Mục đích của pháp luật quản lý CTNH là bảo vệ môi trường và sức khỏe
cộng động. Thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp lý quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về môi trường: Quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp
GVHD: ThS. Kim Oanh Na 52 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang
quan đến CTNH. Pháp luật quản lý CTNH đã phân định rõ quyền hạn cho các cơ
quan nhà nước giúp cho hoạt động quản lý của nhà nước đối với vấn đề này đạt hiệu
quản cao, qua đó định hướng cho hành vi, xử lý của các chủ thể khi tham gia các
hoạt động liên quan đến CTNH. Từ đó có thể ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số
lượng CTNH vào môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với
sức khỏe con người cũng như môi trường sống. Trong xu thế hội nhập hiện nay, với
việc thành lập nhiều nhà máy, xí nghiệp, pháp luật còn quy định thông qua các biện
pháp cụ thể để hạn chế hành vi vi phạm đến môi trường của các doanh nghiệp như:
- Biện pháp kinh tế: Đó là việc sử dụng lợi ích vật chất để kích thích hoặc bắt
buộc các chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho các hoạt động quản lý chất
thải. Biện pháp này thực hiện thông qua hình thức thu phí chất thải đối với các cơ
sở sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế lượng chất thải có thể phát sinh ngay tại
nguồn. Áp dụng thuế cao đối với những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi
trường hoặc sức khỏe con người ở mức độ cao. Đó còn là những biện pháp hỗ trợ
vốn, miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, công nghệ thân thiện môi trường,… Biện pháp kinh tế rất cần thiết và có hiệu quả phòng ngừa cao vì nó
tác động trực tiếp tới nguồn thu nhập, lợi ích của doanh nghiệp.
- Biện pháp khoa học công nghệ: Vận dụng các thiết bị khoa học cộng nghệ
tiên tiến vào việc quản lý chất thải. Biện pháp này giúp hạn chế được lượng chất
thải, đồng thời xử lý được khối lượng lớn và triệt để chất thải.
Các quy định của pháp luật ngày càng rõ ràng và cụ thể đã làm cho người
dân hiểu pháp luật, nâng cao ý thức của họ. Người dân sẽ tự giác thực hiện những hành vi có ích cho môi trường. 36
3.1.2. Những vấn đề tồn tại
Việc quy định của pháp luật về quản lý chất thải là một trong những vấn đề vô
cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Tuy nhiên trên thực tế
những quy định pháp luật về quản lý CTNH còn rất nhiều bất cập. Chính những hạn
chế trong pháp luật về quản lý CTNH đang làm ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý
CTNH. Một thực tế đã bộc lộ và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chất thải
hiện nay là hệ thống văn bản pháp luật về quản lý CTNH của chúng ta vẫn còn chưa đầy đủ và hoàn thiện, thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện và nhất
là thiếu các chế tài xử phạt. Như chưa có các quy định về CTNH từ sinh hoạt và nông nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, quy định về lưu giữ chất thải chờ thiết bị
36
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp
GVHD: ThS. Kim Oanh Na 53 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang công nghệ không mang tính khả thi, chưa có các quy định pháp luật về phân loại
CTNH trong sinh hoạt. Chế tài xử phạt còn nhẹ đối với các hành vi vi phạm: Thiếu các quy định liên quan đến việc mua bán chất thải, kinh doanh chất thải. Người bán
CTNH chỉ bị xử lý kĩ luật, không bị xử lý về phương diện môi trường. Người mua
cũng không bị xử lý về phương diện môi trường mà chỉ bị xử lý về kĩ luật. Việc
thực hiện quy chế cho các đối tượng là các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải ở địa phương, các chủ nguồn chất thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy
chất thải. Việc ban hành các văn bản quy định về các tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ
sinh tiêu chuẩn xe chuyển tải, tiêu chuẩn thiết bị vận hành xử lý cũng còn chậm trễ và chưa đồng bộ. Việc xây dựng các tiêu chuẩn hiện nay dựa trên giả định trước
rằng đã đầy đủ cơ quan giám sát các hoạt động người gây ô nhiễm và có quyền ra
lệnh phạt những người vi phạm. Tuy nhiên hiện nay hệ thống thanh tra môi trường ở các địa phương còn yếu, chưa có đủ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết. Từ góc độ khác có thể thấy những người tham gia xây dựng các tiêu chuẩn thường có
tham vọng và đưa ra các tiêu chí tương đối nghiêm ngặt thường quá cao so với trình
độ phát triển chung toàn quốc và do đó khó có đủ cơ sở thực thi hiệu quả.
Đối với những quy định của pháp luật về trách nhiệm của người sản sinh ra
CTNH: Nhìn chung là đã đáp ứng được những thực tiễn đặt ra nhưng vẫn còn những hạn chế đó là việc quy định rất chung chung. Quy định phải thực hiện các
biện pháp giảm thiểu CTNH từ nguồn nhưng lại không quy định những biện pháp
cụ thể. Đối với việc giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn là rất phù hợp, là một biện
pháp giải quyết tiến bộ nên quy định biện pháp rõ ràng cụ thể vì nếu các chủ thể tiến
hành xử lý chất thải từ nguồn mà áp dụng không đúng các biện pháp thì có thể gây
ra những hậu quả nặng nề cho môi trường nên cần quy định rõ các biện pháp cụ thể.
Chất thải rất đa dạng, phong phú, mỗi loại lại có những biện pháp xử lý riêng nên công việc này khá phức tạp đòi hỏi pháp luật cần điều chỉnh và can thiệp cụ thể hơn. Phải tổ chức, lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng, đóng gói CTNH theo
chủng loại, theo các bao bì thích hợp đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật. Nhưng bên cạnh
đó còn một vấn đề nảy sinh là việc lưu giữ tạm thời các đối tượng sản sinh lại rất
tốn kém. Việc lưu giữ CTNH là một vấn đề khá phức tạp phải có những dụng cụ,
theo một quy trình kĩ thuật xử lý công phu đòi hỏi phải có chi phí kinh tế lớn mà với cơ sở sản sinh thì rất khó để những đối tượng này chi môt khoản tiền lớn như vậy.
Trên thực tế các cơ sở này cũng khó có thể đáp ứng được đúng các tiêu chuẩn kỹ
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp
GVHD: ThS. Kim Oanh Na 54 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang quy định về vấn đề này.
Đối với những quy định của pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển
CTNH: Pháp luật quy định chỉ được vận chuyển khi có giấy phép vận chuyển
CTNH do cơ quản nhà nước có thẩm quyền cấp. Quy định này nhằm giúp các cơ
quan quản lý tốt nhất quá trình vận chuyển CTNH. Song trên thực tế vấn đề xin
giấy phép còn gặp nhiều khó khăn, phải qua nhiều khâu xem xét, thẩm định… Vậy
nếu lượng chất thải ứ đọng quá lớn mà giấy phép vận chuyển đi tiêu hủy chưa xin được thì cần có biện pháp cụ thể xử lý. Do tính chất của việc vận chuyển CTNH có
tính chất đặc thù nên pháp luật phải quy định cụ thể hơn nữa về người vận chuyển
CTNH vì người này gắn liền với quá trình vận chuyển và là người đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển. Thiếu quy định về việc quyết định các biện pháp xử lý
khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển CTNH. Pháp luật chỉ quy định là tự
chịu trách nhiệm còn chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào thì chưa quy định rõ. Việc quy định về phương tiện vận chuyển còn lỏng lẽo. Pháp luật chỉ quy định bằng phương tiện chuyên dụng phù hợp, để xác định một phương tiện đủ tiêu chuẩn để
vận chuyển CTNH thì lại chưa có những tiêu chuẩn cụ thể.
Đối với người xử lý CTNH chỉ được thực hiện những hoạt động xử lý khi có
giấy phép và mã số hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Đây là quy định hợp lý nhưng trên thực tế khâu cấp giấy phép lại gây ra những khó khăn
cho hoạt động xử lý. Hoạt động xử lý vô hình chung làm ảnh hưởng đến tốc độ của
quá trình này. Pháp luật quy định phương pháp xử lý CTNH bằng phương pháp
công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc thù hóa học, lý học và sinh học của từng loại CTNH để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp trong nước không có
công nghệ xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý. Nhưng trên thực tế công nghệ kỹ thuật trong nước về kiểm định và xử lý chất thải
còn lạc hậu, vấn đề kinh phí để đổi mới và bổ sung các thiết bị khoa học tiên tiến
còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn đầu tư, bởi vậy nếu không có thiết bị phù hợp với đặc tính của CTNH mà phải lưu giữ để chờ mua được thiết bị thì không có
quy định là trong thời gian bao lâu.
Chưa thể chế hóa được các chế tài xử lý cụ thể việc vi phạm các quy định về
quản lý CTNH. Việc xây dựng các tiêu chuẩn hiện nay dựa trên giả định trước rằng đã đầy đủ cơ quan giám sát các hoạt động người gây ô nhiễm và có quyền ra lệnh
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp
GVHD: ThS. Kim Oanh Na 55 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang địa phương còn yếu, chưa có đủ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết. Từ góc độ
khác có thể thấy những người tham gia xây dựng các tiêu chuẩn thường tham vọng và đưa ra các tiêu chí tương đối nghiêm ngặt quá so với trình độ phát triển chung
toàn quốc và do đó khó có đủ cơ chế thực thi hiệu quả.
Hệ thống pháp luật liên quan tới CTNH tại Việt Nam còn chưa đồng bộ và
đầy đủ. Những quy định của pháp luật chính là cơ sở pháp lý để thực hiện nghĩa vụ
của các cá nhân tổ chức trong việc quản lý CTNH. Công tác này đã có sự quan tâm